Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp ổn định sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 37 - 41)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

a) Khái quát chung về sự phát triển kinh tế - xã hội

Nhờ sự chuyển đổi cơ chế quản lý cùng với sự phát triển chung của đất nước, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cơ chế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng. Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2011) và đặc biệt trong giai đoạn (2005 - 2011), cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Từ một nền kinh tế nông nghiệp với 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần với tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại ngày một tăng, tỉ trọng nông nghiệp giảm dần [7].

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành huyện Bố Trạch

Ngành Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nông - lâm - thủy sản % 36,48 34,41 32,92

Công nghiệp - xây dựng % 24,27 24,90 25,13

Dịch vụ % 39,25 40,69 41,95

Cộng 100 100 100

(Nguồn [9], [10], [11])

Theo số liệu thống kê cho thấy nhịp độ tăng trưởng kinh tế của trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm từ 2001 - 2005 là 9,66% và từ 2006 - 2010 là 11,62%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 9,6 triệu đồng, năm 2014 là 13,4 triệu đồng, năm 2015 là 16,6 triệu đồng và năm 2016 là 18,7 triệu đồng. Sự hiện đại hóa, công nghiệp hóa cũng được thể hiện rõ qua cơ cấu kinh tế các năm từ 2014 đến 2016 tại bảng 3.1 [8], [9], [10], [7].

* Dân cư: Dân số trung bình năm 2016 của huyện Bố Trạch là 180.335 người, trong đó (90,5% sống ở khu vực nông thôn và 9,5% ở khu vực đô thị) [30]. Với diện tích tự nhiên toàn huyện là 212.417,63 ha, mật độ dân số năm 2016 chỉ có 84,9 người/km2, đây là một trong những huyện có mật độ dân số thấp của tỉnh Quảng Bình (Mật độ dân cư của huyện Quảng Trạch 337 người/km2, của TP. Đồng Hới là 723người/km2 toàn tỉnh Quảng Bình là 106 người/km2) [11], [7].

* Lao động:Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Mọi mô hình tăng trưởng kinh tế, yếu tố lao động luôn được đề cập đến. Quyết định đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của một đất nước, một vùng hay một huyện phụ thuộc phần lớn vào tốc độ gia tăng của yếu tố lao động. Năm 2016, theo thống kê dân số trung bình huyện Bố Trạch là 180.355 người. Số người trong độ tuổi lao động là 105.452 người, chiếm tỉ lệ trên 58,46% tổng dân số, trong khi tỉ lệ này năm 1994 là 47,2%. Đây là tỉ lệ tương đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số huyện Bố Trạch dân số trẻ chiếm tỉ lệ rất cao (trên 60% dân số là lứa tuổi dưới 34). Tuy nhiên trong độ tuổi lao động chỉ có 92,4% số người đang lao động trong các ngành kinh tế quốc dân, số còn lại đang đi học, nội trợ, thiếu việc làm hoặc không có khả năng lao động [11], [7].

b) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa

* Giao thông: Hệ thống giao thông của huyện khá hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân. Mạng lưới giao thông đường bộ phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn huyện, đến nay đã có 30/30 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, thị trấn. Hiện nay, nhiều tuyến đường bộ được đầu tư xây dựng, nâng cấp tu bổ. Ngoài ra, còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài trên 25 km với 4 ga tàu, các tuyến đường thủy nội địa chủ yếu trên sông Gianh và sông Son. Bố Trạch còn có đường bờ biển với 24 km, có cảng Gianh, Lý Hòa, Nhân Trạch thuận lợi cho khai thác phát triển dịch vụ vận tải biển [7].

* Thủy lợi: Toàn huyện có 62 công trình thủy lợi, đảm bảo tưới 6.004 ha (3.839 ha vụ đông xuân và 3.837 ha vụ hè thu, nhưng thực tế chỉ tưới được 3.659 ha vụ đông xuân và 2.165 ha vụ hè thu) [7]. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng đến công tác thủy lợi như tu sửa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi. Nhưng do hệ thống thủy lợi xây dựng chưa hoàn thiện và còn hạn chế nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho cả huyện. Vì vậy, sản xuất nông - lâm - ngư vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

* Hệ thống cung cấp điện: Đến cuối năm 2016 có 28/30 xã, thị trấn có lưới điện quốc gia (chiếm tỷ lệ 93,3% số xã). Cơ sở hạ tầng ngành điện gồm 3 trạm biến áp trung gian, hệ thống đường dây 35kV: 45 km, đường dây từ 6 - 22 kV: 184km. Toàn huyện hiện có 256 trạm biến thế với tổng công suất 45.860 KVA . Nguồn cung cấp điện cho huyện Bố Trạch qua 3 trạm biến áp trung gian là Hoàn Lão, Hưng Trạch và Nam Gianh. Hiện huyện còn 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch không thể cấp điện bằng nguồn lưới điện quốc gia do điều kiện địa hình trắc trở [11].

