Triệu chứng, bệnh tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus cúm a h5n1 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình và đánh giá đáp ứng miễn dịch trên vịt sau tiêm vaccine QB7412 (Trang 38 - 41)

4. Điểm mới của đề tài

1.2.10. Triệu chứng, bệnh tích

Thời kỳ ủ bệnh thường ngắn, từ vài giờ tới 3 ngày, tùy thuộc số lượng, độc lực của virus, đường nhiễm bệnh, loài cảm nhiễm virus gây bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy thời gian ủ bệnh trong nhiều trường hợp có thể dài hơn đến 7 ngày và lâu nhất có thể đến 14 ngày (Nguyễn Mạnh Kiên, 2014).

Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào các yếu tố: chủng virus, số lượng virus, loài cảm nhiễm, tuổi, giới tính, điều kiện môi trường (nhiệt độ, ánh sáng, thành phần không khí,…), chế độ dinh dưỡng, tình trạng miễn dịch của vật chủ trước khi nhiễm bệnh, sự bội nhiễm của một số vi sinh vật khác.

Nhìn chung, triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm vô cùng phức tạp, đa dạng trong các thể bệnh kể cả ngay trong cùng một loài gia cầm. Biểu hiện bệnh có thể từ không hoặc có rất ít dấu hiệu lâm sàng nhưng chết đột ngột đến biểu hiện lâm sàng điển hình và các thể bệnh nhẹ hoặc ẩn tính.

1.2.10.1. Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh cúm gia cầm chủngđộc lực cao

Khi nhiễm các chủng virus độc lực cao (HPAI) gia cầm thường chết đột ngột, tỷ lệ chết khá cao có khi lên đến 100% trong vài ngày. Các triệu chứng về hô hấp thường xuất hiện đầu tiên và khá điển hình như ho khẹc, hắt hơi, thở khò khè, vảy mỏ, chảy nhiều nước mắt, nước mũi. Tiếp theo là mi mắt bị viêm, mặt phù nề, sưng mọng. Mào tích dày lên do thủy thũng, tím tái, có nhiều điểm xuất huyết. Thịt gà bị bệnh thường thâm xám, dưới da vùng chân có xuất huyết (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005).

Bên cạnh các triệu chứng về hô hấp, gia cầm bị bệnh cúm còn có biểu hiện thần kinh: đi lại không bình thường, run rẩy, mệt mỏi, nằm li bì tụ đống với nhau. Ngoài ra khi gia cầm mắc cúm thường tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng hoặc xanh, năng suất trứng giảm mạnh (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005).

1.2.10.2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh do những chủng virus cúm độc lực thấp

Gia cầm bị nhiễm các chủng virus có độc lực yếu hơn cũng có những triệu chứng tương tự như ở bệnh do những chủng có độc lực cao gây ra, nhưng mức độ biểu hiện nhẹ hơn và tỷ lệ chết thấp hơn. Tuy nhiên, khi có sự cộng thêm với vi khuẩn hoặc virus khác có khả năng gây bệnh hoặc điều kiện môi trường bất lợi thì tỷ lệ tử vong có thể đạt 60 – 70% và các triệu chứng lâm sàng cũng dần nặng hơn (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2008).

1.2.10.3. Bệnh tích

Bệnh tích bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung sẽ có các bệnh tích đặc trưng: Mào, yếm sưng to, tím sẫm, phù mí mắt.

Phù keo nhầy và xuất huyết cơ đùi (phần giáp đầu gối). Da chân xung huyết, đỏ sẫm.

Dạ dày cơ xuất huyết, đôi khi xuất huyết dạ dày tuyến như ở Newcastle Niêm mạc khí quản, niêm mạc đường tiêu hóa viêm cata và viêm tơ huyết. Khí quản phù, chứa nhiều dịch nhầy. Dịch nhầy có thể đông đặc như phomat. Các cơ quan nội tạng như màng bao tim, màng gan, màng ruột... viêm tơ huyết. Ruột viêm cata và xuất huyết. Hạch ruột sưng.

Lách, gan, thận, phổi sưng to, hoại tử màu vàng, màu xám.

Mỡ vành tim xuất huyết. Với gà trống xuất huyết bên trong dịch hoàn. Gà mái đẻ viêm ống dẫn trứng, vỡ trứng non.

Phù keo nhầy dưới da đầu Xuất huyết da chân vùng không lông

Khí quản xuất huyết Phổi viêm, xuất huyết, phù

Mỡ phủ tạng xuất huyết Dạ dày tuyến xuất huyết

Hình 1.6. Bệnh tíchđại thểở gia cầm mắc bệnh cúm A/H5N1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus cúm a h5n1 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình và đánh giá đáp ứng miễn dịch trên vịt sau tiêm vaccine QB7412 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)