Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch trên vịt sau tiêm vaccine QB7412

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus cúm a h5n1 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình và đánh giá đáp ứng miễn dịch trên vịt sau tiêm vaccine QB7412 (Trang 68 - 78)

4. Điểm mới của đề tài

3.6. Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch trên vịt sau tiêm vaccine QB7412

VACCINE QB7412

Vaccine QB7412 được sản xuất từ chủng phân lập tại Quảng Bình trong đợt dịch năm 2012 đang được Viện Thú y Quốc gia đưa vào thử nghiệm.

Hoàng Hải từ tháng 7 đến tháng 10/2017 để xác định hiệu giá kháng thể của vaccine QB7412. Các mẫu huyết thanh được lấy trong 03 đợt: trước tiêm phòng, sau tiêm phòng lần 1, sau tiêm phòng lần hai lần 2.

Mẫu huyết thanh của gia cầm được kiểm tra đáp ứng miễn dịch sau tiêm vaccine QB7412 bằng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI).

Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Đáp ứng miễn dịch của vịt sau tiêm vaccine QB7412

Thời điểm Lô thí nghiệm Số mẫu xét nghiệm (mẫu) Số mẫu 4log 2 Tỷ lệ bảo hộ (%)

Phân bố hiệu giá kháng thể (4log2)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Trước tiêm phòng Lô tiêm vaccine 30 0 0 26 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lô đối chứng 10 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Sau tiêm phòng lần 1 Lô tiêm vaccine 30 16 53,33 0 0 7 7 6 6 3 1 0 0 0 0 Lô đối chứng 10 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Sau tiêm phòng lần 2 Lô tiêm vaccine 30 27 90 0 0 2 1 1 0 6 4 8 4 4 0 Lô đối chứng 10 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Kết quả xét nghiệm HI cho thấy:

Các mẫu huyết thanh nghiên cứu thu được trước tiêm phòng có 10/10 mẫu không có kháng thể với cúm gia cầm. Điều này loại trừ khả năng cảm nhiễm trước đó của đàn vịt nuôi thí nghiệm cũng như sự truyền kháng thể từ mẹ sang con. Thực hiện tiêm phòng lần đầu vào 14 ngày.

Mẫu huyết thanh nghiên cứu thu được sau tiêm phòng lần đầu (28 ngày) có 16/30 mẫu đạt tỷ lệ bảo hộ (≥4log2) là 53,33%. Hiệu giá kháng thể tập trung chủ yếu từ 2log2 đến 6log2, trong đó hiệu giá kháng thể cao nhất là 2log2 có 8 mẫu và hiệu giá kháng thể từ 4log2 đến 8log2 có 16 mẫu.

Các mẫu huyết thanh nghiên cứu thu được sau tiêm phòng đợt hai (42 ngày) có 27/30 mẫu đạt tỷ lệ bảo hộ (≥4log2) là 90%. Hiệu giá kháng thể tập trung chủ yếu từ 6log2 đến 10log2. Trong đó, hiệu giá kháng thể cao nhất ở 8log2 là 8 mẫu và hiệu giá kháng thể ở 6log2 là 6 mẫu. kết quả này chỉ ra rằng vaccine được sử dụng trong nghiên cứu đã gây được đáp ứng miễn dịch. Ngoài ra, vaccine gây hiệu giá kháng thể miễn dịch cao với tỷ lệ 90% ở đợt tiêm phòng lần 2. Như vậy, vaccine được sử dụng trong nghiên cứu này được coi là hiệu quả.

Qua kết quả thu được chúng ta có thể thấy khả năng bảo hộ thu được sau tiêm phòng lần 2 cao hơn sau tiêm phòng lần 1, điều đó chứng tỏ khả năng đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng khi nhắc lại lần 2 có thể áp dụng đối với các đàn gia cầm nuôi với thời gian dài (nuôi lấy trứng, nuôi lấy giống, nuôi nhỏ lẻ lấy thịt…)

Hình 3.4: Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch vaccine QB 7412 30 30 53;33 90 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Lần 1 Lần 2 T l ( % ) Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch vaccine QB7412 Số mẫu Tỷ lệ (%)

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Tình hình chăn nuôi gia cầm tại huyện Lệ Thủy tăng đều qua các năm, chăn nuôi chủ yếu theo hướng nhỏ lẻ, tự phát nên tăng về số lượng gia cầm và tăng số hộ chăn nuôi.

