Đặc điểm sinh học loài Râu mèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây râu mèo (orthosiphon spiralis (lour ) merr) tại tỉnh thái nguyên (Trang 50)

- Đề tài đã thu thập mẫu và định danh tên tiếng Việt và tên khoa học cây Râu mèo phân bố ở Thái Nguyên. Tên thường gọi là Râu mèo, tên khoa học là: (Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr), tên đồng nghĩa: Orthosiphon stamineus Benth,

Orthosiphon aristatus(Blume) Miq. Tên khác: Cây bông bạc

Tên nước ngoài: Orthosiphon, thé de Java, barbiflore, moustache de chat (Pháp). Họ Bạc hà: Lamiaceae

- Đã tiến hành điều tra đặc điểm sinh học và phân bố của cây Râu mèo tại các huyện trong tỉnh Thái Nguyên.

- Kết quảđiều tra cho thấy:

+ Đặc điểm hình thái cây râu mèo

Râu mèo có thời gian sinh trưởng từ 92 ngày đến 150 ngày, thời gian ra hoa từ 50 ngày đến 90 ngàỵ Chiều cao cây từ 0,8-1,2m, cá biệt có cây cao đến 1,6m, thân mảnh, cứng hình vuông, có màu tím, ít lông. Giống râu mèo Việt Nam thường phân cành tập trung ở trên, có nhiều đốt, đốt ngắn, đường kính thân 0,6mm.

Lá có màu xanh, gân lá màu tím, các chồi đều mọc ở nách lá. Lá mọc đối, hai mép có răng cưa chia đều hai bên. Gốc lá tròn đầu nhọn mép phía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 1,2 cm.

Cụm hoa là chùm xim co thường mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, lá bắc nhỏ rụng sớm. Chiều dài cụm hoa 9,7 cm, mỗi cụm hoa có 15 vòng, mỗi vòng có 6 hoạ Hoa màu trắng sau ngả sang màu phớt tím. Đài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, tỏe ra ngoài, tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong có chiều dài 2cm. Chiều dài của họng hoa dài từ 0,5cm - 0,6cm. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu con mèọ Số cánh hoa gồm 2 chiếc, có một môi trên và một môi dưới, môi trên xẻ làm 3 thuỳ, môi dưới nguyên. Nhị hoa gồm 4 nhị, chiều dài nhị

hoa dài 3,4cm, chỉ nhị mảnh, nhẵn. Hoa có 1 nhụy, vòi nhụy dài hơn nhị, chiều dài nhụy hoa dài 4,6cm.

Quả bế, nhỏ nhẵn, tỷ lệđậu quả rất thấp, mỗi quả có từ 1- 2 hạt. Hạt có hình dạng thoi dẹt và có màu nâu xám.

Hình 3.1. Một sốđặc điểm sinh học của cây râu mèo

+ Đặc điểm sinh học cây Râu mèo

Kết quảđiều tra đặc điểm sinh học cây Râu mèo được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.2. Đặc điểm sinh vật học của cây râu mèo tại đối tượng nghiên cứu

TT Chỉ tiêu Đặc điểm

1 Thời gian sinh trưởng (ngày) 92 -150 2 Thời gian ra hoa (ngày) 50-90 3 Chiều cao cây (m) 0,8-1,20 4 Số lá trên thân chính 30,1 5 Số cành cấp I 11,27 6 Đường kính thân (mm) 4,6 7 Chiều dài cụm hoa (cm) 9,7 8 Số hoa/ vòng 6 9 Số cánh hoa 2 10 Số nhị hoa 4 11 Số nhuỵ hoa 1 12 Hình dạng thân Mảnh, cứng, hình vuông 13 Màu sắc thân Màu tím

14 Màu sắc lá Màu xanh

15 Màu sắc hoa Màu trắng sau ngả sang màu phớt tím 16 Màu sắc hạt Màu nâu xám

Nhìn chung, đặc điểm nông sinh học các mẫu giống của cây Râu mèo phân bốở huyện Phú Bình và Phổ Yên không có sự sai khác so với cây Râu mèo phân bố ở các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương và Đồng Hỷ đã điều tra những năm trước. Nguyên nhân, có thể do điều kiện sinh thái giữa các huyện nói trên có sự tương

đồng, hay nói cách khác là chúng không có sự khác biệt vềđiều kiện sinh tháị

3.3. Đánh giá đặc điểm sinh học cây Râu mèo

3.3.1. Đặc đim hình thái thân, cành, lá, hoa và qu

Các mẫu Râu mèo thu được tại các ÔTC ở khu vực nghiên cứu, đều mọc trên các trạng thái IB, IC và bãi trống ven khe, suốị Cây mọc ven sườn thoải, bờ rào trong vườn nhà, xung quanh là cây bụi nên nhận được nhiều ánh sáng, nơi có độẩm caọ Cây Râu mèo gặp trong khu vực nghiên cứu, qua xác định là loài Râu mèo - Orthosiphon spiralis (Lour) Merr.

