Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tính chất đất đến khả năng bị sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục ngọn lát hoa (chukrasia tabularis) tại tỉnh hòa bình (Trang 52 - 64)

4. Những đóng góp mới của luận văn

3.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tính chất đất đến khả năng bị sâu

sâu đục ngọn của cây Lát hoa

Kết quả phân tích đất cho thấy tính chất lý, hóa của các loại đất có sự khác nhau rõ (Bảng 3.7), một số loại đất rất chua và nghèo dinh dưỡng.

Bảng 3.7: Một số đặc điểm lý, hóa tính của các loại đất trồng Lát hoa

Loại đất pHkcl Nts (%) P2O5ts (%) K2Ots (%) P2O5dt (mg/kg) Thành phần cơ giới 3 cấp (%) <0,002 (mm) 0,002- 0,02 (mm) 2-0,02 (mm) Đất phù sa 6,86 0,15 0,32 0,39 19,17 10,11 14,16 75,73 Đất phát triển trên đá vôi, tầng dày 6,94 0,13 0,35 0,76 42,98 28,51 24,44 47,05 Đất nâu đỏ, tầng dày 6,26 0,14 0,34 0,62 31,43 10,1 16,16 73,74

Loại đất pHkcl Nts (%) P2O5ts (%) K2Ots (%) P2O5dt (mg/kg) Thành phần cơ giới 3 cấp (%) <0,002 (mm) 0,002- 0,02 (mm) 2-0,02 (mm) Đất nâu vàng, tầng dày 6,94 0,13 0,35 0,76 42,98 28,51 24,44 47,05 Đất nâu vàng, tầng mỏng 3,85 0,12 0,23 0,15 105,98 28,96 32,79 38,52 Đất đá lẫn, tầng đất mỏng 3,91 0,17 0,11 0,21 8,62 18,29 12,23 69,51 Đất bị xói mòn, thoái hóa 3,38 0,11 0,10 0,12 7,99 18,18 6,06 75,76

Đối với các loại đất tốt, tầng dày như đất (1) đất phù sa, (2) đất phát triển trên đá vôi, tầng dày, (3) đất nâu đỏ, tầng dày và (4) đất nâu vàng, tầng dày, các chỉ tiêu dinh dưỡng và pH cao, phù hợp với các yêu cầu về lập địa của cây Lát hoa.

Hình 3.11: Phẫu diện đất ở Hòa Bình

hưởng của chế độ ánh sáng đến sinh trưởng, hàm lượng diệp lục và hàm lượng dinh dưỡng trong lá cây.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của loại đất đối với tăng trưởng, tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn và mức độ bị sâu đục ngọn có sự khác nhau rõ (Bảng 3.8).

Bảng 3.8: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại đất đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa

Loại đất Giai đoạn <3 năm tuổi Giai đoạn 3-5 năm tuổi

ΔH ΔD P% R ΔH ΔD P% R Đất phù sa 1,51 2,01 14,6 0,50 1,35 1,76 13,5 0,41 Đất phát triển trên đá vôi, tầng dày 1,55 2,12 8,6 0,21 1,46 1,85 8,2 0,22 Đất nâu đỏ, tầng dày 1,53 2,09 6,9 0,16 1,41 1,87 6,5 0,15 Đất nâu vàng, tầng dày 1,53 2,08 7,6 0,19 1,33 1,66 6,9 0,20 Đất nâu vàng, tầng mỏng 1,26 1,55 38,6 1,42 0,86 1,13 41,2 1,50 Đất đá lẫn, tầng đất mỏng 1,06 1,34 47,5 1,85 0,82 1,05 45,6 1,73 Đất bị xói mòn, thoái hóa 0,95 1,06 51,9 2,06 0,73 0,86 53,7 1,86

Ghi chú: ΔH là lượng tăng trưởng bình quân/năm của chiều cao vút ngọn (m); ΔD là

lượng tăng trưởng bình quân/năm của đường kính ngang ngực (cm); P% là tỷ lệ

cây bị sâu đục ngọn (%); R là chỉ số bị hại trung bình.