- Kết quả giám sát lưu hành virus cúm gia cầm theo thời gian:

+ Tỷ lệ dương tính với virus cúm A là 29,17%, dương tính với H5 là 12,5%, dương tính với N1 là 8,33%. Tháng có tỷ lệ dương tính cao nhất với gen M là tháng 01/2018 là 75%, tiếp đến là tháng 12/2017 là 50%.

+ Tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 là 8,33%, cao nhất tháng 12/2017 là 50%, các tháng còn lại là 0%

- Kết quả giám sát lưu hành virus cúm gia cầm tại chợ và trang trại chăn nuôi: Tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 là 14,28%, tỷ lệ lệ dương tính ở chợ là 16,67%, ở trang trại là 0%.

- Các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch cúm gia cầm H5N1 gồm: nguồn gốc con giống không rõ ràng (OR = 2,46); gần chợ buôn bán gia cầm (OR = 1,19); không tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn gia cầm (OR = 2,45); sử dụng nguồn nước ao hồ, sông suối trong chăn nuôi (OR = 2,568); chăn nuôi gần đường giao thông (OR = 2,83).

- Tỷ lệ hiệu giá kháng thể ≥ 4log2 (tỷ lệ bảo hộ) sau tiêm phòng vacccine QB7412 lần 1 là 53,33%, lần 2 là 90%.

ĐỀ NGHỊ

- Định kỳ tổ chức lấy mẫu giám sát sự lưu hành của virus cúm A để dự báo sớm tình hình dịch bệnh.

- Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm H5N1 với quy mô rộng hơn, số mẫu lớn hơn và thời gian kéo dài để có những đánh giá chính xác.

- Tiếp tục triển khai tiêm phòng vaccine cúm gia cầm, khuyến cáo tiêm phòng nhắc lại mũi 2 cho đàn gia cầm nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh và tạo tỷ lệ bảo hộ tuyệt đối.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1]. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Cúm gia cầm (2005), “Báo cáo tổng kết công tác 2 năm (2004 - 2005) phòng chống dịch Cúm gia cầm”, Hội nghị tổng kết 2

năm phòng chống dịch cúm gia cầm, ngày 18 tháng 4 năm 2005, Hà Nội.

[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), “Tiêu chuẩn ngành - Quy trình chẩn đoán bệnh Cúm gia cầm’’.

[3]. Nguyễn Văn Cảm (2005) "Hiệu quả của các biện pháp giám sát cúm gia cầm ở Việt Nam". Khoa học kỹ thuật thú y, tr. 18.

[4]. Nguyễn Văn Cảm, Tống Hữu Tiến, Nguyễn Tùng, Nguyễn Hoàng Đăng (2011), “Kết quả công cường độc gà, vịt sau khi dùng vaccine cúm gia cầm tái tổ hợp

H5N1 chủng Re-5 của Trung Quốc”, Khoa học kỹ thuật thú y , 18(3), tr.12-16.

[5]. Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh (2007), “Bệnh Cúm gia cầm và biện pháp

phòng chống’’, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

[6]. Phan Văn Chi, Lê Thanh Hòa, Đinh Duy Kháng, Nông Văn Hải, Trương Nam Hải, Nguyễn Thị Bích Nga, Quyền Đình Thi, Phạm Việt Cường, Lê Trần Bình (2008) "Phân tích đặc tính glycosyl hóa gen kháng nguyên H5 ở các chủng virus cúm

A/H5N1 vaccine và cường độc gây bệnh". Tạp chí công nghệ sinh học.

[7]. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình (2014) "Điều tra tình hình dịch tễ, phòng chống bệnh Cúm gia cầm năm 2004-2014".

[8]. Cục Thú y (2014), Báo cáo hội nghị phòng chống Cúm gia cầm 2014.

[9]. Phạm Thị Duyên (2012) "Phân tích đặc điểm sinh học phân tử gen NP, gen M và gen NS của một số chủng virus cúm A/H5N1 mới xuất hiện năm 2011 tại Việt Nam". luận văn thạc sĩ,

[10]. Trần Xuân Hạnh (2004) "Một vài vấn đề trong phòng chống bệnh Cúm gia cầm bằng vaccine". Khoa học kỹ thuật thú y, 11 tr 77-84.

[11]. Lê Thanh Hòa (2006) Y-sinh học phân tử , tập 1, 29-48.

[12]. Trần Hùng (2014) Khảo sát sự lưu hành virus cúm A/H5N1 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm 2014, Luận văn thạc sỹ Khoa học nông nghiệp, Đại học

Nông lâm Huế, tr 14.

