Trong những năm gần đây, lạc đang là cây trồng có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Ở một số vùng sản xuất của Hà Tĩnh, lạc chỉ đứng sau lúa và được coi là cây chủ lực so với cây trồng khác. Sở dĩ như vậy là vì cây lạc có thể gieo trồng trên nhiều loại đất khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hà Tĩnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển cây lạc tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2166/QĐ-UBND ngày 01/8/2014, định hướng đến năm 2020, tổng diện tích gieo trồng lạc thương phẩm là 18.881 ha, trong đó vụ Xuân là 17.297 ha, vụ Hè Thu 1.584 ha. Tuy vậy từ khi phê duyệt quy hoạch đến nay mới tổ chức các vụ sản xuất chính (vụ Xuân 2015, vụ Xuân 2016, Xuân 2017), diện tích lạc gieo trồng các năm giảm dần so với diện tích quy hoạch. Tình hình sản xuất lạc ở Hà Tĩnh qua các năm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Hà Tĩnh 2012 - 2017
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2012 17.065 20,98 35.796 2013 17.299 23,56 40.760 2014 17.376 22,02 38.257 2015 15.967 23,12 36.911 2016 15.484 24,79 38.389 2017 15.117 23,45 35.450 (Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh 2017)
Hà Tĩnh là một trong 3 địa phương có diện tích sản xuất lạc lớn nhất cả nước chỉ sau Nghệ An và Tây Ninh. Tuy vậy năng suất lạc ở Hà Tĩnh vẫn còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường tiêu thụ lạc không ổn định, giá bán lạc liên tục xuống thấp nên những năm gần đây diện tích sản xuất lạc có xu hướng giảm và người dân không đầu tư thâm canh tăng năng suất. Cơ cấu giống lạc của Hà Tĩnh bao gồm các giống L14, V79, L23, L26, TB25, QĐ12, Sen lai và các giống địa phương chùm, cúc; trong đó các giống chủ lực là L14 chiếm khoảng 80% diện tích gieo trỉa. Hàng năm ngành
nông nghiệp đã du nhập, xây dựng các mô hình đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất như giống L23, L26, L27,…để từng bước bổ sung vào cơ cấu, góp phần năng cao năng suất, hiệu qủa sản xuất lạc. Phần lớn lạc giống ở Hà Tĩnh do người dân tự để và trao đổi giữa các vùng miền, lượng giống đạt tiêu chuẩn được cung ứng khoảng 10-15% tổng lượng giống cần cho sản xuất cả tỉnh.