Sự dịch chuyển nguồn lực vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp ổn định sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 78 - 81)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3.4. Sự dịch chuyển nguồn lực vật chất

a, Cơ sở vật chất của hộ

Nhà ở là một tài sản rất quan trọng của hộ. Với đa số các hộ thì nó còn là tài sản lớn nhất. Qua điều tra các hộ cho thấy có 68.33% số hộ đã có nhà mái bằng và nhà tầng, còn lại 31.67% là nhà mái ngói, không có nhà mái lá hay nhà tạm ở địa phương. Nhóm hộ không mất đất và nhóm hộ mất ít đất có số nhà mái bằng nhiều hơn nhóm hộ I. Nhìn chung điều kiện nhà ở của các hộ điều tra kiên cố, khá khang trang. Điều đó cũng nói lên sinh kế của người dân nơi đây khá ổn định.

Bảng 3.17: Tài sản nhà ở của nhóm hộ điều tra năm 2016

Chỉ tiêu

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung

SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%)

Nhà mái bằng 16 61.54 11 73.33 14 73.68 41 68.33

Nhà ngói 10 38.46 4 26.67 5 26.32 19 31.67

Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra.

Về các tài sản khác phục vụ cho đời sống và sản xuất của hộ như xe đạp, xe máy, ti vi, tủ lạnh, điện thoại, máy bơm nước… của các hộ điều tra cũng khá đầy đủ. Tính đến cuối năm 2016, 100% số hộ có ti vi, 98.33 % số hộ điều tra có máy bơm nước. Điều đáng mừng ở đây là có đến 81.67% số hộ đã có xe máy, có hộ còn có 2 chiếc, 80% số hộ có điện thoại, có 1 hộ thuộc nhóm I trong tổng số 60 hộ điều tra có ô tô tải. Điều này cho thấy nhìn chung đời sống của các hộ dân ở đây ở mức khá, tuy vậy cũng còn rất nhiều hộ còn khá nghèo, tài sản trong gia đình không có nhiều (đây thường là những gia đình tuổi cao lại neo người hoặc những gia đình mới tách hộ được vài năm chưa có điều kiện mua sắm đồ dùng).

Bảng 3.18: Tình hình tài sản phục vụ sản xuất và đời sống của hộ

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2016

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chung

Sốhộ (hộ) SL (chiếc) Số hộ (hộ) SL (chiếc) Số hộ (hộ) SL (chiếc) Số hộ (hộ) CC (%) Số hộ (hộ) SL (chiếc) Số hộ (hộ) SL (chiếc) Số hộ (hộ) SL (chiếc) Số hộ (hộ) CC (%) Bình thuốc sâu 18 18 11 11 16 16 45 75.00 15 15 11 11 16 16 42 70 Máy bơm nước 26 28 15 15 18 21 59 98.33 26 28 15 15 18 21 59 98.33 Xe đạp 25 40 14 21 19 35 58 96.67 25 40 14 21 19 35 58 96.67 Xe máy 19 24 11 13 19 21 49 81.67 19 24 11 13 19 21 49 81.67 Ti vi 26 27 15 15 19 19 60 100.00 26 27 15 15 19 19 60 100 Tủ lạnh 13 13 2 2 9 9 24 40.00 14 14 3 3 9 9 26 43.33 Điện thoại 18 - 13 - 15 - 46 76.67 19 - 13 - 16 - 48 80 Giường 26 52 15 35 19 50 60 100.00 26 52 15 35 19 50 60 100 Ô tô/công nông 1 1 0 - 0 - 1 1.67 1 1 0 - 0 - 1 1.67

Như vậy ta thấy tài sản nhà ở và đời sống - sản xuất sau khi có KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông không có sự chuyển dịch nhiều. Chỉ có 2; 3 hộ sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng trong nhà cũng rất ít. Năm 2016 đã có thêm 2 hộ mua tủ lạnh và mắc điên thoại, trong khi đó ở nhóm hộ I số bình thuốc sâu giảm dần vì nhóm hộ này có nhiều hộ không còn đất để canh tác. Chỉ có một vài hộ đầu tư cho ngành nghề của gia đình (mở rộng diện tích nhà xưởng và mua sắm thêm dụng cụ).

Tài sản nhà ở và các tài sản khác phục vụ cho đời sống và sản xuất nếu tốt sẽ có tích cực đến nguồn lực con người.

b, Thay đổi về cơ sở hạ tầng của địa phương

Bảng 3.19: Cảm nhận về sự thay đổi cơ sở hạ tầng của địa phương

Chỉ tiêu

Tốt lên Không đổi Kém đi

Số hộ (hộ) CC (%) Số hộ (hộ) CC (%) Số hộ (hộ) CC (%)

1. Công trình giao thông 58 96.67 2 3.33 0 0.00

2. Công trình điện 26 43.33 30 50.00 4 6.67

3. Công trình thuỷ lợi 23 38.33 31 51.67 6 10.00

4. Công trình phúc lợi 47 78.33 12 20.00 1 1.67

5. Chợ nông thôn 19 31.67 41 68.33 0 0.00

6. HT thông tin liên lạc 56 93.33 4 6.67 0 0.00

7. Hệ thống nước sạch 31 51.67 29 48.33 0 0.00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra.

CSHT của địa phương có tác động lớn đến đời sống của người dân. CSHT tốt sẽ phục vụ tốt cho kinh tế xã hội của địa phương cũng như đời sống của nhân dân. Nghiên cứu cảm nhận về sự thay đổi CSHT của người dân ta thấy hệ thống đường giao thông và hệ thống thông tin liên lạc, công trình phúc lợi có sự thay đổi theo chiều hướng đi lên. Có trên 96.67% số hộ điều tra cảm thấy đường giao thông tốt hơn, 93.33% số hộ cho rằng hệ thống thông tin liên lạc đã cải thiện tốt hơn trước. Đây là điều đáng mừng nó cho thấy đã có tác động tốt tới CSHT của địa phương. Bên cạnh đó hệ thống điện, nước sạch, thuỷ lợi và chợ nông thôn cũng có

thay đổi tốt lên nhưng mức độ chậm hơn. Tuy nhiên cũng có vài ý kiến cho rằng một số hạng mục đã bị giảm sút về chất lượng trong nhiều năm qua. Cụ thể là có 10% số hộ cho rằng công trình thuỷ lợi đã bị xuống cấp mà chưa được đầu tư tu sửa. Điều này là do khi KCN, khu đô thị, khu dân cư, làm đường giao thông được xây dựng đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, mặc dù địa phương cũng đã có khắc phục nhưng chưa đảm bảo. 6.67% số hộ cho rằng công trình điện bị xuống cấp. Còn 68.33% số hộ cho rằng hệ thống chợ nông thôn chưa thay đổi. Như vậy một số hạng mục cơ sở hạ tầng cần quan tâm phát triển để có thể hỗ trợ cho việc phát triển sinh kế của người dân tốt hơn.

Qua nghiên cứu nguồn lực vật chất của hộ dân ta thấy:

- Cơ sở vật chất của hộ nhìn chung đã ở mức khá đầy đủ, tuy còn nhiều gia đình khó khăn cần sự giúp đỡ.

- Cơ sở hạ tầng của địa phương cũng đã có nhiều cải thiện đáng kể, hỗ trợ cho sinh kế bền vững của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp ổn định sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)