[13]. Nguyễn Mạnh Kiên (2014) Nghiên cứu sự biến đổi di truyền các gen PB2,PB1 và PA polymerase của viurs cúm A/H5N1 đương nhiễm tại Việt Nam, Đại học Y Hà Nội

[14]. Bùi Quang Anh, Văn Đăng Kỳ (2004), “Bệnh Cúm gia cầm: lưu hành

bệnh, chẩn đoán và Kiểm soát dịch bệnh”, “Khoa học kỹ thuật thú y, 11(3), tr.63-69. [15]. Lê Văn Năm (2004), “Kết quả khảo sát các biểu hiện lâm sàng và bệnh

tích đại thể bệnh Cúm gia cầm ở một số cơ sởchăn nuôi các tỉnh phía Bắc”, Khoa học kỹ thuật thú y, 11(3), tr. 86-90,

[16]. Lê Văn Năm (2004), “100 câu hỏi và đáp quan trọng dành cho cán bộ thú y và người chăn nuôi gà”, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

[17]. Phạm Hồng Sơn (2013) "Giáo trình vi sinh vật học thú y". Đại học Nông lâm Huế.

[18]. Nguyễn Như Thanh, Trương Quang (2001), “Cơ sở của phương pháp

nghiên cứu dịch tễ học thú y”, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[19]. Nguyễn Thị Hồng Thắm (2014) Nghiên cứu chọn chủng vi rút cúm A/H5N1 hiện đang lưu hành tại Việt Nam tạo được đáp ứng miễn dịch bảo hộ cao trên vịt, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Thú y.

[20]. Nguyễn Tùng, Nguyễn Hoàng Đăng, Ngô Thị Thu Hương, Đỗ Thị Hoa, Kenjiro Inui, Nguyễn Văn Cảm, Nguyễn Bá Hiên (2011), “Độc lực của virus cúm gia cầm

độc lực cao H5N1 nhánh 7 trên gia cầm”, Khoa học kỹ thuật thú y, 18(3), tr.5-10.

[21]. Trần Quang Vui (2012) Nghiên cứu hệ gen của virus cúm A/H5N1 phân lập từ gà nuôi tại Hậu Giang, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 2.

[22]. Tô Long Thành (2005), “Kinh nghiệm phòng chống Cúm gia cầm và sử

dụng vaccine Cúm gia cầm tại Trung Quốc”, Khoa học kỹ thuật thú y, 12(3), tr.87-90

[23]. Mary J. Pantin-Jackwood, Jenny Pfeiffer, Tô Long Thành, Nguyễn Tùng và David Suarez (2008), “Độc tính của virus Cúm gia cầm thể độc lực cao H5N1 của

Việt Nam trên gà và vịt’’, Hội thảo quốc tế Nghiên cứu phục vụ hoạch định chính

sách phòng chống Cúm gia cầm, tr. 16 - 18/6/2008, Hà Nội.

[24]. Vũ Thị Mỹ Hạnh, Tô Long Thành và cs, (2008), “Kiểm nghiệm vacxin Cúm gia cầm H5N1 của Trung Quốc sử dụng trong giai đoạn 2006-2007’’, khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XV số 4 - 2008, tr.25 - 32.

[25]. Các văn bản hướng dẫn sử dụng vaxcin Cúm gia cầm; Báo cáo tình hình dịch Cúm gia cầm Cục Thú y tại trang web truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2014: www.cucthuy.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=13&Itemid=64

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

[26]. Audray Harris, Farhad Forouhar, Shihong Qiu, Bingdong Sha , Ming Luo (10 October 2001) "The Crystal Structure of the Influenza Matrix Protein M1 at

Neutral pH: M1–M1 Protein Interfaces Can Rotate in the Oligomeric Structures of M1". 289 (1), pp 33-44.

[27]. Baigent S.J., McCauley J.W. (2001) "Glycosylation of haemagglutinin and stalk-length of neuraminidase combine to regulate the growth of avian influenza viruses in tissue culture". Virus Res, 79 (1-2), pp. 177-185.

[28]. Bankowski R.A. (1981) "Introduction and Objectives of the Symposium".

First International Symposium on Avian Influenza, 47 (Special), pp. 7-14.

[29]. Beard C.W, Brugh M, Johnson D.C (1984) "Laboratory studies with the Pennsylvania avian influenza viruses (H5N2)". Proceedings of the US Animal Health Association, Forth Worth, TX, USA, 88, pp. 462-473.

[30]. Beard. C. W, Brugh M., Webter R.G. (1987), “Emegence of amantadine - resistant H5N1 avian influenza virus during a simulate layer flock treatment program”. Avian dis, 31, pp. 533-537.

