4. Những đóng góp mới của luận văn
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng trong lá cây và
trong đất đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa
- Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng trong lá cây đến sâu đục ngọn cây Lát hoa
Đề tài nghiên cứu khả năng tích luỹ các thành phần dinh dưỡng N, P2O5, K2O trong lá cây ở giai đoạn 2 năm tuổi bằng các cây tiêu chuẩn. Tại tỉnh Hòa Bình, chọn 2 điểm đại diện có nhiều rừng trồng Lát hoa để nghiên cứu. Tại mỗi điểm, lập 5 ô tiêu chuẩn điển hình diện tích 500m2. Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng (đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn) và phân cấp sâu đục ngọn của toàn bộ các cây.
Từ số liệu điều tra trên ô, chọn ra 3 cây tiêu chuẩn với các chỉ số sinh trưởng gần với giá trị trung bình của ô tiêu chuẩn. Với mỗi cây thu 0,3kg lá để phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng gồm đạm tổng số (N) theo TCN 451:2001, lân tổng số (P2O5) theo TCN 453:2001 và kali tổng số (K2O) theo TCN 454:2001 trong lá cây.
Số lượng mẫu lá để phân tích hàm lượng dinh dưỡng khoáng: 24 ô tiêu chuẩn x 1 cây/ô x 1 mẫu/cây = 24 mẫu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tính chất đất đến sâu đục ngọn cây Lát hoa Song song với việc thu mẫu lá để phân tích hàm lượng dinh dưỡng khoáng, trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành thu một mẫu đất (khoan lấy ở độ sâu từ 0-50cm tại 5 vị trí gồm bốn góc và giữa ô sau đó trộn đều để lấy 01 mẫu đất). Tiến hành phân tích thành phần đạm tổng số (N), lân tổng số (P2O5) và kali tổng số (K2O) của các mẫu đất để xác định mối liên hệ về tích lũy dinh dưỡng trong lá với hàm lượng các chất đó có trong đất. Việc phân tích mẫu được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng.
Số lượng mẫu đất: 24 ô tiêu chuẩn x 1 mẫu đất/ô = 24 mẫu đất.