Qua bảng 3.8 cho thấy, cây Lát hoa trồng ở các loại đất tốt (1) đất phù sa, (2) đất phát triển trên đá vôi, tầng dày, (3) đất nâu đỏ, tầng dày và (4) đất nâu vàng, tầng dày đều có sinh trưởng vượt trội, hình thái thân cây tốt và đặc biệt ít bị sâu đục ngọn, tỷ lệ cây bị hại từ 6,5-14,6%. Ở giai đoạn dưới 3 năm tuổi, cây Lát hoa trồng ở các loại đất tốt nếu trên có tăng trưởng bình quân đạt trên 2,0 cm/năm về đường kính và trên 1,5m/năm về chiều cao. Ở giai đoạn 3- 5 năm tuổi tăng trưởng bình quân đạt trên 1,6 cm/năm về đường kính và trên 1,3m/năm về chiều cao. Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cũng cho thấy,

cây trồng trong điều kiện thuận lợi, đất tốt, tầng dày, ẩm có thể đạt lượng tăng trưởng hàng năm về đường kính từ 1,7-2,3cm và 1,5-2,1m về chiều cao. Cây 15 tuổi đường kính đạt từ 30-32cm và chiều cao đạt 17-22m (Nguyễn Bá Chất, 1994).

Ngược lại, ở những nơi đất xấu, nhiều đá lẫn, tầng đất mỏng, cây vừa sinh trưởng kém lại vừa có tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn rất cao, trên 38%, hình thân xấu, tỷ lệ đa thân rất cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Rừng trồng Lát hoa ở các phương thức trồng khác nhau có tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị sâu đục ngọn khác nhau. Phương thức trồng Lát hoa thuần loài bị sâu đục ngọn nặng nhất, phương thức trồng Lát hoa hỗn loài với cây bản địa hoặc trồng xen cây nông nghiệp đã hạn chế đáng kể tỷ lệ và mức độ bị sâu đục ngọn so với trồng thuần loài.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sâu đục ngọn cho thấy cây Lát hoa trồng ở các điều kiện độ tàn che khác nhau có tỷ lệ và mức độ bị sâu đục ngọn khác nhau rõ rệt. Lát hoa trồng thuần loài, không có cây che sáng bị sâu đục ngọn gây hại nặng, tỷ lệ cây bị sâu trên 57% và mức độ bị hại khá cao, chỉ số bị hại R trên 1,5. Khi cây Lát hoa được che bóng bằng độ tàn che của tán rừng phù trợ hoặc cây phù trợ càng cao, tỷ lệ cây bị sâu và mức độ bị hại giảm đáng kể nhưng sinh trưởng cũng bị giảm.

Rừng trồng Lát hoa ở các điều kiện ánh sáng khác nhau có sự sai khác rõ. Cây trồng trong điều kiện che sáng 50% ít bị sâu đục ngọn, nhưng sinh trưởng rất kém cả về đường kính và chiều cao, cây tắng, gầy yếu; Cây trồng ở điều kiện ánh sáng 100% sinh trưởng rất mạnh về đường kính nhưng bị sâu đục ngọn nhiều, làm cây xòe tán sớm và hạn chế sinh trưởng chiều cao; Cây trồng ở điều kiện che sáng 10-30% cây sinh trưởng tốt cả về đường kính và chiều cao, đặc biệt ở điều kiện che sáng 20% ít bị sâu đục ngọn, cây sinh trưởng tốt (tại Mai Châu - Hòa Bình còn 15,3% và mức độ hại 0,35; tại Tân Lạc còn 15,5% và mức độ hại 0,33).

Khi điều kiện chiếu sáng 100% (che sáng 0%), lá cây có hàm lượng diệp lục tổng số và tỷ lệ diệp lục a/b cao nhất. Ngược lại cây được che sáng 50% có hàm lượng diệp lục tổng số và tỷ lệ diệp lục a/b thấp nhất. Hàm lượng đạm tổng số (N), lân tổng số (P2O5) và kali tổng số (K2O) ở mức cao ở điều kiện che sáng 10-30%.

Tồn tại

Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, địa bàn nghiên cứu còn hạn chế, nên các nội dung chưa đánh giá được một cách khái quát.

