Sự dịch chuyển nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp ổn định sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 59 - 63)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3.1. Sự dịch chuyển nguồn lực tự nhiên

Nói đến nguồn lực tự nhiên thì phải kể đến nguồn lực đất đai. Vì đây là tài sản sinh kế đặc biệt của các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Đất đai đưa đến công ăn việc làm cho người dân, đưa đến nguồn thực phẩm quan trọng.

Đất đai trong nông hộ được xem xét dưới nhiều khía cạnh: Quy mô đất đai, sự biến động của từng loại đất, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp…

* Về quy mô đất đai của hộ

Sau khi bị thu hồi đất quy mô đất đai của hộ bị giảm rất nhiều.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, có sự dịch chuyển lớn ở diện tích đất nông nghiệp trong 3 năm 2014 – 2016. Năm 2014, bình quân đất nông nghiệp/hộ ở nhóm I là 1348.33 m2, đến năm 2016 chỉ còn 201.06 m2, giảm 83.09%. Ở nhóm II cũng giảm từ 1608.25 m2/hộ xuống còn 914.75 m2/hộ, tương ứng với giảm 43.12%. Tính chung cho cả 3 nhóm thì năm 2016 diện tích đất nông nghiệp của một hộ giảm 45.06% so với năm 2014. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân 1 hộ năm 2016 chỉ còn là 817.55 m2/hộ, trong đó nhóm III diện tích đất sản xuất nông nghiệp gấp 7.88 lần nhóm I. Điều này cho thấy rất nhiều hộ nông dân đã không còn nguồn sinh kế là đất canh tác kể từ khi bị thu hồi đất để đầu tư xây dựng KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông. Đất canh tác ở trung tâm huyện Bố Trạch cũng chủ yếu tập trung ở loại đất 2 vụ lúa. Diện tích cây vụ đông gần như không có ở nhóm hộ điều tra đó là do địa hình, loại đất và đặc biệt là thói quen canh tác. Từ đây có thể thấy nguồn tài sản sinh kế đặc biệt là đất đai của hộ đã bị thu hẹp rất nhiều. Hơn thế nữa diện tích đất canh tác còn lại cũng bị sử dụng lãng phí do người dân không còn mặn mà với cây vụ đông.

Diện tích đất thổ cư bình quân 1 hộ đạt 419.15m2. Trong đó có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm hộ nghiên cứu, nhóm hộ không bị thu hồi đất (nhóm III) có diện tích đất thổ cư là 705.45 m2/hộ, gấp hơn 2 lần nhóm I và nhóm II. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do việc chuyển đổi đất canh tác thành vườn và ao hoặc có hộ chuyển thành đất xây nhà cửa, nhà xưởng. Như hộ nhà ông Hoàng Văn Quang chuyển 1440 m2 thành vườn và ao, hộ nhà ông Nguyễn Thế Hải chuyển 1620 m2.

Bảng 3.7: Diện tích đất đai BQ của các nhóm hộ điều tra giai đoạn 2014 - 2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2016 So sánh (%) Nhóm I (1) Nhóm II (2) Nhóm III (3) Chung (4) Nhóm I (5) Nhóm II (6) Nhóm III (7) Chung (8) 5/1 6/2 7/3 8/4 1. Đất thổ cư m2 278.67 300 705.45 419.15 278.67 300 705.45 419.15 100 100 100 100 - Nhà ở m2 134.44 122.5 196.18 151.01 134.44 122.5 196.18 151.01 100 100 100 100 - Nhà cho thuê m2 0 0 0 0 1.3 0 0 0.56 - - - - - Vườn m2 108.08 141.5 295.64 175.829 106.78 141.5 295.64 175.27 98.80 100 100 99.68 - Ao m2 36.15 36 213.63 92.31 36.15 36 213.63 92.31 100 100 100 100 2. Đất NN m2 1348.33 1608.25 1584.44 1488.08 201.06 914.75 1584.44 817.55 14.91 56.88 100 54.94 - Đất 1 lúa m2 - - - - - - - - - - - - - Đất 2 lúa m2 1348.33 1608.25 1584.44 1488.08 201.06 914.75 1584.44 817.55 14.91 56.88 100 54.94 - Đất 2 lúa - 1 màu m2 - - - - - - - - - - - - - Đất chuyên màu m2 - - - - - - - - - - - - 3. Một số chỉ tiêu

- Đất NN/khẩu m2/khẩu 389.69 415.57 385.51 394.72 58.20 236.37 385.51 216.86 14.93 56.88 100 54.94 - Đất NN/LĐ m2/LĐ 627.13 804.13 716.94 692.13 93.52 457.38 716.94 380.26 14.91 56.88 100 54.94

