Ảnh hưởng của MgSO4 đến hiệu quả kinh tế một số giống lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MGSO4 đến một số giống lạc tại hà tĩnh (Trang 65 - 101)

Nếu năng suất là chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh trưởng của cây trồng thì hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của kỹ thuật trồng trọt được ứng dụng trong quá trình sản xuất. Khi sử dụng các loại phân bón hay giống tuy cho năng suất cao nhưng đầu tư lớn, tiến hành chăm sóc khó khăn, phức tạp dẫn đến hiệu quả thấp thì người dân không chấp nhận. Ngược lại, khi sử dụng một loại phân bón hay giống dù năng suất không cao lắm nhưng đầu tư thấp, lại được tiến hành một cách dễ dàng đưa đến hiệu quả cao thì loại phân hay giống đó nhanh chóng được người dân sử dụng một cách rộng rãi. Không phải lúc nào năng suất cây trồng cao cũng đồng nghĩa với việc người lao động sẽ thu được lợi nhuận lớn. Lợi nhuận thu được từ việc bón phân phụ thuộc trước hết vào hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng. Do vậy không thể bón phân để tăng năng suất bằng bất cứ giá nào mà việc qua trọng là phải tính đến hiệu quả kinh tế.

Trong điều kiện thí nghiệm chỉ được tiến hành trên diện tích nhỏ, trên cơ sở năng suất thực thu của lạc, chúng tôi tiến hành hoạch toán hiệu quả kinh tế cho một số giống lạc ở các liều lượng phân MgSO4 khác nhau. Hiệu quả kinh tế mang lại dựa vào số lợi nhuận mang lại ở các công thức thí nghiệm, cuối cùng đánh giá qua chỉ số VCR (value cose radio) là được tính dựa theo công thức có chi phí đầu tư thấp nhất, VCR càng lớn giá trị kinh tế càng cao, thu hút được bà con đầu tư.

Các loại vật tư nông nghiệp sử dụng cho thí nghiệm được tính theo giá thị trường vào thời điểm tiến hành thí nghiệm. Số công chăm sóc cho mỗi công thức không có sự khác nhau nhiều. Những công việc cụ thể bao gồm: Làm đất, gieo trồng, làm cỏ, bón phân, tưới nước và bảo vệ thực vật. Thị trường tiêu thụ là địa phương nơi tiến hành thí nghiệm này. Giá bán 21.000 đồng/kg lạc vỏ khôđối với giống L14 và 20.000 đồng/kg đối với giống L29 và TK10. Thông thường khi lạc không sâu bệnh, lạc đều đẹp thì có giá bán cao hơn. Phân MgSO4 trên thị trường giá 5.000 đồng/kg.

Nhằm đánh giá một cách tổng quát về lợi nhuận của việc gieo trồng một loại cây trồng nào đó và khuyến cáo đến khả năng sinh lời của liều lượng phân bón khác nhau chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế khi bón MgSO4 cho cây lạc.

Để đơn giản hóa việc tính hiệu quả kinh tế phân bón chúng tôi chỉ tính phần chi phí và lợi nhuận tăng thêm do bón phân từ đó tính tỷ suất lợi nhuận. Vì các chi phí khác ngoài phân bón, công bón phân của các công thức thí nghiệm đều giống nhau.

Qua việc liệt kê và tính toán mức chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất, cùng với năng suất thực thu chúng tôi tiến hành tính hiệu quả kinh tế bằng giá trị VCR, cụ thể qua bảng 3.9:

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của MgSO4đến hiệu quả kinh tế lạc

