1.4.1. Trên thế giới
Khi nghiên cứu về thành phần các chất trong cây Râu mèo các tác giả thấy bên cạnh các chất thông thường như muối kali (3%), β-sitosterol, ∂-amyrin, inositol, còn có glycosid orthosiphonin, nhiều hợp chất polyphenol và một tỷ lệ rất thấp tinh dầu (0,02 - 0,06%). Polyphenol là thành phần có liên quan đến tác dụng trị liệu của cây râu mèo và gồm: các phenylpropanoid (acid rosmarinic, acid dicafeytartric), các
flavonoid (dẫn xuất di, tri, tetra, pentametyl của sinensentin, salvigenin, eupatorin, rhamnazin, cirsimaritin, scutellarein; các dẫn xuất metylen của luteolol và trimetyl apigenin). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các sesquiterpen (β - elemen, β - caryophylen, β - selinen ∂ - guaien, ∂ - humulen và ∂ - cadinen). Trong hoa có 4% một dẫn xuất benzopyran là metyl ripariochromen A, (dẫn theo Lê Duy Thành & cs, 2007), (Beaux D và cs, 1999), (Yam Mf và cs, 2009).
Theo các tác giả Chow S.ỴLiao J.F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 18,8mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất điện giải Na+ K+ Cl. Cũng trên chó, bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 - 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Nghiên cứu thấy
độc tính của “Râu mèo” rất thấp, dịch chiết bằng cồn của râu mèo trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng có LD50 = 196g/kg.
Các tác giả G.Ạ Schut và J.H.Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3-hydroxy-3,6,7,4 tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều lượng 10g/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140 phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120phút, không thu được một lượng nước tiểu nào, (dẫn theo Yam MF et al, 2007). Hai flavon trên cùng một liều 1mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định 2 flavon trên với liều 10mg/kg trên chuột cống trắng, không thể hiện tác dụng lợi mật. Xuất phát từ
tác dụng điều trị viêm thận của râu mèo, 2 tác giả trên đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm và tác dụng kháng khuẩn của các flavon chiếc tách từ râu mèọ Kết quả cho thấy trên thí nghiệm gây viêm bằng phương pháp cấy viên bông (cotton- pellet), sinensentin không thể hiện tác dụng chống viêm. Về tác dụng kháng khuẩn,
đã nghiên cứu với các chủng Escherichia coli, Proteus mirabilis, Pseudômnas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Enterococcus là những chủng có thể gây nhiễm
đường tiết niệu, kết quả cho thấy cả 3 flovon sinensetin, tetramethylsutellarein và 3’ - hydroxy -3, 6, 7, 4’- tetramethoxyflavon đều không có tác dụng kháng khuẩn với các chủng đã nêu (Yuliana ND et al, 2009).
Về dược lý lâm sàng, theo các tác giảẤn Độ, râu mèo rất có ích theo đều trị
bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kiềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện
khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; Oxalat
với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Dịch chiết cloroform Râu mèo phân đoạn Cƒ2-B có tác dụng hạ đường huyết của chuột thí nghiệm, không kích thích trực tiếp bài tiết insulin mà có thể gây hạ đường huyết thông qua một cơ chế ngoại tụy bằng cách kích thích tăng sử dụng glucose ngoại vi ở các mô.
1.4.2. Trong nước
Râu mèo có tên khoa học là: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Tên đồng nghĩa: Orthosiphon stamineus Benth, Orthosiphon aristatus (Blume) Miq. Tên khác: Cây bông bạc
Tên nước ngoài: Orthosiphon, thé de Java, barbiflore, moustache de chat (Pháp). Họ Bạc hà: Lamiaceae
Kết quả nghiên cứu đề tài: Đánh giá tính đa dạng di truyền nhờ chỉ thị phân tử RAPD-PCR và khả năng sinh tổng hợp sinensetin ở loài cây thuốc có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam Orthosiphon stamineus Benth của PGS.TS. Lê Duy Thành
đã chỉ ra rằng:
Dược chất sinensetin có mặt trong dịch chiết lá của tất cả các dòng Râu mèo thu thập được. Tuy vậy, hàm lượng hợp chất này rất biến động, từ 0,002% đến 0,188% (hàm lượng chất khô). Sinensetin cũng có trong thân, nhưng chỉ ở tích RP-HPLC đã chọn lọc được dòng TH0 (thu ở Thanh Hóa) có hàm lượng sinensetin cao nhất, (Nguyễn Kim Bích và cs, 2009).
Đã xây dựng được quy trình tách chiết ADN và phân tích chỉ thị RAPD-PCR nhằm đánh giá tính đa dạng di truyền và xác định khoảng cách di truyền giữa các dòng Râu Mèo khác nhau được thu thập trong nghiên cứụ Kết quá phân tích cho thấy các dòng Râu Mèo hiện có ở miền Bắc nước ta có tính đa dạng di truyền không cao và tương quan với vị trí phân bốở các địa phương.
Không có sự tương quan chặt giữa sự biến động về hàm lượng sinensetin và sự khác biệt về mặt di truyền của dòng Râu Mèo khác nhau cho thấy có thể các yếu tố môi trường đã có ảnh hưởng trực tiếp (bên cạnh yếu tố về kiểu gen) đến khả năng tổng hợp và tích lũy sinensetin ở cây Râu Mèọ
Thiết lập được 01 quy trình kỹ thuật chiết xuất và phân tích dược chất sinensetin từ các dòng Râu mèo ở Việt Nam. 01 quy trình phân tích chỉ thị ADN từ
các dòng Râu mèo ở Việt Nam bàng phương pháp RAPD-PCR. + Đặc điểm sinh thái
Cây ưu ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn
ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng. Độ cao phân bố của cây từ khoảng 10 m (ở Phú Yên) đến 600 m (ở Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè.
