Phương pháp điều tra tình hình sâu hại và sâu đục ngọn cây Lát hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục ngọn lát hoa (chukrasia tabularis) tại tỉnh hòa bình (Trang 33 - 35)

4. Những đóng góp mới của luận văn

2.3.2. Phương pháp điều tra tình hình sâu hại và sâu đục ngọn cây Lát hoa

- Điều tra bổ sung thành phần sâu hại cây Lát hoa ở Hòa Bình

Điều tra thành phần loài sâu hại trên cây Lát hoa theo phương pháp điều tra trên ô tiêu chuẩn (OTC) để xác định thành phần loài sâu hại. Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 8927:2013) lập các OTC để điều tra các loài sâu hại. Các OTC có diện tích mỗi ô là 500 m2 ở rừng trồng Lát hoa. Ranh giới OTC được xác định bằng cọc mốc sơn đỏ hoặc sơn vàng.

Địa điểm điều tra: Mai Châu và Tân Lạc. Tổng số = 10 OTC/huyện x 2 huyện = 20 OTC

Trong các OTC điều tra thu mẫu sâu hại ở các cây trong OTC. Thời gian điều tra định kỳ 30 ngày một lần, trong thời gian 3 tháng, từ tháng 6-8 năm 2019.

Thu mẫu ở ngoài hiện trường: đối với trưởng thành bay được sử dụng vợt chuyên dụng kết hợp với kẹp để lấy mẫu và bảo quản trong hộp nhựa đục lỗ nhỏ; đối với sâu non sử dụng dụng cụ cơ bản để thu như: panh, chổi lông, ống nghiệm, túi nilông và kết hợp với một số dụng cụ chuyên dụng khác. Đối với các loài mọt sử dụng bẫy phễu để thu con trưởng thành, sâu non, trứng và nhộng được thu từ các đoạn gỗ khúc, chẻ nhỏ. Bảo quản mẫu sâu non, nhộng và bằng cồn 70% và formol. Tất cả các mẫu thu đều được phân loại theo

giống, loài và các mẫu này được ghi rõ các thông tin như: thời gian thu mẫu, cây chủ, người thu, địa điểm thu mẫu.

Làm tiêu bản: Mẫu trưởng thành được sử dụng kim côn trùng để cố định và ghi rõ các thông tin trên nhãn (tên phổ thông, tên la tinh, người giám định, người thu mẫu, thời gian thu, địa điểm thu và cây chủ bị hại). Bảo quản tiêu bản: đối với sâu trưởng thành sau khi được cố định bằng kim trong các hộp mẫu sẽ được đặt trong tủ sấy ở nhiệt độ 35 - 40oC trong thời gian 5 - 10 ngày trước khi đặt vào tủ mẫu cùng với sillicagel để hút ẩm; đối với trứng, sâu non và nhộng được bảo quản trong lọ nhựa hoặc thủy tinh chứa dung dịch bảo quản sử dụng cồn 70% và formol.

- Điều tra tình hình sâu đục ngọn cây Lát hoa ở Hòa Bình

Đề tài tiến hành phân cấp mức độ bị sâu đục ngọn của rừng trồng Lát hoa ở giai đoạn dưới 5 tuổi. Việc điều tra được thực hiện tại tỉnh Hòa Bình, chọn ít nhất 10 điểm đại diện để điều tra.

Lập các ô tiêu chuẩn diện tích 500m2 tại rừng trồng Lát hoa ở giai đoạn 1-5 năm tuổi hiện có với 4 phương thức trồng gồm:

- Rừng trồng Lát hoa thuần loài

- Rừng trồng Lát hoa hỗn loài với cây bản địa - Rừng trồng Lát hoa hỗn loài với cây nông nghiệp - Lát hoa trồng phân tán

Địa điểm nghiên cứu: Mai Châu và Tân Lạc - Hòa Bình.

Số lượng: 6 ô/phương thức x 4 phương thức = 24 ô tiêu chuẩn. Điều tra sâu đục ngọn theo phương pháp đã được quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8927-2013, vào thời điểm có mật độ sâu cao nhất (tháng 6, 7/2019). Phân cấp mức độ bị sâu đục ngọn với 5 cấp, cụ thể như sau:

Cấp bị hại Mức độ biểu hiện triệu chứng 0 cây khỏe, ngọn không bị hại 1 số ngọn bị hại dưới 15% 2 số ngọn bị hại từ 15 đến 30%

3 số ngọn bị hại từ 31 đến 50% 4 số ngọn bị hại > 50%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục ngọn lát hoa (chukrasia tabularis) tại tỉnh hòa bình (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)