* Văn hóa thể thao:Giai đoạn 2006 -2011, phong trào xây dựng làng, đơn vị văn hóa phát triển theo chiều sâu. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa năm 2016 đạt 70,70%; có 239 thôn, tiểu khu đã có nhà văn hóa khang trang. Mạng lưới truyền thanh cơ sở phủ kín cho 30 xã, thị trấn và có 30 xã, thị trấn đã được phủ sóng truyền hình [7], [11].

c) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu

* Nông - Lâm - Thủy sản

- Nông nghiệp: Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất cùng với việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mới đã làm cho năng suất lao động tăng lên dẫn đến hiệu quả kinh tế của Huyện nhà ngày càng tăng.

+ Về trồng trọt: Trong cơ cấu giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ một vị trí quan trọng. Cụ thể: Giá trị sản xuất về trồng trọt năm 2016: 765 tỷ đồng

chiếm tỷ lệ 50,21% cơ cấu ngành. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất ngày càng nhiều đã đem lại những hiệu quả cao trong sản xuất [11].

+ Về chăn nuôi: Phát triển ổn định cả về số lượng và chất lượng. Giá trị sản xuất năm 2016 đạt 746 tỷ đồng chiếm 48,92% cơ cấu ngành nông nghiệp [11].

- Lâm nghiệp:

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Bố Trạch là 170882,95 ha, trong đó rừng đặc dụng 93005,51 ha; rừng phòng hộ 19292,32 ha; rừng sản xuất 58585,12 ha. Năm 2016, giá trị sản xuất đạt 137.879 triệu đồng (giá thực tế) [11].

Công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi, trồng rừng kết hợp với giao đất, giao rừng cho nhân dân đạt hiệu quả cao.

Công tác bảo vệ rừng và hạn chế nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép đã được quan tâm đúng mức. Năm 2016, trồng tập trung được 656,6 ha.

- Thủy sản:Trong thời gian qua huyện đã quan tâm đầu tư phát triển ngành thủy sản. Năm 2016, giá trị sản xuất ngành thủy sản (giá so sánh) là 519.957 triệu đồng, với diện tích nuôi trồng là 944,24 ha. Sản lượng năm 2016 đạt 19.058,9 tấn tăng 148,1 tấn so với năm 2015. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh cả về diện tích và đầu tư chiều sâu [10], [11].

* Ngành công nghiệp và xây dựng

- Đối với ngành công nghiệp:

Giai đoạn 2001- 2010, phát triển theo xu thế giảm dần tốc độ tăng trưởng nhưng tăng dần tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế của huyện, tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh năm 2010 với 2005 là 1,23%. Năm 2016, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp là 364.869,9 triệu đồng. Trong đó, công nghiệp chế biến đóng góp phần giá trị lớn nhất 317.369,4 triệu đồng. Hiện nay, một số dự án trong chương trình phát triển công nghiệp của huyện hoạt động đạt kết quả tốt như sản xuất gạch Block công suất 7 triệu viên/năm, Composite công suất 1.000 tấn/năm…[11], [7].

- Đối với ngành xây dựng: Tổng vốn đầu tư tăng mạnh do có nhiều dự án lớn được đầu tư cho xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng các ngành kinh tế trong xu thế phát triển của huyện. Năm 2016, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình nhà nước và địa phương là 335.418,1 triệu đồng chủ yếu phục vụ các cơ sở nông - lâm nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục…[11].

* Thương mại, dịch vụ và du lịch

- Ngành thương mại và dịch vụ:

Các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra khá sôi động, quy mô ngày càng được mở rộng và phát triển nên đã đáp ứng tốt các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm

của ngành thương mại dịch vụ đạt 13,48%, năm 2010 là 115,67% với tỷ trọng giá trị tăng thêm chiếm 38,14% và đến năm 2016 tăng trưởng là 112,57%. Bên cạnh đó các lĩnh vực dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ vốn đều tăng, đặc biệt mạng lưới điện thoại và internet đã phủ kín các xã và phát triển mạnh trong khu vực dân cư [11], [7].

- Đối với du lịch:

Bắt đầu từ năm 2002, huyện đã triển khai thực hiện các chương trình phát triển du lịch với chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư. Tiềm năng về du lịch là một lợi thế mà ít huyện của tỉnh Quảng Bình có được, đó là bãi tắm biển Đá Nhảy ngay dưới chân đèo Lý Hòa, khu du lịch Sao Biển tại xã Lý Trạch đang được xúc tiến xây dựng và đặc biệt có vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và động Thiên Đường là kỳ tích thiên nhiên của thế giới. Ngoài ra hệ thống đường Hồ Chí Minh với bến phà Xuân Sơn, và di tích lịch sử hang Tám Cô đường 20 quyết thắng nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ… Đây được xem là tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng còn đang để dành cho con người Bố Trạch [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp ổn định sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất ở trung tâm huyện bố trạch tỉnh quảng bình (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)