- Đặc điểm thân và rễ

Rễ có kích thước ngắn có nốt sần. Rễ thường ăn nổi trên mặt đất hoặc cách mặt đất 10 - 20cm.

Chiều cao của cây là một chỉ tiêu quan trọng biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, đồng thời nó cũng phản ánh khả năng chống chịu sâu bệnh và

điều kiện ngoại cảnh của câỵ Chiều cao cây cùng với số đốt trên cây ảnh hưởng

đến số hoa, số quả, ảnh hưởng đến năng suất của câỵ Động thái tăng trưởng chiều cao cây: chiều cao cây thay đổi qua các giai đoạn sinh trưởng và tăng nhanh khi cây còn nhỏ, sau đó tốc độ tăng trưởng chậm dần cho tới khi cây đạt chiều cao cây ổn

định. Tiến hành đo đếm chiều cao của cây Râu mèo kết quả thu được tổng hợp trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Chiều cao cây Râu mèo Chỉ số Hvn (cm)

Thấp nhất 50 Cao nhất 160 Bình quân 75

- Đặc điểm hình thái của lá

Lá có màu xanh, gân lá màu tím, các chồi đều mọc ở nách lá. Lá mọc đối, hình trứng, hai mép có răng cưa có 7, 8 răng chia đều hai bên, lá lớn có thể dài tới 8cm, rộng 3cm. Phiến lá mềm, có lông thưa, gốc lá tròn, đầu nhọn mép khía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 0,8- 1,5cm (hình 3.2).

Kết quả đo đếm kích thước của lá Râu mèo tại đối tượng điều tra được tổng hợp trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quảđo đếm kích thước của lá Râu mèo tại khu vực nghiên cứu TT Địa phương/Chỉ số Lá (cm) Chiều dài cuống lá Chiều dài lá Chiều rộng lá 1 Huyện Đại Từ(Kế thừa) Trung bình 1,00 8,00 2,60 2 Huyện Võ Nhai (Kế thừa) Trung bình 0,90 7,85 2,60 3 Huyện Định Hóa (Kế thừa) Trung bình 0,90 8,25 2,70 4 Huyện Phú Lương (Kế thừa) Trung bình 1,00 8,00 2,40 5 Huyện Đồng Hỷ(Kế thừa) Trung bình 1,00 8,00 2,40 6 Huyện Phú Bình Trung bình 1,00 8,00 2,40 7 Huyện Phổ Yên Trung bình 0,95 7,60 2,55 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Từ bảng 3.4 nhận thấy: Chiều dài cuống lá biến động từ 0,9 đến 1,0 cm; Chiều dài lá biến động từ 7,6 đến 8,25cm; Bề rộng lá từ 2,4 đến 2,7 cm. Như vậy phạm vi biến động của các chỉ tiêu trên là rất nhỏ vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi không tiến hành phân tích phương sai của các chỉ tiêu trên.

Các chỉ tiêu trung bình của lá cây Râu mèo đã thu thập ở các huyện Phú Bình và Phổ Yên so với số liệu thu thập ở các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷđã thu thập trước đây không có sự chênh lệch đáng kể. Sở dĩ có có hiện tượng trên là do các yếu tố như khí hậu, đất đai, độ ẩm, ánh sáng của khu vực Râu mèo phân bố là tương đối đồng nhất do vậy chúng ảnh hưởng đồng đều đến quá trình sinh trưởng của cây Râu mèọ

Hình 3.2. Lá Râu mèo Hình 3.3. Hạt Râu mèo

- Đặc điểm hình thái hoa, quả

Hoa cây Râu mèo cụm hoa là chùm xim co thường mọc thẳng ở ngọn thân và

đầu cành, hoa màu trắng sau ngả sang màu phớt tím. Đài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, tõe ra ngoài, tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong có chiều dài 2cm. Chiều dài của họng hoa dài từ 0,5cm - 0,6cm. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài nhìn giống như râu con mèọ Số cánh hoa gồm 2 chiếc, có một môi trên và một môi dưới, môi trên xẻ làm 3 thuỳ, môi dưới nguyên. Hoa có 1 nhụy, vòi nhụy dài hơn nhị.Quả của cây Râu mèo nhỏ, ít hạt (1-2 hạt), hạt có hình dạng dẹt, có kích thước rất nhỏ. Hình thái hoa, quả Râu mèo được minh họa qua hình 3.1, hình thái hạt Râu mèo

3.3.2. Đặc đim phân b ca loài Râu mèo

Đã tiến hành điều tra phân bố cây Râu mèo theo tuyến trên các trạng thái rừng, (chi tiết xem phụ biểu 2.4 và 2.5).

