4. Những đóng góp mới của luận văn
3.1.1. Kết quả điều tra bổ sung thành phần sâu hại cây Lát hoa ở HòaBìn h
Căn cứ vào kết quả điều tra thu thập các loài sâu hại trên cây Lát hoa ở Mai Châu và Tân Lạc tỉnh Hòa Bình, sau thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2019 đến tháng 5 năm 2020 tại khu vực nghiên cứu (KVNC) đã ghi nhận được 17 loài sâu hại. Danh mục các loài sâu hại Lát hoa tại Hòa Bình được tổng hợp trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thành phần các loài sâu hại trên cây Lát hoa
STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ Phận hại Giai đoạn
1 Sâu đục ngọn Hypsipyla robusta Ngọn non > 1 năm tuổi 2 Xén tóc Tapinolachnus lacordairei Thân cây > 5 năm tuổi 3 Vòi voi Aclees sp. Gốc cây, rễ > 5 năm tuổi 4 Bọ ánh kim đùi ếch Sagra femorata Thân cây < 5 năm tuổi 5 Sâu hại vỏ Indarbela sp. Vỏ > 3 năm tuổi 6 Bọ nẹt ăn lá Eterusia aedea Lá > 1 năm tuổi 7 Sâu kèn Amatissa sp. Lá > 1 năm tuổi 8 Sâu đo Biston sp. Lá > 1 năm tuổi 9 Câu cấu Hypomeces squamosus Lá 1 - 5 năm tuổi 10 Câu cấu Platymycterus sieversi Lá 1 - 5 năm tuổi 11 Bọ rùa Lycaria westermanni Lá 1 - 5 năm tuổi 12 Bổ củi Campsosternum sp. Thân > 5 năm tuổi 13 Mọt Dryocoetes sp. Thân cây, cành > 5 năm tuổi 14 Mối Macrotermes annandalei Thân cây > 5 năm tuổi 15 Bọ xít Tessaratoma papillosa Lá, ngọn non > 1 năm tuổi 16 Bọ xít Erthesina fullo Lá, ngọn non > 1 năm tuổi 17 Châu chấu Ceracris kiangsu Lá, ngọn non > 1 năm tuổi
Trong số 17 loài sâu hại Lát hoa nêu trên, ngoài Sâu đục ngọn (H. robusta) đã được nghi nhận là sâu hại chính và rất phổ biến đối với cây Lát hoa ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam (Ho and Noshiro, 1995; Nguyễn Bá Chất, 1996). Ngoài sâu đục ngọn, nghiên cứu này đã ghi nhận thêm 11 loài sâu hại cây Lát hoa, trong đó ba loài gây hại nguy hiểm là Xén tóc (Tapinolachnus lacordairei), Vòi voi (Aclees sp.) và Bọ ánh kim đùi ếch (S. femorata). Ba loài sâu hại này thường gây hại rừng trồng Lát hoa ở giai đoạn trên 5 tuổi. Đặc biệt loài Xén tóc và Vòi voi thường đục thân, rễ cây, một số cây bị hại nặng có thể bị chết do bị ken hết vỏ quanh thân cây.
Hình 3.1: Vòi voi (Aclees sp.) hại Lát hoa
Trong nghiên cứu gần đây, Xén tóc (T. lacordairei) đã được ghi nhận là sinh vật gây hại mới và chúng đã gây hại cây Lát hoa tại Tuyên Quang, Thanh Hóa và Hòa Bình. Tỷ lệ bị hại nặng nhất được ghi nhận tại Tuyên Quang, một số lô bị hại nặng có tỷ lệ xén tóc gây hại khoảng 19,4% (Chi và cộng sự 2020). Tại Hòa Bình, xén tóc cũng gây hại rừng trồng Lát hoa nhưng tỷ lệ ở những lô bị hại nặng cũng chỉ khoảng 13%. Tuy nhiên, rất cần có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học, sinh thái và các giải pháp phòng chống loài xén tóc T. lacordairei để có thể quản lý hiệu quả và hạn chế thiệt hại khi có dịch.
