Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của sâu đục ngọn cây Lát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục ngọn lát hoa (chukrasia tabularis) tại tỉnh hòa bình (Trang 44 - 46)

4. Những đóng góp mới của luận văn

3.2.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của sâu đục ngọn cây Lát

Ở các mô hình trồng Lát hoa phân tán ở cả hai vùng đều cho thấy có tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn và mức độ bị hại thấp hơn rừng trồng. Tuy nhiên, các diện tích trồng phân tán chỉ phù hợp ở đường phố hoặc vườn hộ và khó có thể phát triển thành hàng hóa tập trung.

Hình 3.6: Cây Lát hoa trồng xen cây nông nghiệp ở Mai Châu (Trái) và ở Tân Lạc (Phải)

3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của sâu đục ngọn cây lát hoa của sâu đục ngọn cây lát hoa

3.2.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của sâu đục ngọn cây Lát hoa Lát hoa

Sâu đục ngọn (H. robusta) được xác định là loài gây hại chính đối với rừng trồng Lát hoa ở Việt Nam (Nguyễn Văn Độ, 2002). Đặc điểm hình thái, sinh học cụ thể như sau:

Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái các pha của Sâu đục ngọn Lát hoa (H. robusta) đã được mô tả, cụ thể như sau:

Hình 3.7: Sâu đục ngọn (H. robusta) gây hại lát hoa: a. Trưởng thành; b. Trứng; c. Sâu non; d. Nhộng

- Trứng hình ô van, hơi dẹt theo chiều lưng bụng, trứng mới đẻ có màu trắng nhạt sau chuyển thành màu đỏ và nâu sẫm;

- Sâu non có thân màu hồng nhạt, có các chấm nâu đen trên mỗi đốt tạo thành 6 hàng dọc cơ thể. Đầu màu nâu sẫm và có lông cứng;

- Nhộng nằm trong kén tơ dày, màu trắng, kiểu nhộng màng, nhộng mới có màu vàng nâu, sau chuyển dần sang màu nâu, nâu sẫm. Mỗi lỗ thở có 2 lông cứng nhỏ hai bên. Đốt áp chót không có lỗ thở nhưng có 6 lông cứng, cuối đốt này có 8 móc cứng;

a b

- Trưởng thành: Con đực nhỏ hơn con cái. Toàn thân phủ lông có màu ghi xám. Cánh trước có 3 dải dích dắc màu đen to nhỏ không đều nhau. Cánh sau màu ghi sáng, ở vùng sườn và mép có màu đậm hơn. Các mép cánh trước và sau đều có lông riềm.

Các đặc điểm hình thái nêu trên đều tương đồng với đặc điểm hình thái các pha của Sâu đục ngọn (H. robusta) đã được Nguyễn Văn Độ (2002; 2003) mô tả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục ngọn lát hoa (chukrasia tabularis) tại tỉnh hòa bình (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)