[31]. Bosch F.X., Garten W, Klenk H.D., Rott R (1981) "Proteolytic cleavage of influenza virus hemagglutinins: primary structure of the connecting peptide between HA1 and HA2 determines proteolytic cleavability and pathogenicity of Avian influenza viruses". virology, 113 (2), pp. 725-735.

[32]. Bosch F.X., Orlich M, Klenk H.D., Root R . (1979) "The structure of the hemagglutinin, a determinant for the pathogenicity of influenza viruses". Virology, 95 (1), pp. 197-207.

[33]. Biswas. S.K, Nayak D.P. (1996), “Influenza virus polymerase basic protein 1 interacts with influenza virus polymerase basic protein 2 at multiple sites”.

J.Virol, 70, pp. 6716-6722.

[34]. Collins R. A., Ko, L. S., Fung K. Y., Chan K. Y., Xing J., Lau L. T.,Yu A. C. (2003), Rapid and sensitive detection of avian influenza virus subtype H7 using NASBA. Biochem Biophys Res Commun 300(2), pp. 507-515.

[35]. Castrucci M.R., Kawaoka Y, (1993) "Biologic importance of neuraminidase stalk length in influenza A virus". J Virol, pp. 759-764.

[36]. Chen W., Calvo P.A., Malide D., Gibbs J., Schubert U., Bacik I., Basta S., O'Neill R., Schickli J., Palese P., Henklein P, Bennink J.R, Yewdell J.W., (2001) "A novel influenza A virus mitochondrial protein that induces cell death". Nad Med, 7 (12), pp. 1306-1312.

[37]. Conenello G.M., Zamarin D., Perrone L.A., Tumpey T., Palese P., (2007) "A single mutation in the PB1-F2 of H5N1 (HK/97) and 1918 influenza A viruses contributes to increased virulence". PLoS Pathog, 3 (10), pp. 1414-1421.

[38]. Doherty P.C., Turner S.J., Webby R.G., Thomas P.G. (2006) "Influenza and the challenge for immunology". Nature Immunology, 7 (5), pp. 449-455.

[39]. Ellis J. S., Zambon M. C. (2002). Molecular diagnosis of influenza. Rev Med Virol 12(6), pp. 375-389.

[40]. Gu H., Qi X., Li X., Jiang H., Wang Y., Liu F., Lu S., Yang Y., F. Liu (2009). Rapid and specific detection of H3 swine influenza virus using reverse transcription loop-mediated isothermal amplification method. Microbiology 108 (2010), pp. 1145–1154.

[41]. Hilleman M.R., (2002) "Realities and enigmas of human viral influenza: pathogenesis, epidemiology and control". Vaccine, 20 (25-26), pp. 3068-3087.

[42] . Hoa, Le Thanh Hoa, Dinh Duy Khang, Phan Văn Chi, Nong Van Hai, Truong Nam Hai, Pham Viet Cuong, Nguyen Thi Bich Nga, Le Tran Binh (2010) "The A/H5N1 influenza virus: insights os epidemiology, evolution, gennotype generation and compatibility of antigenicity - immunogenicity - vaccine". Institute of Biotechnology,

[43]. Hulse-Post D.J., Franks J., Boyd K., Salomon R., Hoffmann E., Yen H.L., Webby R.J., Walker D., Nguyen T.D., Webster R.G. (2007) "Molecular changes in the polymerase genes (PA and PB1) associated with high pathogenicity of H5N1 influenza virus in mallard ducks". J Virol, 81 (16), pp. 8515-8524.

[44]. John W.M.C, Brian W. J (1983) "Structure and function of the influenza virus genome". Division of Virology, Department ofPathology, University of Cambridge, Laboratories Block, Addenbrooke's,Hospital, Hills Road, Cambridge CB2 2QQ, UK., 211, pp. 281-294.

[45]. Kawaoka Y., (1991) "Difference in receptor specificity among influenza A viruses from different species of animals". J Vet Med Sci, 53 (2), pp. 357-358.

[46]. Kawaoka Y, Krauss S, Webster RG (1989) "Avian-to-human transmission of the PB1 gene of influenza A viruses in the 1957 and 1968 pandemics". J Virol, 63 (11), pp. 4603-4608.

[47]. Keawcharoen J, Amonsin A, Oraveerakul K, Wattanodorn S, Papravasit T, Karnda S, Lekakul K, Pattanarangsan R, Noppornpanth S, Fouchier RA, Osterhaus AD, Payungporn S, Theamboonlers A, Poovorawan Y (2005) "Characterization of the hemagglutinin and neuraminidase genes of recent influenza virus isolates from different avian species in Thailand". Acta Virol, 49 (4), pp. 277-280.

