Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây râu mèo (orthosiphon spiralis (lour ) merr) tại tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 48)

2.3.2.1. Điều tra, đánh giá tình hình khai thác và kiến thức bản địa của người dân

địa phương trong việc sử dụng cây Râu mèo

Điều tra đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng cây Râu mèo, tiến hành xây dựng bộ phiếu câu hỏi phỏng vấn cán bộ kiểm lâm địa bàn, cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã, người dân sống ven rừng và trong rừng số lượng cán bộ phỏng vấn là 50 người/ huyện, chọn những xã có rừng đặc biệt là rừng tự nhiên. Kết quả phỏng vấn là cơ sở để tiến hành nghiên cứu nội dung tiếp theọ Kế thừa số liệu điều tra ở các huyện:

Định hóa, Đại Từ, Võ Nhai, Phú lương và Đồng Hỷ, tác giả trực tiếp điều tra phỏng vấn ở huyện Phú Bình và Phổ Yên. Đối tượng phỏng vấn là nười dân sông ven và trong rừng, cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã, cán bộ kiểm lâm địa bàn, các thầy lang làm nghề

cắt thuốc nam…

2.3.2.2. Điều tra đặc điểm sinh học và thu thập tiêu bản, nguồn giống loài Râu mèo ạ Điều tra đặc điểm sinh học của loài Râu mèo

- Phương pháp kế thừa:

+ Điều kiện tự nhiên như: Khí hậu, thủy văn kế thừa số liệu của các Trạm khí tượng Thủy văn gần địa điểm nghiên cứu nhất; đất đai, địa hình, tài nguyên rừng kế

thừa số liệu của phòng Nông nghiệp các huyện.

- Phương pháp điều tra theo tuyến điển hình

+ Kế thừa số liệu điều tra ở các huyện: Định hóa, Đại Từ, Võ Nhai, Phú lương và Đồng Hỷ, tác giả trực tiếp điều tra bổ sung ở huyện Phú Bình và Phổ Yên.

+ Tiến hành điều tra chi tiết về hiện trạng phân bố bằng phương pháp điều tra theo tuyến.

Tuyến điều tra được xác định trước về chiều dài, được bố trí dọc theo các khe, suối, bãi trống... trên tuyến khi bắt gặp những quần thể Râu mèo tự nhiên tiến hành lập ô tiêu chuẩn theo phương pháp điển hình tạm thời (số lượng 10ÔTC/huyện). Mỗi ÔTC có diện tích 1000m2 (25 x 40m). Trong ÔTC điều tra các thông tin sau:

* Điều tra tầng cây cao (nếu có): Đo đếm đường kính D1.3, Hvn tất cả các cây gỗ thuộc tầng cây caọ

* Điều tra cây bụi, thảm tươi: Thông qua ÔTC dạng bản (diện tích 5 x 5m2), mỗi ÔTC bố trí 5 ô dạng bản, 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở tâm ÔTC.

* Đối với cây Râu mèo: Đo đếm toàn bộ những cây có trong ô tiêu chuẩn về đường kính gốc, chiều cao, tình hình sinh trưởng…

* Đặc điểm vật hậu học

Tiến hành quan sát 3-5 cây Râu mèo/huyện, chọn những cây có đường kính gốc lớn, cây có hình thái tốt, sinh trưởng phát triển tốt, không bị khuyết tật, nằm trong quần thể tự nhiên. Nội dung quan sát gồm thời gian bắt đầu và kết thúc của các pha: ra chồi, ra lá non, ra nụ, nở hoa, kết quả và quả chín. Ngoài ra, còn mô tả

hình thái quả, hạt theo phương pháp mô tả (ở những điểm theo dõi vật hậu học được

định vị bằng GPS và được xác định trên bản đồ địa hình hoặc bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng).

* Đặc điểm sinh thái của cây Râu mèo

Nghiên cứu đặc điểm đất nơi Râu mèo phân bố tự nhiên: Trong mỗi ÔTC tạm thời đã lập tiến hành đào và mô tả phẫu diện đất (xác định loại đất, đá mẹ, độ

dày tầng đất, tỷ lệđá lẫn…), lấy mẫu đất để phân tích trong phòng thí nghiệm. + Mẫu đất phân tích được lấy ởđộ sâu 15-30cm. Các chỉ tiêu phân tích đất: * Thành phần cơ giớị

* Đạm tổng số. * P2O5 dễ tiêụ * K2O dễ tiêụ * Chua trao đổị

* Xác định độ ẩm đất bằng phương pháp cân trước và sau khi sấy mẫu đất ở

105ºC đến khi trọng lượng không đổị

* Xác định dung trọng đất theo phương pháp ống dung trọng.

