4. Những đóng góp mới của luận văn
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần diệp lục đến khả
khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa
Đề tài tiến hành xác định hàm lượng và tỷ lệ diệp lục (a, b) trong lá ở tuổi 2. Đối tượng nghiên cứu là cây Lát hoa trong các trạng thái rừng có độ tàn che khác nhau gồm 10, 20, 30, 40, 50%.
Xác định độ che sáng bằng cách mục trắc dựa trên diện tích hình chiếu tán lá của cây phù trợ với tổng diện tích điều tra.
Mẫu lá phân tích hàm lượng diệp lục được thu thập tại tỉnh Hòa Bình, chọn 2 điểm đại diện để điều tra.
Thu mẫu lá Lát hoa trong rừng trồng với các điều kiện ánh sáng khác nhau để phân tích. Trong mỗi điều kiện ánh sáng, tại mỗi điểm, lập 5 ô tiêu
chuẩn điển hình diện tích 500m2. Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng (đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn) và phân cấp sâu đục ngọn của toàn bộ các cây. Trong mỗi ô chọn 3 cây đại diện để thu mẫu lá. Cây được lấy mẫu lá là cây sinh trưởng bình thường. Mẫu lá được lấy ở tầng giữa của tán lá theo 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, mỗi cây lấy 1 mẫu được trộn từ 12-15 lá kép.
Hàm lượng diệp lục được xác định theo phương pháp của Grodzinxki và Grodzinxki (1981) tại Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng. Tách chiết diệp lục bằng máy ly tâm trong dung môi axeton 80%, xác định quang phổ hấp thụ diệp lục bằng máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV-VIS và định lượng diệp lục theo công thức của Arnon (1949).
Số lượng mẫu lá: 2 điểm x 3 cấp kính x 3 cây/cấp kính = 18 mẫu.