Trong cơ cấu đất thổ cư thì diện tích dành cho nhà ở (bao gồm cả nhà xưởng sản xuất đồ gỗ…) tính chung cho cả 3 nhóm chiếm 36.03%, riêng nhóm I chiếm đến 48.24%. Diện tích vườn chiếm 41.81% trong đó nhóm III có diện tích vườn bình quân 1 hộ là lớn nhất 295.64 m2. Vườn chủ yếu trồng rau, cây ăn quả, có một số hộ trồng cây cảnh (tùng, si). Diện tích ao nuôi cá chiếm 22.02% diện tích đất thổ cư của hộ. Cũng giống như vườn, diện tích ao bình quân 1 hộ của nhóm III cũng lớn nhất trong 3 nhóm, đạt 213.63 m2, gấp rất nhiều lần nhóm I và II. Đó là do chuyển đổi từ đất canh tác sang đất vườn và ao. Trong 3 năm 2014 - 2016 cơ cấu đất thổ cư của nhóm hộ II và III không có thay đổi, chỉ có nhóm hộ I có thêm diện tích đất nhà cho thuê trong cơ cấu đất thổ cư. Việc đầu tư xây dựng KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông vẫn đang triển khai chưa đi vào hoạt động. Vì thế mà số lượng công nhân còn ít, nhu cầu thuê nhà chưa cao. Do vậy việc xây dựng nhà cho thuê chưa phát triển. Diện tích nhà cho thuê ở nhóm I chỉ chiếm 0.47% trong cơ cấu đất thổ cư của hộ. Nhưng trong tương lai khi các nhà máy, KCN được đi vào hoạt động thì nhà cho thuê sẽ là tài sản sinh kế ổn định cho hộ nông dân mất đất cũng như những hộ không mất đất.

* Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân

Bảng 3.8: Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp năm 2016

Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số hộ điều tra 26 100 15 100 19 100 60 100 - Thừa đất sản xuất - - 1 6.67 3 15.79 4 6.67 - Đủ đất sản xuất 7 26.92 4 26.67 13 68.42 24 40.00

- Thiếu đất sản xuất 19 73.08 10 66.67 3 15.79 32 53.33

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra.

Các xã trung tâm huyện Bố Trạch chủ yếu sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn sinh kế khá lớn cho nhiều hộ nông dân. Chính vì thế mà có đến 53.33% số hộ điều tra cho rằng hiện tại họ thiếu đất sản xuất, đặc biệt là nhóm hộ I (nhóm bị mất nhiều đất sản xuất) thì có đến 73.08% số hộ cho biết là họ thiếu đất sản xuất, còn lại 26.92% số hộ cho biết là diện tích đất còn lại cũng đủ để họ sản xuất. Đây phần lớn là những hộ sức khoẻ yếu không làm được nhiều hoặc đã có ngành nghề, việc làm cho lao động trong gia đình. Tính chung trong 3 nhóm có 24/60 hộ điều tra (40%)

cho rằng diện tích đất nông nghiệp hiện tại của gia đình họ là đủ trong đó nhóm III là nhóm hộ không bị mất đất sản xuất có 13/19 hộ.

Bên cạnh đó có 6.67% số hộ điều tra cho là thừa đất sản xuất trong đó có 1 hộ thuộc nhóm II (nhóm mất ít đất sản xuất). Những hộ này thường cho họ hàng canh tác hoặc cho người khác thuê đất sản xuất. Đây là những hộ có công việc với thu nhập cao hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Vì thế họ bỏ không làm nông nghiệp trên diện tích còn lại hoặc có làm cũng không đầu tư nhiều vào đó.

Như vậy ta thấy sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông thì nguồn lực đất đai có sự dịch chuyển khá lớn. Tính chung trong cả 3 nhóm hộ điều tra thì mỗi hộ bị giảm 43.06% đất sản xuất, trong đó chủ yếu là đất 2 vụ lúa. Đất thổ cư cũng có sự dịch chuyển ở nhóm hộ I. Việc sử dụng đất nông nghiệp của hộ còn nhiều lãng phí, mặc dù nguồn lực đất đai của hộ bị thu hẹp nhưng hộ không tận dụng diện tích đất còn lại để thâm canh tăng vụ mà vẫn giữ nguyên diện tích đất 2 vụ lúa. Mô hình sinh kế cho thuê nhà chưa có điều kiện phát triển nhưng trong tương lai nó sẽ là nguồn sinh kế ổn định cho người dân mất đất. Mất đất  sản xuất giảm  lương thực giảm  nhiều hộ thu hẹp dần quy mô chăn nuôi.

3.3.2. Sự dịch chuyển nguồn lực con người a, Chủ hộ của các hộđiều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp ổn định sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)