Chưa có nghiên cứu đặc điểm sinh thái và chỉ số đa dạng sinh học của các loài cây trồng hỗn loài.

Chưa nghiên cứu các phương thức trồng và đánh giá sinh trưởng của cây ở các phương thức trồng trong những năm sau.

Kiến nghị

Nên trồng Lát hoa xen với cây bản địa hoặc xen cây nông nghiệp để hạn chế sâu đục ngọn và đảm bảo cây sinh trưởng tốt.

Cần có nghiên cứu đặc điểm sinh thái và chỉ số đa dạng sinh học của các loài cây trồng hỗn loài.

Cần tiếp tục nghiên cứu các phương thức trồng và đánh giá sinh trưởng của cây ở các phương thức trồng trong những năm sau.

Để có kết quả chính xác, phản ánh đúng thực tế, các giải pháp đưa ra thật sự hữu ích cụ thể thì cần phải có quá trình nghiên cứu dài hơn để đi sâu nghiên cứu thực tế, đưa ra các giải pháp kỹ thuật làm hạn chế tối đa tình hình sâu bệnh hại đối với cây rừng.

Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu tại nhiều vùng để so sánh và đánh giá chính xác hơn từ đó đề xuất các giải pháp toàn diện hơn.

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Nguyễn Minh Chí, Đỗ Việt Hồng, Phạm Thu Hà, Nguyễn Văn Thái

(2020). Ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến sinh trưởng của cây Lát hoa và mức độ bị hại do sâu đục ngọn. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 3:106-113.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Văn Bình, Đặng Như Quỳnh và Phạm Quang Thu (2016). Tạo nội sinh nhân tạo nấm Bạch cương (Beauveria bassiana) cho Bạch đàn camal để phòng trừ ong đen (Leptocybe invasa) gây u bướu. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1): 4218-4224.

2. Nguyễn Bá Chất (1994). Lát hoa - một loài cây gỗ quý bản địa cần được quân tâm phát triển. Tạp chí Lâm nghiêp, (11): 19.

3. Nguyễn Bá Chất (1996). Luận án phó tiến sĩ nông nghiệp, đề tài ‘Nghiên cứu một sốđặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng nuôi dưỡng Lát hoa

(Chukrasia tabularis A. Juss). Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Nguyễn Văn Định (1992). Một số loài cây gỗ lớn có triển vọng trồng xây dựng vườn rừng vùng Đông Bắc. Tạp chí Lâm nghiệp, (9): 29.

5. Vũ Văn Định, Phạm Quang Thu và Nguyễn Hoài Thu (2012). Vai trò của vi khuẩn nội sinh trong sự kích kháng nấm Collectotrichum gloeosporioide

trên Keo tai tượng trồng ở một số vùng miền Bắc Việt Nam. Tạp chí NN&PTNT thôn, (18): 91-96.

6. Nguyễn Văn Độ và Đào Ngọc Quang (2001). Kết quả ban đầu về điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn Hypsipyla robusta trên một số xuất xứ cây lát. Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, (4): 20-22.

7. Nguyễn Văn Độ (2002). Kết quả điều tra thành phần và mức độ hại của sâu đục ngọn trên một số loài cây thuộc họ xoan. Thông tin KHKT Lâm nghiệp, (3): 12-13.

8. Nguyễn Văn Độ (2003). Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu sinh học, sinh thái và biện pháp quản lý tổng hợp sâu đục ngọn Hypsipyla robusta hại cây lát

Chukrasia tabularis tại một số địa điểm ở miền Bắc Việt Nam”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

9. Trần Hợp, 2002: Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.

10.Lê Đình Khả và các cộng tác viên (2003). Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng chủ yếu ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, trang 156-163.

11.Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Phan Thanh Hương và Mai Trung Kiên (2005). Trồng Lát hoa dưới tán keo dây, một biện pháp lâm sinh có hiệu quả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (67): 77-80.

12.Phạm Quang Nam, Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu (2015). Đánh giá ảnh hưởng của phân vi sinh MF1 đến sinh trưởng và kháng bệnh hại keo tai tượng và keo lá tràm trong giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, (17): 119-126.

