Truyền nhiễm học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus cúm a h5n1 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình và đánh giá đáp ứng miễn dịch trên vịt sau tiêm vaccine QB7412 (Trang 35 - 38)

4. Điểm mới của đề tài

1.2.9. Truyền nhiễm học

1.2.9.1. Động vật cảm nhiễm

cầm) hoặc chim hoang dã. Gà, gà tây, chim cút, bồ câu, vịt, ngan... đều mắc bệnh. Hiện đã phân lập được virus từ vịt bầu, ngỗng, chim cút, gà nhật, gà gô, gà lôi. Vịt nuôi nhiễm virus cúm nhưng khó phát hiện triệu chứng do vịt có sức đề kháng với virus gây bệnh, kể cả với chủng có độc lực cao (Lê Văn Năm, 2004). Các loài dã cầm cũng có thể bị bệnh nhưng khó có thể phát hiện được do cách sống hoang dã và đặc tính di trú của chúng. Đây là nguồn tàng trữ và gieo rắc virus nguy hiểm nhất.

Gà, ngan, vịt, chim cút mọi lứa tuổi đều mắc cúm nhưng bệnh thường ở 4 - 6 tuần tuổi. Gia cầm dễ mắc bệnh và có tỷ lệ chết cao nhất ở nơi bệnh phát ra lần đầu và trong tuổi sắp đẻ hoặc thời kỳ đẻ cao nhất. Gia cầm có khả năng sản xuất càng cao thì càng mẫn cảm với virus. Gia cầm mái dễ bị nhiễm hơn trống, con non và già mẫn cảm với mầm bệnh hơn con trưởng thành (Nguyễn Như thanh và Trương Quang, 2001).

Không chỉ đối với loài chim, virus có thể gây bệnh cho các loài động vật có vú khác như lợn, ngựa, chồn, hải cẩu, cá voi... và cả con người. Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy loài mèo, vốn được coi là không cảm nhiễm với cúm, cũng mắc bệnh và chết (Nguyễn Như thanh và Trương Quang, 2001).

1.2.9.2. Sự truyền lây bệnh

Khi gia cầm nhiễm cúm, virus nhân lên trong đường tiêu hóa và đường hô hấp. Sự truyền lây được thực hiện theo 2 phương thức: trực tiếp và gián tiếp.

Lây trực tiếp do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông qua các hạt khí dung được bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nước uống bị nhiễm.

Lây gián tiếp qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần hoặc những dụng cụ chứa virus do gia cầm mắc bệnh bài thải qua phân hoặc lây qua chim, thú, thức ăn, nước uống, lồng nhốt, quần áo, xe vận chuyển,...

Đối với gia cầm nuôi, nguồn dịch đầu tiên thường thấy là:

- Từ các loài gia cầm nuôi trong cùng trang trại hoặc trang trại liền kề; - Lây truyền qua trứng;

- Từ gia cầm nhập khẩu;

- Từ chim di trú, đặc biệt là các loài chim nước di trú;

- Từ người và các động vật có vú khác (Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm, 2005).

Sự truyền lây theo chiều ngang của virus cúm gia cầm thường xảy ra nhưng hiện nay thiếu bằng chứng về truyền lây theo chiều dọc. Tuy nhiên, trên gà mái bị nhiễm virus cúm gia cầm, người ta có thể phân lập được virus trên vỏ trứng và các thành phần bên trong trứng. Đường gây bệnh thành công trong thí nghiệm bao gồm:

khí dung, trong mũi, trong xoang, trong khí quản, miệng, kết mạc, trong cơ, trong xoang bụng, túi khí, mạch máu, lỗ huyệt.

1.2.9.3. Loài vật mang virus

Virus cúm đã được phân lập ở hầu hết các loài chim hoang dã như vịt trời, thiên nga, hải âu, vẹt, mòng biển, diều hâu, chim họ sẻ... Tuy nhiên, tần suất và số lượng virus phân lập được ở loài thủy cầm đều cao hơn các loài khác. Điều tra thủy cầm di trú ở Bắc Mỹ cho thấy trên 60% chim non bị nhiễm virus do tập hợp đàn trước khi di trú.

