ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp ổn định sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 32)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ nông dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (chủ yếu tập trung nghiên cứu tại xã Thanh trạch, Đồng Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch và thị trấn Hoàn Lão).

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp ổn định sinh kế của hộ nông dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người dân bị thu hồi đất, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục và phát triển kinh tế hộ.

- Phạm vi về không gian: tiến hành nghiên cứu tại xã Thanh trạch, Đồng Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch và thị trấn Hoàn Lão – huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập qua 3 năm (2014 - 2016).

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Tình hình thu hồi đất ở trung tâm huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 2.2.2. Hoạt động sinh kế của hộ dân để thích ứng với việc bị thu hồi đất (bao gồm cả nội dung đền bù và sử dụng đền bù)

2.2.3. Kết quả hoạt động sinh kế của hộ sau khi bị thu hồi đất 2.2.4. Kết quả ổn định đời sống của hộ sau khi bị thu hồi đất. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

- Tiến hành nghiên cứu tại các xã Thanh trạch, Đồng Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch và thị trấn Hoàn Lão.

- Chọn hộ nghiên cứu:

Chọn 60 hộ nông dân bị thu hồi. Theo tiêu chí này có 3 nhóm hộ sau:

+ Nhóm 1: Nhóm hộ bị mất nhiều đất: là hộ có diện tích đất bị thu hồi lớn trên 70% tổng diện tích đất canh tác được giao.

+ Nhóm 2: Nhóm hộ bị mất vừa đất: là hộ có diện tích đất bị thu hồi từ 30- 70% tổng diện tích đất canh tác được giao.

+ Nhóm 3: Nhóm hộ bị mất ít đất: là hộ có diện tích đất bị thu hồi dưới 30% tổng diện tích đất canh tác được giao.

Số mẫu cụ thể cho mỗi nhóm được chia theo tỷ lệ hộ mất đất so với tổng số hộ bị thu hồi đất.

Bảng 2.1: Mẫu điều tra

Diễn giải SL (hộ) Cơ cấu (%) Điều tra (hộ)

1. Tổng số hộ bị thu hồi đất 487 100 60

2. Số hộ mất trên 70% DT 96 19,7 26

3. Số hộ mất từ 30- 70% DT 215 44,2 15

4. Số hộ mất từ <30% DT 176 36,1 19

Nguồn: Chọn mẫu điều tra của tác giả

Chọn 3 nhóm hộ trên để xem xét bối cảnh dễ gây tổn thương đối với hộ, tình trạng và sự dịch chuyển các nguồn lực sinh kế của hộ, sự thay đổi chiến lược và mô hình sinh kế của hộ, kết quả sinh kế của từng nhóm hộ, những khó khăn về sinh kế của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất...

2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

2.3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tài liệu, số liệu về tình hình thu hồi đất tại Chi Cục thống kê huyện Bố Trạch, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình.

- Thu thập các số liệu về thống kê tình hình thu hồi đất, biến động đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bố Trạch.

- Thu thập các tài liệu, số liệu về quy hoạch đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và huyện Bố Trạch tại Sở xây dựng tỉnh Quảng Bình.

- Thu thập các văn bản, nghị quyết, nghị định, thông tư, điều luật của cơ quan nhà nước cấp Trung ương và địa phương có liên quan đến thu hồi đất từ Internet, Sở Tài nguyên & Môi trường và Sở xây dựng tỉnh Quảng Bình.

- Thu thập những tài liệu nghiên cứu từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những báo cáo, tài liệu hội thảo, thu thập thông tin để có số liệu về thu hồi

đất.

2.3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

- Tiến hành xây dựng hệ thống các câu hỏi theo mẫu, điều tra các hộ gia đình bị thu hồi đất; Các cán bộ phòng, ban; cán bộ quản lý đất đai tại xã nghiên cứu.

- Phỏng vấn cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bố Trạch.

- Điều tra, phỏng vấn sâu cán bộ địa chính để thu thập thông tin về tình hình thu hồi đất.

2.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả:

Dùng để phân tích, mô tả tổng quát về tình hình địa bàn nghiên cứu, thực trạng quản lý và sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.

- Sử dụng phần mềm Excel:

Các tài liệu thu thập được đưa vào máy tính, dùng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán.

- Phương pháp phân tích tổng hợp:

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu đã thu thập được dùng để đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; ....

2.3.4. Phương pháp khảo sát thực địa

Điều tra, khảo sát, chụp ảnh thực địa tạo một số địa điểm trong vùng nghiên cứu nhằm kiểm chứng tính sát thực của thông tin đã thu thập từ các cơ quan, tổ chức và các cá nhân liên quan.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN BỐ TRẠCH 3.1.1. Khái quát vềđiều kiện tự nhiên 3.1.1. Khái quát vềđiều kiện tự nhiên

Huyện Bố Trạch là một trong tám đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Bình, nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 211.548,88 ha chiếm 26,33 % diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, là một trong số ít huyện có chiều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam, vừa tiếp giáp với biển Đông vừa tiếp giáp với đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.

a) Vị trí địa lý

Bố Trạch nằm về phía Bắc thành phố Đồng Hới, có tọa độ địa lý từ 170 14’39”đến 170 43' 48” Vĩ độ Bắc và 1050 58’ 3’’ đến 1050 35’ 573’’ Kinh độ Đông.