Giống Lượng MgSO4 (kg/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) Tăng thu so với đ/c (1.000 đ/ha) Tăng chi so với đ/c (1.000 đ/ha) Lãi tăng so với đ/c (1.000 đ/ha) VCR Tổng So đ/c L14 0 (đ/c 1) 3,025 - - - - - 30 3,064 0,039 858 150 708 5,7 60 3,589 0,564 12.408 300 12.108 41,4 90 4,22 1,195 26.290 450 25.840 58,4 L29 0 (đ/c 2) 3,014 - - - - - 30 3,122 0,108 2.160 150 2.010 14,4 60 3,636 0,622 12.440 300 12.140 41,5 90 3,94 0,926 18.520 450 18.070 41,2 TK10 0 (đ/c 3) 2,749 - - - - - 30 2,941 0,192 3.840 150 3.690 25,6 60 3,432 0,683 13.660 300 13.360 45,5 90 4,055 1,306 26.120 450 25.670 58,0

Ghi chú: VCR (Value Cost Ratio): Tổng thu tăng lên do phun MgSO4/chi phí

mua MgSO4để bón.

Qua bảng 3.9 cho thấy các công thức bón MgSO4 đều cho lãi tăng so với đối chứng không bón, chỉ số VCR cao ở mức rất thuyết phục người sản xuất. Công thức cho giá trị VCR cao nhất là mức bón 90 kg/ha đối với hai giống L14 và TK10, VCR = 58,0 – 58,4. Giống L29 có chỉ số VCR đạt giá trị cao ỏ cả 2 mức bón là 60 kg/ha và 90 kg/ha. Từ đó ta có thể rút ra với mức bón 90 kg MgSO4/ha sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho bà con khi bà con sử dụng phân MgSO4.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1. Chiều cao cây lạc tăng lên một cách rõ rệt khi được bón bổ sung MgSO4 với cả 3 giống L14, L29 và TK10..

2. Về chỉ tiêu số cành cấp 1 và dài cành cấp 1 giống L29 và TK10 có số cành và dài cành lớn hơn so với giống L14. Các công thức bón MgSO4 khác nhau số cành cấp 1 không có sự sai khác nhưng chiều dài cành cấp 1 tăng lên rõ rệt.

3. Số cành cấp 2 giữa các giống và các công thức bón không có sự sai khác, chiều dài cành cấp 2 tăng lên khi bón 60 kg và 90 kg MgSO4/ha và đạt cao nhất khi bón 90 kg MgSO4/ha.

4. Số lá xanh trên thân chính qua ba thời kỳ giống L29 cao hơn so với giống TK10 và L14. Số lá xanh trên thân chính tăng lên khi bón MgSO4.

5. Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống lạc đều tăng lên ở mức có ý nghĩa ở mức bón 60 và 90 kg MgSO4/ha.

6. Với cả 3 giống ở liều lượng 60 kg và 90 kg MgSO4/ha đều cho số quả/cây nhiều và cùng mức sai số ý nghĩa thống kê. Cùng mức bón 90 kg MgSO4/ha ở cả ba giống đều cho số quả chắc/cây cao nhất.

Chỉ tiêu khối lượng 100 quả/cây, các công thức thí nghiệm đều cao hơn đối chứng trong đó mức bón 90 kg MgSO4/ha ở cả ba giống đều cho khối lượng cao nhất. Tỷ lệ nhân của các giống lạc đều tăng lên khi bón MgSO4trong đó mức bón 90 kg/ha đạt giá trị cao nhất. Giống TK10 có tỷ lệ nhân cao nhất, giống L29 có tỷ lệ nhân thấp nhất.

7. Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm đều cao hơn và có sai khác ý nghĩa ở mức xác suất 95% so với đối chứng. Mức bón 90 kg MgSO4/ha đạt cao nhất ở cả 3 giống L14, L29 và TK10.

Kết luận chung:

Bón MgSO4đã có tác dụng tăng các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển thân lá, số cành và chiều dài cành, tích lũy chất khô, số lượng và khối lượng nốt sần, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cả 3 giống lạc thí nghiệm L14, L29 và TK10.