13.Nguyễn Thị Thúy Nga, Phạm Quang Thu (2006). Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn nội sinh thực vật để phòng trừ nấm Fusarium equiseti gây bệnh sọc tím ở cây luồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (10): 49-58.

14.Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2007: Át lát cây rừng Việt Nam, tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 249 trang.

15.Huỳnh Đức Nhân, Nguyễn Quang Đức và Nguyễn Thị Tươi (2007). Sinh trưởng của 10 loài cây gỗ lớn trồng thí nghiệm tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang và Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, (12): 110-112, 115.

16.Đào Ngọc Quang (2008). Hạn chế tác hại của sâu đục ngọn Hypsipyla robusta Moore bằng biện pháp che bóng. Thông tin KHKT Lâm nghiệp, (1): 512-518.

17.Nguyễn Hoài Thu, Nguyễn Mạnh Hà và Đặng Thu Quỳnh (2009). Ứng dụng chế phẩm viên nén vi sinh hỗn hợp MF1 cho thông và bạch đàn ở vườn ươm. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1): 865-873.

18.Phạm Thị Thùy (1999). Kết quả ứng dụng chế phẩm nấm Beauveria bassiana để phòng trừ Sâu róm thông tại lâm trường Phù Bắc Yên - Sơn La. Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm, (3): 119-121.

19.Bùi Quang Tiếp, Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Mạnh Hà, Lê Văn Bình (2016). Nghiên cứu phòng trừ Sâu đo (Biston supperssaria) ăn lá Keo tai tượng trong phòng thí nghiệm. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (3): 4547-4553.

20.Đào Xuân Trường (1992). Hiệu quả của thuốc trừ sâu vi sinh B.T đối với Sâu róm thông. Tạp chí Lâm nghiệp, (8): 10-11.

21.Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Xuân Quát và Nguyễn Hữu Vinh (2002). Giới thiệu một số loài cây lâm nghiệp trồng ở vùng núi đá vôi. Cục Lâm nghiệp, trang 104-120.

22.Nguyễn Văn Tuất (2006). Nghiên cứu sản xuất, sử dụng thuốc sâu sinh học đa chức năng cho một số loại cây trồng bằng công nghệ sinh học. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (12): 25-28.

23.Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2010). Kỹ thuật trồng rừng một số loài lấy gỗ. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 207 trang.

Tiếng nước ngoài

24.Anon (1974). Indian Timbers. Chickrassy. Compiled at the Editorial Board, Forest Research Institute and Colleges, Dehra Dun, India. Information Series, (15): 9p.

25.Bandara, K.M.A. (1999). Chukrasia tabularis and Chukrasia velutina: present situation and future improvements in Sri Lanka. Up-country Forest Research Centre, Forest Dept., Badulla, Sri Lanka, 7p.

26.Blaedow, R.A. and Juzwik, J. (2010). Spatial and temporal distribution of

Ceratocystis fagacearumin roots and root grafts of oak wilt affected red oaks. Arboriculture and Urban Forestry, (36): 28-34.

27.Blanco-Metzler H., Vargas C. & Hauxwell C. (2001). Indigenous parasitoids and exotic introductions for the control of Hypsipyla grandella

(Zeller) in Latin America. In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR Proceedings), 140-145.

28.Boland, D.J. (2000). Toona ciliata. Forestry Compendium Global Module. CAB International, Wallingford, UK.

29.Casanova A.D., Torres J.M.M., Smith M., Barroso J.R.M., & Rito A.A. (2001). Integrated Management of Hypsipyla grandella in Nurseries and Plantations of Meliaceae in Cuba. In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR), 175-178.

30.Chi N.M., Thanh N.V., Quang D.N., Thanh L.B., Thao D.V., Son L.T., Hinh T.X., Thu P.Q., Dell B. (2020). First report of Tapinolachnus lacordairei (Coleoptera: Cerambycidae) damage in Chukrasia tabularis.

International Journal of Tropical Insect Science.

31.Cunningham S.A., Floyd R.B., Griffiths M.W., & Wylie F.R. (2005). Patterns of host use by the shoot-borer Hypsipyla robusta comparing five

Meliaceae tree species in Asia and Australia. Forest Ecology and Management, 205(1): 351-357.