Vị trí vùng nghiên cứu

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bố Trạch, 2016)

- Phía Bắc giáp huyện Tuyên Hóa và huyện Quảng Trạch, phía Tây Bắc giáp huyện Minh Hóa;

- Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh, phía Đông Nam giáp Thành phố Đồng Hới;

- Phía Đông giáp Biển Đông;

b) Địa hình, địa mạo

- Vùng địa hình núi đá vôi phân bố ở các xã Thượng Trạch, Tân Trạch, Sơn Trạch, Xuân Trạch và Phúc Trạch chiếm hơn 1/3 diện tích tự nhiên của huyện.

- Vùng núi thấp và gò đồi là vùng tiếp giáp giữa vùng núi cao và vùng đồng bằng gồm nhiều dãy núi thấp xen kẻ là những thung lũng phân bố ở các xã Hưng Trạch, Cự Nẫm, Phú Định, Tây Trạch, Vạn Trạch, Sơn Lộc, Liên Trạch ...

- Vùng đồng bằng là vùng đất hẹp chạy dọc ven quốc lộ 1A, địa hình tương đối bằng phẳng, hình thành bởi phù sa vùng hạ lưu của các con sông lớn, đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện thuộc các xã Hoàn Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, TT Hoàn Lão, Đồng Trạch, Hải Trạch, Thanh Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch....Ven biển có cồn cát và dãi cát trắng tập trung ở các xã Nhân Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch, Thanh Trạch [6].

c) Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Bố Trạch mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ. Hàng năm, thường chịu ảnh hưởng của ba luồng gió chính. Gió mùa Đông Bắc thổi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Ben Gan tràn qua lục địa luồn qua các các dãy núi phía Tây, đặc biệt là dãy Trường Sơn thổi qua. Từ tháng 6 đến tháng 7 trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày gió mùa Tây Nam rất khô và nóng, nhân dân thường gọi là “gió Lào”. Mùa gió Đông Nam mát mẽ thổi vào từ biển Thái Bình Dương mà người ta thường gọi là gió nồm.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển bắc miền Trung. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng xảy ra gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất, đời sống và con người . Để giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra, hàng năm nhân dân Bố Trạch đầu tư hàng chục tỷ đồng cho việc phòng chống lụt bão và kiên cố hạ tầng cơ sở [6].

d) Đặc điểm thuỷ văn

Bố Trạch có 2 sông chính đó là sông Gianh, sông Dinh. Ngoài ra còn có hệ thống các sông, suối nhỏ phân bố đều trên địa bàn huyện với đặc điểm chung là chiều dài ngắn, độ uốn khúc lớn, lưu vực nhỏ dốc nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là về mùa lũ.

Trong mùa mưa lũ, nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp, triều cường nước sông lên nhanh gây lũ ngập lụt lớn trên diện rộng. Ngược lại, về mùa khô nước sông xuống thấp, dòng chảy trong các tháng kiệt nhỏ. Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Bố Trạch theo mùa rõ rệt. Hầu hết các con sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở các thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở các hạ lưu. Vì vậy, vùng đất thấp ở hạ lưu các con sông thường bị nhiễm mặn tác động xấu đến sản

xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể lợi dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ.

Trên địa bàn huyện có hệ thống hồ đập thuỷ lợi lớn, nhỏ với diện tích khoảng trên 1500 ha, có tác dụng giữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và hạn chế lũ vào mùa mưa [6].

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất đai

Với tổng diện tích điều tra là 211.548,88 ha, phân loại đất đai huyện Bố Trạch được phân thành 18 loại đất.

b) Tài nguyên khoáng sản

Huyện Bố Trạch được coi là một vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đã được điều tra khảo sát nhưng chưa được khai thác nhiều và được xem ở dạng tiềm năng.

c) Tài nguyên rừng

Toàn huyện có 167.082,64 ha đất rừng, chiếm 79% diện tích tự nhiên.

d) Tài nguyên du lịch

Bố Trạch là huyện được thiên nhiên ưu đãi có điều kiện sinh thái đa dạng bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái núi rừng, bờ biển, đồng bằng, đồi , trong đó có những nơi có thể xây dựng thành các điểm du lịch sinh thái, tắm biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a) Khái quát chung về sự phát triển kinh tế - xã hội

Nhờ sự chuyển đổi cơ chế quản lý cùng với sự phát triển chung của đất nước, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cơ chế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng. Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2011) và đặc biệt trong giai đoạn (2005 - 2011), cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Từ một nền kinh tế nông nghiệp với 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần với tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại ngày một tăng, tỉ trọng nông nghiệp giảm dần [7].