+ Nghiên cứu đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc …) nơi Râu mèo phân bố tự

nhiên. Trong mỗi ÔTC tạm thời đã lập tiến hành xác định độ dốc bằng địa bàn cầm tay và độ cao bằng máy định vị GPS.

Mẫu đất được phân tích tại Viện nghiên cứu Nông lâm nghiệp vùng núi phía Bắc, Cầu Hai, Phú Thọ.

b. Thu thập mẫu tiêu bản, nguồn giống loài Râu mèo

Cùng với việc điều tra trên ÔTC, tiến hành lấy mẫu tiêu bản. Mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả. Các mẫu

được thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêu bản: 41 x 29 cm.

Tuy nhiên trong điều tra thực vật dân tộc học, các mẫu tiêu bản thu được thường không đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Trong các trường hợp này, cần thu thập các mẫu vật có thể (cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ…), các mẫu này không đủ cơ sở để xác

định chính xác tên khoa học nhưng có thểđịnh hướng cho quá trình thu thập thông tin kèm theo và thu mẫu tiêu bản bổ sung sau nàỵ

Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải được ghi chép ngay tại hiện trường. Các thông tin về thực vật cần có như: Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ; mùi, vị của hoa quả nếu có thể biết được… Bên cạnh đó, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh thái nơi sống, mật độ, người thu mẫu… cũng nên

được ghi cùng.

Trong quá trình điều tra, lựa chọn những cây Râu mèo sinh trưởng tốt tiến hành đào bứng về trồng ở vườn lưu giữ nguồn gen tại trường Đại học Nông lâm. Số

lượng cây được tuyển chọn là 60-70 cây tại mỗi huyện. Sau khi đào đánh bầu tiến hành bó bầu đất để tránh bị vỡ trong quá trình vận chuyển. Sau khi đánh xong tiến hành ghi mã kí hiệu xuất xứ của cây và xếp cây vào thùng xốp hoặc thùng cacton để

vận chuyển về nơi tập kết.

Các mẫu giống thu thập được đã được trồng ở vườn lưu giữ nguồn gen tại trường Đại học Nông lâm (theo sơđồ dưới đây).

Hình 2.1. Sơđồ bố trí vườn sưu tập mẫu giống Râu mèo đã thu thập Võ Nhai Định Hóa Đại Từ Đồng Hỷ Phú Lương Phú

Bình

Phổ

Yên

2.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu nhân giống bằng giâm hom

- Mẫu giống Râu mèo được lấy từ vườn lưu giữ bảo tồn nguồn gen tại Trường

Đại học Nông lâm Thái Nguyên (những mẫu đã được trồng từ năm 2016 - 2018). + Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom

Chất điều hòa sinh trưởng được dùng là IAA, IBA, và NAA với 3 công thức nồng độ khác nhau là 500ppm, 1000ppm, 1500ppm và đối chứng (không sử dụng thuốc kích thích ra rễ). Thí nghiệm 30 hom/1 công thức x 3 lần lặp = 90 hom/1 công thức x 4 công thức = 360 hom.

+ Ảnh hưởng của thời vụđến tỷ lệ ra rễ của hom

Qua điều tra thực tế nhận thấy rằng, vào mùa đông cây Râu mèo rụng lá và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ, mùa hè nhiệt độ quá cao và theo những nghiên cứu đã công bố về giâm hom một số loài cây dược liệu như Ba kích, Giảo cổ lam, Xạ đen, thời vụ giâm hom tốt nhất là vào vụ Xuân và vụ Thụ Do vậy trong nghiên cứu này các thí nghiệm giâm hom được thực hiện 2 lần vào mùa Xuân và mùa Thụ Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thích hợp nhất được xác định từ các thí nghiệm ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng để nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụđến tỷ

lệ ra rễ của hom. Thí nghiệm 36 hom/1 công thức x 3 lần lặp = 108 hom/1 công thức x 2 mùa = 216 hom.

+ Ảnh hưởng của tuổi hom (vị trí cắt hom) đến tỷ lệ ra rễ của hom

Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thích hợp nhất được xác định từ các thí nghiệm ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng. Thời vụ giâm được xác định trong thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ ra rễ của hom. Thí nghiệm về tuổi hom: 30 hom/1 công thức x 3 lần lặp = 90 hom/1 công thức x 5 công thức tuổi khác nhau = 450 hom.