Trong các loài thủy cầm thì vịt trời có tỷ lệ nhiễm virus cao hơn cả. Những virus này không gây bệnh cho vật chủ, mà được nhân lên trong đường ruột và bài thải ra ngoài, trở thành nguồn gieo rắc virus cho các loài khác, đặc biệt là gia cầm.

Cuối tháng 10/2004, OIE, FAO và WHO đã lưu ý các nước đã trải qua dịch cúm gia cầm H5N1 rằng vịt nuôi có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây lan chủng virus cúm gia cầm H5N1 thể độc lực cao cho các gia cầm khỏe và rất có thể lây truyền virus trực tiếp cho con người vì vịt nuôi và gà nhiễm bệnh cùng bài thải lượng virus như nhau, nhưng vịt nuôi thường không thể hiện các triệu chứng lâm sàng. FAO và OIE đã phối hợp đánh giá vai trò của vịt nuôi nhằm đưa ra chiến lược lâu dài với mục đích khống chế các ổ dịch cúm gia cầm ở châu Á (Lê Thanh Hòa, 2006).

Virus cúm A/H5N1 lưu hành ở một số nước khu vực châu Á có độc lực với gà, chuột đã tăng lên và mở rộng phổ gây bệnh của nó trên cả loài mèo. Một số động vật có vú như cầy vằn, chồn hay chó cũng nhiễm bệnh và bài thải virus (Lê Thanh Hòa, 2006).

1.2.9.4. Chất chứa virus

Trong cơ thể gia cầm mắc bệnh, sau khi xâm nhập qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá, virus nhân lên rất nhanh và xuất hiện trong các chất tiết đường hô hấp như nước mắt, nước mũi hoặc nước bọt, từ đó lây lan cho các con còn lại trong đàn. Vì vậy chỉ cần một con mắc bệnh, các con khác sẽ bị lây bệnh rất nhanh. Thời gian nung bệnh tùy thuộc vào độc lực của chủng gây bệnh. Đối với chủng độc lực cao như H5 hoặc H7, thời gian nung bệnh thường rất ngắn, trung bình khoảng 3 - 14 ngày.

1.2.9.5. Cách sinh bệnh

Đầu tiên virus xâm nhập qua đường hô hấp hay tiêu hóa và nhân lên trên tế bào niêm mạc, sau đó virus theo hệ thống mạch máu hay bạch huyết để gây nhiễm và nhân lên ở các cơ quan nội tạng, não và da. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng và chết xảy ra do hư hoại của các cơ quan. Sự tổn hại do virus cúm gây ra là kết quả của một trong 3 tiến trình: việc nhân lên trực tiếp của virus trong tế bào, mô và cơ quan; ảnh hưởng gián tiếp từ sự sản sinh các tế bào trung gian như cytokine; nghẽn mạch cục bộ do huyết khối. Đối với virus có độc lực thấp thì việc nhân lên thường giới hạn ở đường

hô hấp và tiêu hóa. Gia cầm có biểu hiện bệnh và chết đa số thường do tổn hại cơ quan hô hấp đặc biệt khi kèm theo nhiễm trùng thứ phát.

1.2.9.6. Mùa phát bệnh

Bệnh cúm gia cầm xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào vụ đông xuân từ tháng 10 năm trước đến tháng 02 năm sau, khi có những biến đổi bất lợi về điều kiện thời tiết như nhiệt độ lạnh, độ ẩm cao, thời tiết biến đổi đột ngột, làm giảm sức đề kháng tự nhiên của con vật. Mặt khác thời điểm này có mật độ chăn nuôi cao nhất trong năm, các hoạt động buôn bán vận chuyển, giết mổ gia cầm diễn ra cao nhất trong năm cũng là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus cúm a h5n1 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình và đánh giá đáp ứng miễn dịch trên vịt sau tiêm vaccine QB7412 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)