32.De Candolle C. 1878. Dicotyledoneae, Meliaceae: Chukrasia A. Juss. In de Candolle A. and de Candolle C. (eds). Monographiæ Phanerogamarum, (1): 726-727.

33.Eungwijarnpanya S. (2001). Hypsipyla shoot borers of Meliaceae in Thailand. In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR Proceedings), 22-23.

34.Gunn, B., Aken, K., Pinyopusarerk, K. (2006). Performance of a five-year- old provenance trial of Chukrasia in the Northern Territory, Australia. Australian Forestry, 69(2): 122-127.

35.Griffiths, M.W. (1996). The Biology and Ecology of Hypsipyla Shoot Borers. Proceedings of an International Workshop held at Kandy, Sri Lanka. 74-80p.

36.Griffiths, M.W., Wylie, R., Lawson, S., Pegg, G., McDonald, J. (2004). Known or potential threats from pests and diseases to prospectivetree species for high value timber plantings in northern Australia. Prospects for high-value hardwood timber plantations in the 'dry' tropics of northern Australia, Mareeba.

37.Grijpma, P. and Roberts, S.C. (1975). Studies on the shootborer Hypsipyla grandella (Zeller) (Lep. Pyralidae). XXVII. Biological and chemical screening for the basis of resistance of Toona ciliata M.J. Roem. var. australis. Turrialba, 25(2): 152-159.

38.Hauxwell C., Vargas C. & Opuni Frimpong E. (2001). In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR Proceedings), 131-139.

39.Ho, K.S. and Noshiro, S. (1995). Chukrasia AHL Juss. In: Lemmens RHMJ, Soerianegara I, Wong WC, eds. Plant resources of South-East Asia, 5(2): 127-130.

40.Kalinganire, A. and Pinyopusarek, K. (2000). Chukrasia: Biology, Cultivation and Utilisation. ACIAR Technical Reports, (49): 35pp.

41.Opuni-Frimpong, E., Karnosky, D. F., Storer, A. J., & Cobbinah, J. R. (2008). Silvicultural systems for plantation mahogany in Africa: influences of canopy shade on tree growth and pest damage. Forest Ecology and Management, 255(2): 328-333.

42.McGrath, M.T. (2009). Fungicides and other Chemical Approaches for use in Plant Disease Control. Encyclopedia of Microbiology, (Third Edition): 412-421.

43.Mo, J., Tanton, M.T., & Bygrave, F.L. (1997). Within-tree distribution of attack by Hypsipyla robusta Moore (Lepidoptera: Pyralidae) in Australian red cedar (Toona australis (F. Muell.) Harmes). Forest ecology and management, 96(1-2): 147-154.

44.Pinyopusarerk K., Kalinganire A. and Aken K.M. (1999). Guidelines for establishment of provenance trials, mixed-species trials and provenance resource stands of Chukrasia species. CSIRO, Canberra, Australia, 26p. 45.Pinyopusarerk, K., and Kalinganire, A. (2003). Domestication of

Chukrasia. ACIATR Monograph, (98): 76pp.

46.Samontry X. (2001). Hypsipyla shoot borers of Meliaceae in Lao PDR. In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR Proceedings), 20-21.

47.Sands D.P.A. & Murphy S.T. (2001). Prospects for biological control of Hypsipyla spp. with insect agents. In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR), 121-130.

48.Speight M.R. & Cory J.S. (2001). Integrated pest management of Hypsipyla shoot borers. In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR), 169-174.

49.Varma R.V. (2001). Hypsipyla shoot borers of Meliaceae in India. In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR Proceedings), 7-9.

50.William, E.R. and Matheson, A.C. (1994). “Experimental Design and Analysis for Use in Tree Improvement”. CSIRO, Melbourne and ACIAR, 174 p.

51.Wylie, F.R. (2001). Control of Hypsipyla spp. shoot borers with chemical pesticides: a review. In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR Proceedings) In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR Proceedings), 109-115.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục ngọn lát hoa (chukrasia tabularis) tại tỉnh hòa bình (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)