Trong điều kiện sản xuất lạc vụ Xuân tại Hà Tĩnh, bón MgSO4 với liều lượng 60 kg/ha và 90 kg/ha đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giống L14 đạt năng suất 3,589 – 4,220 tấn/ha, chỉ số VCR đạt 41,4 – 58,4. Giống L29 đạt năng suất 3,636 – 3,940 tấn/ha, chỉ số VCR đạt 41,2 – 41,5. Giống TK10 đạt năng suất 3,432 – 4,055 tấn/ha, chỉ số VCR đạt 45,5 – 58,0.

Kiến nghị

1. Qua kết quả thu được bước đầu chúng tôi khuyến cáo bà con áp dụng liều lượng 90 Kg MgSO4/ha.

2. Kết quả nghiên cứu thu được chỉ mới ở mức độ thí nghiệm cơ bản. Do đó, cần tiến hành thí nghiệm thêm một vài vụ và trên các chân đất khác nhau để có thể khẳng định chính xác tác dụng của phân MgSO4đến cây lạc nói riêng và cây trồng khác nói chung.

3. Cần phân tích các hàm lượng, chỉ tiêu các yếu tố khác trong đất và trong hạt để có thể khẳng định mức bón MgSO4 và các phân khác phù hợp.

4. Cần tiến hành thí nghiệm bón thúc MgSO4 cho lạc trên các nền phân bón và chân đất khác nhau để có đánh giá chính xác hơn đặc biệt là phân đạm, kali và vôi vì trong đất Mg2+ và các cation như NH4+, K+, Ca2+, có tính đối kháng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đỗ Ánh, Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1994.

2. Nguyễn Văn Bộ, Quan điểm về quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng ở

Việt Nam, (Trong Kết quả nghiên cứu khoa học của viện Nông hoá thổ nhưỡng, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1999.

3. Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự, Đoàn Thị Thanh Nhàn, Bùi Xuân Sửu (1996), Giáo trình cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.)

4. Lê Thanh Bồn, Giáo trình thổ nhưỡng, NXB Nông nghiệp năm 2000

5. Nguyễn Thị Chinh, kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao, NXB Nông nghiệp Hà Nội 2006.

6. Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Thị Chính, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Đào, Phan Văn Toản, C.ll.Cowda. kỹ thuật đạt năng

suất lạc cao ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp 2002. (6,7,8,9,170,127,128). 7. Ngô Thế Dân, kỹ thuật lạc đạt năng suất cao ở việt nam,NXB Nông nghiệp 2000. 8. Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên và cộng sự, Sử dụng hợp lý phân bón cho lạc trên

một số loại đất nhẹ. Kết quả nghiên cứu công nghệ Nông-Lâm nghiệp 1998- 1999, NXB Nông Nghiệp 1991(85).

9. De.geus, hướng dẫn bón phân cho cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, người dịch Nguyễn Xuân Hiền, Nguyễn Mộng Huy, Lê Trường, Vũ Yêm, NXB Nông Nghiệp năm 1993.

10. Đường Hồng Dật, Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp Hà Nội 2002.

11. Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, giáo trình cây lạc, NXB Nông Nghiệp Hà Nội năm 1979

12. Ưng Định, Đặng Phú, kinh nghiệm thâm canh sản xuất lạc, NXB Hà Nội năm 2000. 13. Trần Kim Đồng, Nguyễn Quang Phổ, Lê Thị Hoa, giáo trình sinh lý cây trồng,

14. Nguyễn Như Hà, Giáo trình bón phân cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2006.

15. Nguyễn Minh Hiếu, Giao trình cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp năm 1999. 16. Nhiều tác giả, Cẩm nang sử dụng phân bón, Hiệp hội phân bón quốc tế, (người

dịch: Hoàng Minh Châu), Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật hóa chất Hà Nội, 1998

17. Nguyễn Chiêm Hiền; Lạc và kỹ thuật trồng trọt; NXB Khoa học và kỹ thuật; Hà Nội, 1961.

18. Giáo trình phân bón, Hoàng Thị Thái Hòa, NXB nông nghiệp 2010.

19. Đậu Thị Hòa, Nguyễn Thị Hằng. Nghiên cứu đặc điểm của nhóm đất cát

biển tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất những biện pháp sử dụng hợp lý nhóm đất này.