Sử dụng cây mẹ 1 năm tuổi và cây mẹ 2 năm tuổị Thí nghiệm 30 hom/1 công thức x 3 lần lặp = 90 hom/1 công thức x 2 công thức tuổi khác nhau = 180 hom.

Số liệu thí nghiệm về nhân giống được sử lý bằng phân tích phương sai theo giáo trình thống kê trong lâm nghiệp của Nguyễn Hải Tuất (1982) và được xử lý thống kê theo phần mềm (EXCEL) của Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi (1995). Tính toán chỉ số ra rễ (Ir) theo phương pháp của Lê Đình Khả (2003), với Ir = (Số

rễ/hom x Chiều dài rễ dài nhất/hom).

- Tỷ lệ ra rễ (%) = Số cây ra rễ/ tổng số cây quan sát x 100 - Tỷ lệ ra mầm (%) = Số cây nảy mầm/ tổng số cành giâm x 100 - Tỷ lệ cây sống (%) = Số cây sống/ tổng số cành giâm x 100

- Thời gian bật mầm (ngày): tính thời gian từ trồng đến 50% số cành bật mầm. - Thời gian ra rễ (ngày): Tính thời gian từ trồng đến 50% số cành ra rễ. - Chiều dài rễ (cm): Đo chiều dài của rễ dài nhất.

Sau khi giâm hom 3 ngày tiến hành kiểm tra khả năng ra rễ của hom và cứ

sau 3 ngày lại kiểm tra 1 lần, đến khi tỷ lệ ra rễđạt > 90% thì dừng lạị

2.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu nhân giống hữu tính râu mèo

+ Thu hái hạt giống

- Thu hoạch hạt của 20 cây râu mèo mỗi mẫu giống vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 trong năm.

- Năng suất hạt/cây (g/cây): Thu toàn bộ số hạt trên cây, phơi khô loại bỏ hạt lép, tạp chất, tính năng suất hạt của từng câỵ

- Đặc điểm của hạt: Hình dạng, màu sắc. - Xác định số hạt/1 kg.

Cân 0,01kg hạt sau đó đếm số hạt (không đếm hạt bị lép), làm lặp lại 3 lần sau đó tính giá trị trung bình.

Công thức tính số hạt trung bình/kg = 3 3 2 1 N N N + + x 100 * N1: Số hạt/0,01kg cân lần 1 * N2: Số hạt/0,01kg cân lần 2

* N3: Số hạt/0,01kg cần lần 3 + Xử lý hạt giống

- Chọn 300 hạt chắc, mẩy của mỗi mẫu giống râu mèo, gieo hạt trên khay trong nhà lưới đánh giá tỷ lệ mọc mầm. Giá thể sử dụng để gieo hạt trên luống là cát mịn đã được khử trùng.

+ Gieo ht và chăm sóc cây mm

Chọn đất và làm đất

* Chọn đất: Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, có độ phì trung bình, đảm bảo giữ được độ ẩm, thoát nước tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và hạn chế bệnh hạị

* Làm đất: Đất cày bừa nhỏ, làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 15cm, mặt luống rộng 80cm.

* Hay có thể gieo trên cát mịn. Cát phơi khô loại bỏ tạp chất dàn đều thành luống cao 15 cm mặt luống rộng 80-90 cm.

* Gieo hạt. Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 4 tiếng vớt ra để

khô, sau đó trộn với đất khác với màu cát và đất luống gieo, rắc đều trên mặt luống sau đó sàng một lớp đất bột phủ kín hạt.

Chăm sóc

Làm sạch cỏ dại, luôn đảm bảo đất thí nghiệm đủ ẩm và không để đọng nước. Khi cây cao được 5 - 6cm tiến hành nhổ cây và cấy vào bầu đã chuẩn bị sẵn.

+ Thí nghiệm về hỗn hợp ruột bầu

- Chuẩn bị đất: Chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, đất tầng mặt có độ sâu từ

0 - 30cm. Đất phải đập nhỏ, sàng sạch cỏ rác, đá, sỏị.. qua lưới sắt với đường kính lỗ sàng nhỏ từ 0,5 - 1cm. Đất làm ruột bầu phải tươi xốp, thấm và giữ nước tốt, thoáng khí cho rễ phát triển thuận lợi nhưng phải có độ kết dính để không bị vỡ bầu khi di chuyển

- Chuẩn bị túi bầu polyetylen có kích thước 9x12cm. Theo thuyết minh, túi bầu có kích thước 15x18cm, nhưng thực tế nghiên cứu cho thấy cây cây Râu mèo

sinh trưởng rất nhanh nên thời gian nuôi cây trong bầu sẽ ngắn, đề tài đã điều chỉnh kích thước túi bầu để tiết kiệm vật liệu và giảm chi phí vận chuyển cây con.

