4. Những đóng góp mới của luận văn
3.2.2. Triệu chứng gây hại của sâu đục ngọn trên cây Lát hoa
Sâu đục ngọn (H. robusta) gây hại rất mạnh đối với cây Lát hoa ở giai đoạn dưới 3 năm tuổi, đặc biệt là ở giai đoạn 1-2 năm tuổi. Sâu non ở giai đoạn tuổi 1-2 mới ăn lá non và chồi non, sau đó chúng thường tấn công đầu tiên vào ngọn chính rồi và các ngọn của cành bên.
Hình 3.8: Sâu đục ngọn (H. robusta) gây hại Lát hoa: a. Trưởng thành; b. Trứng; c. Sâu non; d. Nhộng
Chúng đục ngọn, ăn phần mô mềm bên trong ngọn non, làm cho ngọn bị héo, gãy, khô và chết. Sau đó chúng lại chuyển sang tấn công các ngọn mới. Sau khi cây Lát hoa bị sâu đục ngọn, ngọn cây bị chết và sẽ mọc thành cụm chồi mới, gây hiện tượng đa thân, đa cành, làm giảm chất lượng hình thân và ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng.
Sâu đục ngọn (H. robusta) có phân bố rộng, gây hại mạnh đối với cây Lát hoa, đặc biệt ở rừng trồng thuần loài và ở giai đoạn dưới 3 năm tuổi. Sâu non ở giai đoạn tuổi 1-2 mới chỉ ăn lá non và chồi non, sau đó chúng thường tấn công đầu tiên vào ngọn chính rồi mới đến các ngọn của cành bên. Mức độ gây hại lớn nhất thường xảy ra với các cây từ 1-2 tuổi, hàng năm xuất hiện một lứa sâu với mật độ cao vào tháng 6, gây hại nghiêm trọng nhất với cây ở giai đoạn 10-12 tháng tuổi. Các kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn Độ (2003) cũng kết luận tượng tự và đã xác định chúng gây hại rừng trồng các loài cây thuộc họ xoan nói chung và rừng trồng Lát hoa từ miền Bắc đến Nam Trung Bộ.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn ở rừng trồng Lát hoa rất cao. Kết quả đánh giá trên rừng trồng Lát hoa tại Ba Vì (Hà Nội) cho thấy loài C. velutina có tỷ lệ bị sâu đục ngọn từ 54,8-67,3%; loài C. tabularis có tỷ lệ bị sâu đục ngọn từ 77,3-95,7%. Ngọn chính của những cây bị sâu đục ngọn bị chết sau đó mọc lên 2-3 ngọn phụ, cây trở thành nhiều thân, làm giảm sinh trưởng, thậm chí ngừng sinh trưởng về chiều cao do bị sâu hại liên tục (Lê Đình Khả và cộng sự 2003).
Kết quả đánh giá đối với rừng Lát hoa ở giai đoạn 12 tháng tuổi cho thấy tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn (H. robusta) trung bình tại Ba Vì, Hà Nội là 58,8%, tại Kim Bôi, Hòa Bình là 21,8% và Mang Yang, Gia Lai là 1,7% (Nguyễn Văn Độ và Đào Ngọc Quang, 2001).