[48]. Kiatpathomchai W., Jaroenram W., Arunrut N., Jitrapakdee S., Flegel T. W. (2008). Shrimp Taura syndrome virus detection by reverse transcription loop-

mediated isothermal amplification combined with a lateral flow dipstick. J Virol Methods 153(2), pp. 214-217.

[49]. Luo G, Palese P (1992) "Genetic analysis of influenza virus". Curr Opin Genet Dev, 2 (1), pp. 77-81.

[50]. Lupiani B, Reddy SM (2009) ""The history of avian influenza"".

Comparative Immunology, Microbiology and Infectious Diseases, 32 (4), pp. 311-323. [51]. McGeoch D., Fellner P., Newton C., (1976) "Influenza virus genome consists of eight distinct RNA species". Proc Natl Acad Sci U S A, 73 (9), pp. 3045-3049.

[52]. Qian X.Y., Chien C.Y., Lu Y., Montelione G.T., Krug R.M (1995) "An amino-terminal polypeptide fragment of the influenza virus NS1 protein possesses specific RNA-binding activity and largely helical backbone structure". J Gen Virol, 1 (9), pp. 948-956.

[53]. Rabadan R, Levine AJ, Robins H (2006) "Comparison of avian and human influenza A viruses reveals a mutational bias on the viral genomes". J Virol, 80 (23), pp. 11887-11891.

[54]. Rafal M. Pielak, James J. Chou (2011) "Influenza M2 proton channels".

Biochimica et biophysica acta, 1808 (2), pp. 522-529.

[55]. Runstadler J. A., Happ G. M., Slemons R. D., Sheng Z. M., Gundlach N., Petrula M., Senne D., Nolting J., Evers D. L., Modrell A., Huson H., Hills S., Rothe T., Marr T., Taubenberger J. K. (2007). Using RRT-PCR analysis and virus isolation to determine the prevalence of avian influenza virus infections in ducks at Minto Flats State Game Refuge, Alaska, during August 2005. Arch Virol 152(10), pp. 1901-1910.

[56]. Scholtissek C, Stech J, Krauss S, Webster RG (2002) "Cooperation between the hemagglutinin of avian viruses and the matrix protein of human influenza A viruses". J Virol, 76 (4), pp. 1781-1786.

[57]. Sekellick MJ, Carra SA, Bowman A, Hopkins DA, Marcus PI (2000) "Transient resistance of influenza virus to interferon action attributed to random multiple packaging and activity of NS genes". J Interferon Cytokine Res, 20 (11), pp. 963-970.

[58].Suarez DL, Schultz-Cherry S (2000) "Immunology of avian influenza virus: a review". Dev Comp Immunol, 24 (2-3), pp. 269-283.

[59]. Swayne D.E, Suarez D.L (2000) "Highly pathogenic avian influenza". Rev Sci Tech, 19 (2), pp. 463-482.

[60]. Swayne DE, Suarez DL (2000) "Highly pathogenic avian influenza ". 19, pp. 463-482.

[61].Trifonov V, Racaniello V, Rabadan R (2009) The Contribution of the PB1- F2 Protein to the Fitness of Influenza A Viruses and its Recent Evolution in the 2009 Influenza A (H1N1) Pandemic Virus

[62].Very M, Orlich M, Adler S, Klenk HD, Rott R, Garten W (1992) "Hemagglutinin activation of pathogenic avian influenza viruses of serotype H7 requires the protease recognition motif R-X-K/R-R". Virology, 188 (1), pp 408-413.

[63].Wagner R, Matrosovich M, Klenk HD (2002) "Functional balance between haemagglutinin and neuraminidase in influenza virus infections". Rev Med Virol, 12 (3), pp. 159-166.

[64].Webster RG (1998) "Influenza: an emerging disease". Emerg Infect Dis, 4 (3), pp. 436-441.

[65].Wu WL, Chen Y, Wang P, Song W, Lau SY, Rayner JM, Smith GJ, Webster RG, Peiris JS, Lin T, Xia N, Guan Y, Chen H (2008) "Antigenic profile of avian H5N1 viruses in Asia from 2002 to 2007". J Virol., 82 (4), pp. 1798-1807.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự lưu hành virus cúm a h5n1 tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình và đánh giá đáp ứng miễn dịch trên vịt sau tiêm vaccine QB7412 (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)