Các mẫu Râu mèo thu được tại các ÔTC ở khu vực nghiên cứu, đều mọc trên các trạng thái IB, IC và bãi trống ven khe, suốị Cây mọc ven sườn thoải, bờ rào trong vườn nhà, xung quanh là cây bụi nên nhận được nhiều ánh sáng, nơi có độẩm caọ Cây Râu mèo gặp trong khu vực nghiên cứu, qua xác định là loài Râu mèo - Orthosiphon spiralis (Lour) Merr.
- Đặc điểm thân và rễ
Rễ có kích thước ngắn có nốt sần. Rễ thường ăn nổi trên mặt đất hoặc cách mặt đất 10 - 20cm.
Chiều cao của cây là một chỉ tiêu quan trọng biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, đồng thời nó cũng phản ánh khả năng chống chịu sâu bệnh và
điều kiện ngoại cảnh của câỵ Chiều cao cây cùng với số đốt trên cây ảnh hưởng
đến số hoa, số quả, ảnh hưởng đến năng suất của câỵ Động thái tăng trưởng chiều cao cây: chiều cao cây thay đổi qua các giai đoạn sinh trưởng và tăng nhanh khi cây còn nhỏ, sau đó tốc độ tăng trưởng chậm dần cho tới khi cây đạt chiều cao cây ổn
định. Tiến hành đo đếm chiều cao của cây Râu mèo kết quả thu được tổng hợp trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Chiều cao cây Râu mèo Chỉ số Hvn (cm)
Thấp nhất 50 Cao nhất 160 Bình quân 75
- Đặc điểm hình thái của lá
Lá có màu xanh, gân lá màu tím, các chồi đều mọc ở nách lá. Lá mọc đối, hình trứng, hai mép có răng cưa có 7, 8 răng chia đều hai bên, lá lớn có thể dài tới 8cm, rộng 3cm. Phiến lá mềm, có lông thưa, gốc lá tròn, đầu nhọn mép khía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 0,8- 1,5cm (hình 3.2).
Kết quả đo đếm kích thước của lá Râu mèo tại đối tượng điều tra được tổng hợp trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quảđo đếm kích thước của lá Râu mèo tại khu vực nghiên cứu TT Địa phương/Chỉ số Lá (cm) Chiều dài cuống lá Chiều dài lá Chiều rộng lá 1 Huyện Đại Từ(Kế thừa) Trung bình 1,00 8,00 2,60 2 Huyện Võ Nhai (Kế thừa) Trung bình 0,90 7,85 2,60 3 Huyện Định Hóa (Kế thừa) Trung bình 0,90 8,25 2,70 4 Huyện Phú Lương (Kế thừa) Trung bình 1,00 8,00 2,40 5 Huyện Đồng Hỷ(Kế thừa) Trung bình 1,00 8,00 2,40 6 Huyện Phú Bình Trung bình 1,00 8,00 2,40 7 Huyện Phổ Yên Trung bình 0,95 7,60 2,55 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Từ bảng 3.4 nhận thấy: Chiều dài cuống lá biến động từ 0,9 đến 1,0 cm; Chiều dài lá biến động từ 7,6 đến 8,25cm; Bề rộng lá từ 2,4 đến 2,7 cm. Như vậy phạm vi biến động của các chỉ tiêu trên là rất nhỏ vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi không tiến hành phân tích phương sai của các chỉ tiêu trên.
Các chỉ tiêu trung bình của lá cây Râu mèo đã thu thập ở các huyện Phú Bình và Phổ Yên so với số liệu thu thập ở các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷđã thu thập trước đây không có sự chênh lệch đáng kể. Sở dĩ có có hiện tượng trên là do các yếu tố như khí hậu, đất đai, độ ẩm, ánh sáng của khu vực Râu mèo phân bố là tương đối đồng nhất do vậy chúng ảnh hưởng đồng đều đến quá trình sinh trưởng của cây Râu mèọ
Hình 3.2. Lá Râu mèo Hình 3.3. Hạt Râu mèo
- Đặc điểm hình thái hoa, quả
Hoa cây Râu mèo cụm hoa là chùm xim co thường mọc thẳng ở ngọn thân và
đầu cành, hoa màu trắng sau ngả sang màu phớt tím. Đài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, tõe ra ngoài, tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong có chiều dài 2cm. Chiều dài của họng hoa dài từ 0,5cm - 0,6cm. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài nhìn giống như râu con mèọ Số cánh hoa gồm 2 chiếc, có một môi trên và một môi dưới, môi trên xẻ làm 3 thuỳ, môi dưới nguyên. Hoa có 1 nhụy, vòi nhụy dài hơn nhị.Quả của cây Râu mèo nhỏ, ít hạt (1-2 hạt), hạt có hình dạng dẹt, có kích thước rất nhỏ. Hình thái hoa, quả Râu mèo được minh họa qua hình 3.1, hình thái hạt Râu mèo