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành huyện Bố Trạch

Ngành Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nông - lâm - thủy sản % 36,48 34,41 32,92

Công nghiệp - xây dựng % 24,27 24,90 25,13

Dịch vụ % 39,25 40,69 41,95

Cộng 100 100 100

(Nguồn [9], [10], [11])

Theo số liệu thống kê cho thấy nhịp độ tăng trưởng kinh tế của trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm từ 2001 - 2005 là 9,66% và từ 2006 - 2010 là 11,62%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 9,6 triệu đồng, năm 2014 là 13,4 triệu đồng, năm 2015 là 16,6 triệu đồng và năm 2016 là 18,7 triệu đồng. Sự hiện đại hóa, công nghiệp hóa cũng được thể hiện rõ qua cơ cấu kinh tế các năm từ 2014 đến 2016 tại bảng 3.1 [8], [9], [10], [7].

* Dân cư: Dân số trung bình năm 2016 của huyện Bố Trạch là 180.335 người, trong đó (90,5% sống ở khu vực nông thôn và 9,5% ở khu vực đô thị) [30]. Với diện tích tự nhiên toàn huyện là 212.417,63 ha, mật độ dân số năm 2016 chỉ có 84,9 người/km2, đây là một trong những huyện có mật độ dân số thấp của tỉnh Quảng Bình (Mật độ dân cư của huyện Quảng Trạch 337 người/km2, của TP. Đồng Hới là 723người/km2 toàn tỉnh Quảng Bình là 106 người/km2) [11], [7].

* Lao động:Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Mọi mô hình tăng trưởng kinh tế, yếu tố lao động luôn được đề cập đến. Quyết định đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của một đất nước, một vùng hay một huyện phụ thuộc phần lớn vào tốc độ gia tăng của yếu tố lao động. Năm 2016, theo thống kê dân số trung bình huyện Bố Trạch là 180.355 người. Số người trong độ tuổi lao động là 105.452 người, chiếm tỉ lệ trên 58,46% tổng dân số, trong khi tỉ lệ này năm 1994 là 47,2%. Đây là tỉ lệ tương đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số huyện Bố Trạch dân số trẻ chiếm tỉ lệ rất cao (trên 60% dân số là lứa tuổi dưới 34). Tuy nhiên trong độ tuổi lao động chỉ có 92,4% số người đang lao động trong các ngành kinh tế quốc dân, số còn lại đang đi học, nội trợ, thiếu việc làm hoặc không có khả năng lao động [11], [7].

b) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa

* Giao thông: Hệ thống giao thông của huyện khá hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân. Mạng lưới giao thông đường bộ phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn huyện, đến nay đã có 30/30 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, thị trấn. Hiện nay, nhiều tuyến đường bộ được đầu tư xây dựng, nâng cấp tu bổ. Ngoài ra, còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài trên 25 km với 4 ga tàu, các tuyến đường thủy nội địa chủ yếu trên sông Gianh và sông Son. Bố Trạch còn có đường bờ biển với 24 km, có cảng Gianh, Lý Hòa, Nhân Trạch thuận lợi cho khai thác phát triển dịch vụ vận tải biển [7].

* Thủy lợi: Toàn huyện có 62 công trình thủy lợi, đảm bảo tưới 6.004 ha (3.839 ha vụ đông xuân và 3.837 ha vụ hè thu, nhưng thực tế chỉ tưới được 3.659 ha vụ đông xuân và 2.165 ha vụ hè thu) [7]. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng đến công tác thủy lợi như tu sửa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi. Nhưng do hệ thống thủy lợi xây dựng chưa hoàn thiện và còn hạn chế nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho cả huyện. Vì vậy, sản xuất nông - lâm - ngư vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

* Hệ thống cung cấp điện: Đến cuối năm 2016 có 28/30 xã, thị trấn có lưới điện quốc gia (chiếm tỷ lệ 93,3% số xã). Cơ sở hạ tầng ngành điện gồm 3 trạm biến áp trung gian, hệ thống đường dây 35kV: 45 km, đường dây từ 6 - 22 kV: 184km. Toàn huyện hiện có 256 trạm biến thế với tổng công suất 45.860 KVA . Nguồn cung cấp điện cho huyện Bố Trạch qua 3 trạm biến áp trung gian là Hoàn Lão, Hưng Trạch và Nam Gianh. Hiện huyện còn 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch không thể cấp điện bằng nguồn lưới điện quốc gia do điều kiện địa hình trắc trở [11].

* Văn hóa thể thao:Giai đoạn 2006 -2011, phong trào xây dựng làng, đơn vị văn hóa phát triển theo chiều sâu. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp ổn định sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)