Từ số liệu điều tra đã thu thập được, nhận thấy cây Râu mèo chủ yếu phân bố ở trạng thái IC, IB. Đó là các trạng thái rừng đã bị khai thác kiệt tổ thành chủ yếu là cây gỗưa sáng tái sinh, cây bụi như sim, mua, chè vè… Như vậy cây Râu mèo phân bố chủ yếu nơi không có tầng cây gỗ, quá trình điều tra đã phát hiện các vạt, khóm Râu mèo mọc ở bãi trống, ven các khe, suối, nơi có cường độ chiếu sáng mạnh, ẩm

độđất caọ

3.3.3. Đặc đim cây bi và thm tươi nơi có loài Râu mèo phân b

Số liệu điều tra của cây bụi, thảm tươi được tổng hợp ở bảng 3.5.

Số liệu bảng 3.5 nhận thấy: Độ che phủ trung bình của cây bụi trong các OTC có loài Râu mèo phân bố ở các huyện đã điều tra là 53,86%. Đây là mức độ

che phủ khá cao được quyết định bởi các loài cây như Râu mèo, mua, sim, đơn nem, tử châu,...

Theo đánh giá độ phong phú lớp cây bụi thì 53,86% thuộc Cop3. Với độ che phủ khá cao và chúng ảnh hưởng nhiều đến khả năng tái sinh, phát triển của cây con Râu mèo tái sinh tự nhiên.

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có loài Râu mèo phân bố

Thành phần Địa phương Trị số TB (%) Đại Từ Nhai Định Hóa Phú lương Đồng Hỷ Phú Bình Phổ Yên Cây bụi 56 53 57 59 56 51 45 53,86 Thảm tươi 42 39 44 45 44 46 43 43,29 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Độ che phủ trung bình của lớp dây leo và thảm tươi là 43,29%, các loài dây leo, thảm tươi chủ yếu là cỏ rác, dương xỉ, cỏ lá tre, cỏ lông lợn, lá lốt,... Theo

đánh giá độ phong phú lớp cây dây leo và thảm tươi (Drude) thì 43,29% thuộc Cop2. Với độ tàn che như vậy chúng ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng tái sinh, chất lượng tái sinh cây Râu mèọ

3.3.4. Đặc đim vđất nơi có Râu mèo phân b

Từ xưa ông cha ta đã có câu nói "Đất nào trồng cây đấy",đây chính là kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong lâm nghiệp cũng vậy những đặc điểm,tính chất,thành phần hóa học các chất có trong đất quyết định trực tiếp đến phân bố tự nhiên của các loài thực vật.

Trong những ô tiêu chuẩn điều tra có cây Râu mèo chúng tôi đã tiến hành

đào phẫu diện, mô tả các tính chất lý học của đất và lấy mẫu đấy để phân tích thành phần các chất hóa học như pH, N, P, K, việc này giúp ta biết rõ hơn về các đặc tính lý, hóa trong đất mà cây Râu mèo thích hợp để sinh trưởng và phát triển, cũng như

việc lựa chọn lập địa để nhân giống gây trồng.

Đặc đim lý tính ca đất

Những đặc điểm lý tính chung của đất nơi có loài Râu mèo phân bố được tổng hợp ở phụ lục 2.6.

Qua phụ lục 2.6 có thểđưa ra một số nhận xét sau: -Tầng A0 không có, có rất ít không đáng kể

-Độ dày trung bình tầng A là 28,08cm, tầng này khá dầy, đất có màu nâu đỏ,

ẩm và xốp tỉ lệđá lẫn ở mức thấp chiếm 13,85%, không có đá lộđầu và kết cấu đất dạng viên những chỉ tiêu trên thích hợp cho sự sinh trưởng của cây non, có thể cung cấp đủ nước, dinh dưỡng và giúp rễ cây ăn sâu xuống tầng dưới nhờ kết cấu cấu đất dạng viên và đất ẩm.

-Tầng B có độ dầy trung bình là 55,77cm, đất tầng này dầy, có màu nâu vàng,

ẩm, đất kết cấu hơi chặt, dạng viên, tỉ lệđá lẫn ở mức độ thấp chiếm 21,15% và không có đá lộđầụ

Đặc đim hóa tính

Những đặc điểm hóa tính chung của đất huyện Phú Bình, Phổ Yên nơi có loài Râu mèo phân bố sau khi phân tích đã được tổng hợp ở phụ biểu 2.2

Từ kết quả phân tích đất khu vực có Râu mèo phân bố dựa trên các chỉ tiêu phân tích đánh giá về thành phần hàm lượng các chất đa lượng và độ pH ta có thể đưa ra những nhận xét sau:

Chỉ tiêu P2O5 TS(%) trong đất biến động từ 0,03 - 0,05% đây là chỉ số nghèo

để cây sinh trưởng và phát triển.