20. Reddy,cây lạc( đậu phụng) người dịch Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, Nguyễn Thị Dung, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh 1995

21. Võ Minh Kha, Sổ tay phân bón, NXB Nông thôn 1996

22. Trần Văn Lài, kỹ thuật gieo trồng lạc, đậu, vừng, NXB Nông Nghiệp 1993.

23. Quy hoạch phát triển cây lạc tỉnh Hà Tĩnh đến nãm 2020, Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh.

24. QCVN 01-57:2011/BNNPTNT (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lạc. Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hà Nội.

25. Lê Văn Quang, Nguyễn Thị Lan (2006). Xác định liều lượng phân chuồng

bón thích hợp cho lạc xuân trên đất cát huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Tạp

chí Khoa học đất (19), tr.28-30

26. Nguyễn Mạnh Toản, Lại Đức Lân, kỹ thuật sơ chế bảo quản hạt có dầu. NXB Nông Nghiệp 2004.

27. Tư liệu về cây lạc, NXB khoa học và kỹ thuật, 1997, trang 35. 28. Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2017,

29. Cục thống kê Hà Tĩnh năm 2017,Niên giám thống kê 2017.

30. Nguyễn Đình Thi- Bài giảng sinh lý thực vật năm 2010

31. Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Thị Thanh Hiền (2012). Nghiên cứu ảnh

hưởng của liều lượng và phương pháp bón phân MgSO4 đến sinh trưởng

phát triển và năng suất lạc L14trên đất xám bạc màu tại Thừa Thiên Huế.

32. Phạm Văn Thiều, kỹ thuật trồng lạc, NXB NN HN, 2001 trang 21.

33. Chu Thị Thơm, Phan Văn Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Kỹ thuật trồng và chăm

sóc cây lạc, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.)

34. Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong, Nguyễn Đăng Nghĩa, s

tay sử dụng phân bón, NXB Nông Nghiệp 2000, tr-135,259.

35. Đào Thế Tuấn, các biện pháp nâng cao hiệu suất của phân hóa học, NXB Nông thôn 1995.

36. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, giáo trình sinh lý cây trồng, NXB Nông Nghiệp 1999.

37. Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật hóa chất, cẩm nang sử dụng phân bón, NXB Nông Nghiệp năm1999

38. Trung tâm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh 2018, Số liệu khí tượng vụ Xuân 2018

39. Nguyễn Văn Uyển, phân bón lá và các chất kích thich sinh trưởng, NXB nông nghiệp tphcm 1995( 8,9,15,31)Vũ Xuân Yêm, giáo trình phân bón và cách bón phân. NXB nn 1995)

40. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, Đất đồi núi thoái hóa và phục hồi, NXB Nông nghiệp, Hà nội 1995.

41. Nguyễn Vy, kali với năng suất và phẩm chất nông sản, NXB Nông nghiệp 1993.

42. Vũ Xuân Yêm, giáo trình phân bón và cách bón phân. NXB Nông nghiệp, năm 1995.

II.TÀI LIỆU TIẾNG ANH

43. Arakawa T, Chong DKX, Merritt JL, Langridge WHR (1997), Expression of cholera toxin B subunit oligomers in transgenic potato plants. Transgenic Research,6, pp. 403-413.

44. Bradford MM (1976), A rapid and sensitive method for the quantitation of microgram quantities of protein utilizing the principle of protein-dye binding.

Analytical biochemistry 72: 248-254.