Thí nghiệm: Đất tầng A + Phân chuồng + Phân vi sinh, NPK theo tỷ lệ: + Công thức CT1: 100% đất tầng A

+ Công thức 2: 80% đất tầng A + 20% phân chuồng hoai

+ Công thức CT3: 80% đất tầng A + 15% phân chuồng hoai + 5% phân NPK

K thut đóng và xếp bu

Đất và phân để tạo hỗn hợp ruột bầu phải được trộn đều trước khi đóng bầụ Ruột bầu không nên đóng quá chặt hoặc quá lỏng, ruột phải đảm bảo độ xốp độẩm. Độ

xốp của ruột bầu từ 60 - 70%. Kỹ thuật đóng bầu như sau: Dùng tay xoa túi bầu để tách miệng bầu và kéo cho túi phồng ra, sau đó một tay giữ túi đồng thời dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ căng miệng túị Tay kia xúc đất cho vào túi, được 1/3 túi thì ấn nhẹ

cho đất hơi chặt ởđáy bầụ Tiếp tục cho đất vào đầy túi, ấn nhẹ cho đất nén xuống đầy và cho thành bầu phẳng.

Luống để xếp bầu phải có nền phẳng có độ dốc 2 - 3%. Ta nên làm luống nổi

để khi mưa xuống tránh cho cây bị ngập úng, bề rộng luống 1 mét, chiều dài tùy theo số lượng bầụ Mặt luống cao hơn mặt vườn ươm từ 15 - 20 cm. Xếp bầu vào luống theo hàng. Dùng đất tơi mịn vun xung quanh luống để cố định luống bầu không bị đổ và giữđộ ẩm cho câỵ Xếp bầu sao cho đều và đứng, cách xếp như sau: xếp bầu lên luống đã chuẩn bị sẵn, hàng đầu xếp thẳng hàng ngay ngắn, hàng sau xếp so le so với hàng đầu, cho đất đầy các khe giữa các bầu rồi phủ đất kín 2/3 chiều cao bầu ngoài mép luống để tạo má luống cho bầu đứng thẳng và có nhiệm vụ

giữẩm. Sau khi xếp bầu xong phải tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi gieo cấy một ngày và cho thêm đất vào các bầu bị vơị

B trí thí nghim

Các công thức thí nghiệm hỗn hợp ruột bầu được bố trí 3 lần lặp, sơđồ bố trí thí nghiệm như sau:

CT1 CT2 CT3

CT2 CT3 CT1

Mỗi công thức bố trí 150 bầu x 3 = 450 bầu

+ Thí nghiệm vềảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây con

Qua nghiên cứu đặc điểm sinh thái cây Râu mèo thấy rằng đây là cây ưa sáng nên trong thí nghiệm này không thực hiện thí nghiệm che bóng 75%.

* Công thức 1: Không che bóng. * Công thức 2: Che bóng 25%. * Công thức 3: Che bóng 50%.

Mỗi công thức bố trí 3m2 cho 3 lần nhắc lạị 300 bầu/1m2 x 3 = 900 bầụ

+ Các ch tiêu theo dõi

- Ch tiêu ny mm ca ht (%).

- Hệ số nhân giống bằng hạt = số hạt hữu hiệu/cây * tỷ lệ nảy mầm * tỷ lệ

cây hữu hiệụ

- Sinh trưởng của cây con (Hvn, D00).

Số liệu thí nghiệm về nhân giống được sử lý bằng phân tích phương sai theo giáo trình thống kê trong lâm nghiệp của Nguyễn Hải Tuất (1982) và được xử lý thống kê theo phần mềm (EXCEL) của Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi (1995).

2.3.2.5. Phân tích thành phần hóa học trong thân, lá cây Râu mèo

* Định tính bằng sắc ký lớp lỏng

- Xử lý mẫu

Bột thân, lá râu mèo (5g) được ngâm trong75 ml dung dịch methanol 50%, siêu âm trong 30 phút. Sau khi lọc, dịch chiết được cô quay đến khô. Lấy 1g cao khô hòa tan trong 7 ml dung dịch acetone 75% trong nước và đặt trong bể siêu âm 30 phút, có gia nhiệt dưới 40oC. Sau đó dịch chiết tiếp tục được lọc và cô quay đến cao khô. Hòa tan 5mg cao khô này trong 1 ml dung dịch methanol thu được dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây râu mèo (orthosiphon spiralis (lour ) merr) tại tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 48)