Chỉ tiêu pH KCl biến động từ 4,2 - 4,6 đây là chỉ số pH của đất rất chuạ

Chỉ tiêu K2O5 (%) biến động từ 0,54 - 1,19% đây là chỉ số rất nghèo để cây sinh trưởng và phát triển.

Hàm lượng mùn (%)biến động từ 1,79 - 2,24% đây là chỉ số trung bình để

cây sinh trưởng và phát triển.

Từ kết quả phân tích đất khu vực có Râu mèo phân bố dựa trên các tiêu chí phân tích đánh giá về thành phần hàm lượng các chất đa lượng và độ PH ta có thể đưa ra những nhận xét sau:

Chỉ tiêu Nitơ TS (%) trung bình của 5 mẫu đất là 0,08% đây là chỉ số nghèo

để cây sinh trưởng và phát triển.

Chỉ tiêu P2O5 TS(%) trung bình của 5 mẫu đất là 0,03% đây là chỉ số nghèo

để cây sinh trưởng và phát triển.

Chỉ tiêu pH KCl (%) trung bình của 5 mẫu đất là 4,4% đây là chỉ số pH của

đất rất chuạ

Chỉ tiêu K2O5 (%) trung bình của 5 mẫu đất là 1,19% đây là chỉ số giàu để

cây sinh trưởng và phát triển.

Hàm lượng mùn (%) trung bình của 5 mẫu đất là 1,79% đây là chỉ số nghèo

để cây sinh trưởng và phát triển. Từ các chỉ tiêu vừa phân tích ở trên có thể thấy đất tại nơi có cây Râu mèo phân bố biến động từ giàu chất dinh dưỡng đến trung bình và nghèo chất dinh dưỡng những đặc điểm này có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển tốt.

3.3.5. Thu thp mu ging và xây dng vườn lưu gi loài Râu mèo

Từ năm 2016 đến năm 2020 đề tài đã thu thập được 889 mẫu giống, (trong

đó tác giả trực tiếp thu thập 120 mẫu giống Râu mèo ở huyện Phú Bình và Phổ Yên) tại 7 huyện và được tổng hợp ở bảng dưới đâỵ Cây được tuyển chọn là những cây

Bảng 3.6. Tổng hợp nguồn gen cây Râu mèo đã thu thập

TT Địa phương Năm thu thập Số mẫu giống Ghi chú

1 Đại Từ 2016 135 Kế thừa, chỉ tiến hành chăm sóc, bảo vệ 2 Định Hóa 2016 180 3 Võ Nhai 2016 150 4 Phú Lương 2017 170 5 Đồng Hỷ 2017 134 6 Phú Bình 2019 60 Thu thập mới 7 Phổ Yên 2019 60 Tổng 889

Các mẫu giống thu thập được đã được trồng ở vườn lưu giữ nguồn gen tại trường Đại học Nông lâm (theo sơđồ 2.1-Phần phương pháp nghiên cứu).

Hàng năm đã tiến hành chăm sóc, làm cỏ bón phân và phòng trừ sâu bệnh hạị Các mẫu giống thu được đã được lưu giữ tại vườn cây mẫu trường Đại học Nông lâm. Vườn lưu giữ được rào bằng dây thép gai để tránh gia súc phá hạị Cây mẫu

được trồng trên các luống đất có bề rộng 1m, rãnh luống sâu 20cm, rộng 35cm. Trên mỗi luống trồng 2 hàng, cây cách cây 40cm. Trước khi trồng bón phân chuồng hoai với liều lượng là 0,5kg + 0,2kg NPK, cây được cắt hết thân, chỉ để lại phần gốc cao 10 - 12cm. Sau khi trồng hàng ngày tưới nước đủ ẩm để cây hồi phục bộ rễ và mọc chồi mớị Khi các chồi mới mọc cao được 40-50 cm tiến hành bón thúc bằng phân NPK với liều lượng 0,1kg/gốc.

3.4. Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom

Mục tiêu của nội dung nghiên cứu này là để xây dựng Quy trình nhân giống cây Râu mèo bằng phương pháp giâm hom. Đề tài tiến hành thử nghiệm nồng độ và loại chất kích thích ra rễ; Ảnh hưởng của vị trí cắt hom đến khả năng ra rễ; Ảnh hưởng của thời vụ, tuổi cây mẹđến khả năng ra rễ của hom cây Râu mèo…

3.4.1. nh hưởng ca nng độ và loi cht kích thích đến kh năng ra r

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây râu mèo (orthosiphon spiralis (lour ) merr) tại tỉnh thái nguyên (Trang 50)