45. Bell.LC and D.G Edwards (1996), ‘the role of nitrogen in soil infertility’’,in: soil mannagement under humid condition in Asia and Pacific, IBSRAM proceding, No5)

46. HAN Dong-fang, $author.xingMing_EN, WANG De-han etc .Effects of Different Morphology Magnesium on Yield and Quality of ‘Zaoshu 5’Chinese Cabbage[J] acta horticulturae sinica, 2010,v37)

47. Jonnie White (2000), Potasium in Agriculture Asia.Caprotex Publisher.

48. F.Jinmin và cộng sự, 1996)(F.Jinmin, W.Yongshan, S.Fang and Z. Gengling; 1996; Variation in canopy apparent photosynthesis; Internation Arachis Newsletter, no. 16; icrisat; pp.45)

49. Kanwar, J.S and Rego T.J 1995, integrated management approach for the production of crop in tropical and sub – tropical asia. In Blanced fertiization to increase and sustain agriculture production, pp 177-198.)

50. (Picea abies Karst.) in Sudwestdeutschland. - Freiburger Bodenkundl. Abh. 16: 195 p.birgs-Schwarzwaldes. - Freiburger Bodenkundl. Abh. 27: 98

51. Zeng shenxian 1999, effect of fertilaze on crop yield in sloping land in Due nan,

china in. better crops internation, pp 11-13.

52. Rajendra. P and I.F.Power(1998), Soil fertility for sustainable agriculture.

III. TÀI LIỆU MẠNG

53. www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/18/18hoahoc.pdf 54. www.wattpad.com/154753 55. www.biologiezentrum.at 56. www.ahs.ac.cn/EN/abstract/abstract2416.shtml 57. http://www.zgyckx.com.cn/EN/article/showZhaiYao.do?id=867 58. http://www.shideshare/caphe2001/]. 59. http://www.baophutho.org.vn 60. http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC/visualize, ngày 27/7/2018

PHỤ LỤC 1.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM

Hình 1. Làm đất, gieo hạt, bố trí thí nghiệm

Hình 3. Ruộng thí nghiệm thời kỳ vào chắc

Hình 5. Thu hoạch lạc ở các ô của ruộng thí nghiệm

Hình 7. Thu mẫu tính khối lượng chất khô

Hình 9. Thu mẫu tính năng suất lý thuyết

PHỤ LỤC 2.

XỬ LÝ SỐ LIỆU

Analysis of Variance Table for NSLT

Source DF SS MS F P LNL 2 0.91 0.453 Giong 2 61.43 30.713 25.26 0.0054 Error LNL*Giong 4 4.86 1.216 Mg 3 1202.60 400.865 594.65 0.0000 Giong*Mg 6 37.00 6.167 9.15 0.0001 Error LNL*Giong*Mg 18 12.13 0.674 Total 35 1318.93 Grand Mean 45.401 CV(LNL*Giong) 2.43 CV(LNL*Giong*Mg) 1.81

Analysis of Variance Table for NSTT

Source DF SS MS F P LNL 2 0.488 0.244 Giong 2 20.981 10.490 40.10 0.0023 Error LNL*Giong 4 1.046 0.262 Mg 3 741.626 247.209 656.51 0.0000 Giong*Mg 6 17.461 2.910 7.73 0.0003 Error LNL*Giong*Mg 18 6.778 0.377 Total 35 788.381 Grand Mean 33.992 CV(LNL*Giong) 1.50 CV(LNL*Giong*Mg) 1.81

Analysis of Variance Table for P100hat

Source DF SS MS F P LNL 2 0.949 0.474 Giong 2 206.921 103.460 990.58 0.0000 Error LNL*Giong 4 0.418 0.104 Mg 3 107.451 35.817 799.22 0.0000 Giong*Mg 6 5.777 0.963 21.49 0.0000 Error LNL*Giong*Mg 18 0.807 0.045 Total 35 322.322 Grand Mean 58.978 CV(LNL*Giong) 0.55 CV(LNL*Giong*Mg) 0.36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MGSO4 đến một số giống lạc tại hà tĩnh (Trang 65 - 101)