Đối với sâu đục ngọn, kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn Độ (2002) cho thấy chúng gây hại rất nghiêm trọng đối với rừng trồng Lát hoa ở giai đoạn dưới 3 năm tuổi và đặc biệt chúng tập trung nhiều ở Hòa Bình, mật độ sau đục ngọn trên rừng trồng Lát hoa ở Hòa Bình đã được ghi nhận cao gấp 1,5-2 lần sơ với ở Nghệ An.
Kết quả điều tra thành phần sâu hại Lát hoa tại Hòa Bình cho thấy Sâu đục ngọn là đối tượng gây hại chính và rất phổ biến. Do đó rất cần có các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và các nghiên cứu phòng chống sâu đục ngọn gây hại Lát hoa tại Hòa Bình.
Hình 3.4: Bổ củi, mối và sâu hại vỏ hại Lát hoa
3.2.1. Kết quả điều tra tình hình sâu đục ngọn gây hại cây Lát hoa ở Hòa Bình
Từ kết quả điều tra thành phần sâu hại đã ghi nhận Sâu đục ngọn là đối tượng gây hại chính và rất phổ biến trên cây Lát hoa tại Hòa Bình. Hiện nay, Lát hoa đang được phổ biến tại Hòa Bình, trong đó tập trung tại huyện Mai Châu và huyện Tân Lạc nội dung này đã được thực hiện nhằm đánh giá tình hình gây hại của sâu đục ngọn gây hại rừng trồng Lát hoa tại huyện Mai Châu và huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình sâu đục ngọn Lát hoa ở các phương thức trồng khác nhau có tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị sâu đục ngọn khác nhau rõ. Phương thức trồng Lát hoa thuần loài bị sâu đục ngọn nặng nhất.
Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu tình hình sâu đục ngọn gây hại cây Lát hoa ở Hòa Bình
Công thức
Mai Châu Tân Lạc
Tỷ lệ gây hại (%) Mức độ bị hại (R) Tỷ lệ gây hại (%) Mức độ bị hại (R) Lát hoa trồng phân tán 7,3a 0,21a 7.1a 0,20a Rừng trồng Lát hoa hỗn loài
với cây bản địa 11,5
b 0,31b 11,9b 0,39b
Rừng trồng Lát hoa hỗn loài
với cây nông nghiệp 20,2
c 0,58c 19,7c 0,55c
Rừng trồng Lát hoa thuần loài 55,8d 1,32d 57,6d 1,41d
Lsd 2,60 0,31 2,65 0,26
Fpr <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
Ghi chú: Các giá trị trong cùng cột với các ký tự giống nhau không có sai khác
thống kê với P = 0,05 khi so sánh bằng tiêu chuẩn Dunncan
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.2 cho thấy các phương thức trồng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ và mức độ bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa. Rừng trồng Lát hoa thuần loài ở Mai Châu và Hòa Bình đều bị sâu đục ngọn nặng hơn rất nhiều so với các phương thức trồng khác.
Phương thức trồng Lát hoa hỗn loài với cây bản địa hoặc trồng xen cây nông nghiệp đã hạn chế đáng kể tỷ lệ và mức độ bị sâu đục ngọn so với trồng thuần loài. Hai phương thức trồng này tuy chưa hạn chế tối đa sâu đục ngọn nhưng đã cung cấp dẫn liệu quan trọng về phương thức trồng nhằm hạn chế hiệu quả sâu đục ngọn cấy Lát hoa.
Hình 3.5: Cây Lát hoa trồng thuần loài ở Mai Châu (Trái) và ở Tân Lạc (Phải)
Ở các mô hình trồng Lát hoa phân tán ở cả hai vùng đều cho thấy có tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn và mức độ bị hại thấp hơn rừng trồng. Tuy nhiên, các diện tích trồng phân tán chỉ phù hợp ở đường phố hoặc vườn hộ và khó có thể phát triển thành hàng hóa tập trung.
Hình 3.6: Cây Lát hoa trồng xen cây nông nghiệp ở Mai Châu (Trái) và ở Tân Lạc (Phải)