Mùa đông có hiện tượng bán tán lụi ở phần thân cành trên mặt đất. Cây ra hoa quả
nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm thường rất thấp. Râu mèo tái sinh chồi khoẻ, nhất là từ những phần còn lại sau khi cắt.
+ Đặc điểm hình thái
Râu mèo Việt Nam có thời gian sinh trưởng là 140 ngày đến 155 ngàỵ Chiều cao cây từ 0,8m - 1,0m, thân mảnh, cứng hình vuông, có màu tím, ít lông hơn râu mèo Malaysiạ Giống râu mèo Việt Nam thường phân cành tập trung ở trên, có nhiều đốt, đốt ngắn hơn râu mèo Malaysia, số đốt/ thân chính 18 - 24 đốt, đường kính thân 4,6mm ± 0,62. Lá có màu xanh, gân lá màu tím, các chồi đều mọc ở nách lá. Lá mọc đối hình trứng, hai mép có răng cưa có 8,0răng ± 0,70 chia đều hai bên. Số lá/ thân chính 36 - 48 lá, chiều dài lá 6,5cm ± 0,86, chiều rộng lá 3,2cm ± 0,57. Gốc lá tròn đầu nhọn mép phía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 1,3cm ± 0,36 (Nguyễn Bá Hoạt và cs, 2001), (Nguyễn Tập, 2006).
Cụm hoa là chùm xim co thường mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, lá bắc nhỏ rụng sớm. Chiều dài cụm hoa 9,7cm ± 3,04, mỗi cụm hoa có 15,0 vòng ± 1,73, mỗi vòng có 6 hoạ Hoa màu trắng sau ngả sang màu phớt tím. Đài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, toẽ ra ngoài, tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong có chiều dài 2cm. Quả bế tư nhỏ nhẵn, mỗi quả hình thành từ 1- 2 hạt. Hạt dạng thoi dẹt và có màu nâu xám.
Nhóm tác giả Nguyễn Hồng Ngọc và cộng sự (2010) đã nghiên cứu phương pháp tách tế bào gan và thử nghiệm hoạt tính bảo vệ tế bào gan ex vito của cao chiết cây Râu mèo, đã cho thấy: Tác dụng bảo vệ tế bào gan ex vivo của cao chiết Râu mèo chống lại tác dụng gây độc trên tế bào gan của carbon tetrachlorid (CCl 4) trong mô hình gây tổn thương tế bào gan chuột tách rời được thực hiện nhằm đánh giá mối tương quan giữa đặc tính chống oxy hoá và tác dụng bảo vệ gan của Râu mèọ Mô hình được sử dụng là mô hình tách tế bào của Kiso có thay đổi một số
bước cho phù hợp với điều kiện hiện tại của phòng thí nghiệm. Tế bào đơn sau khi tách được ủ phục hồi với thời gian 2 giờ trong môi trường E’MEM có bổ sung một số chất cần thiết cho tế bào, sau đó gây độc tế bào bằng CCl41,5% trong thời gian 45 phút làm tăng cao hoạt độ của enzym ALT trong môi trường. Kết quả thử
tác dụng hạ enzym gan, bảo vệ tế bào nhưng với các mức độ khác nhaụ Ở nồng độ
0,1 và 0,25 mg/ml của cao chiết methanol có khả năng làm giảm 60% nồng độ ALT so với nhóm chứng độc, đưa nồng độ ALT về còn 104 % so với nhóm chứng trắng. Từ các kết quả thu được, có thể kết luận là cao chiết methanol của cây Râu mèo có tác dụng tốt trong việc bảo vệ tế bào gan chống lại tác dụng độc của carbon tetrachlorid, có nhiều triển vọng trong việc sử dụng phòng ngừa các bệnh về viêm gan cấp tính.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Râu mèo phân bố tự nhiên ở tỉnh Thái Nguyên và ở vườn lưu giữ nguồn gen tại trường Đại học Nông lâm.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn địa điểm: Huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên và Trường Đại học Nông lâm.
- Giới hạn thời gian: Từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 9năm 2020.
- Giới hạn nội dung: Về nhân giống chỉđi sâu nghiên cứu phương pháp nhân giống bằng phương pháp giâm hom, gieo hạt. Về phân tích thành phần dược học cây Râu mèo chỉ phân tích định lượng các chất cơ bản là: sinensetin, acid ursolic và acid rosmarinic.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Đánh giá tình hình khai thác và kiến thức bản địa của người dân địa phương trong việc sử dụng cây Râu mèọ
2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thu thập mẫu giống loài Râu mèo tại tỉnh Thái Nguyên.
3. Nghiên cứu nhân giống vô tính cây Râu mèo bằng phương pháp giâm hom. 4. Nghiên cứu nhân giống hữu tính (gieo hạt) cây Râu mèọ
5. Phân tích một số thành phần dược học cây Râu mèọ
2.3. Các phương pháp, kỹ thuật sử dụng
2.3.1. Phương pháp tiếp cận
Râu mèo là cây thuốc quý hiếm, sống ven khe, suối có độ ẩm cao, đất giàu chất dinh dưỡng xen lẫn ở các trạng thái rừng thứ sinh phục hồi IIa, IIb, IIIA1. Vì vậy, địa điểm điều tra nghiên cứu cũng như bảo tồn tại chỗ sẽ thực hiện chủ yếu trên đối tượng rừng tự nhiên ở các trạng thái trên. Vì vậy, cách tiếp cận nghiên cứu phải thực hiện theo phương pháp đa ngành, từ mô tảđặc điểm hình thái, đặc điểm di
truyền, từ đặc điểm sinh lý và bảo quản hạt giống đến kỹ thuật nhân giống và gây trồng để bảo tồn.