Kết quả nghiên cứu về hỗn hợp ruột bầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây râu mèo (orthosiphon spiralis (lour ) merr) tại tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 73)

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu tới sinh trưởng của cây râu mèo nhân giống bằng hạt (lấy tại Trung tâm) với các công thức hỗn hợp ruột bầu nhưđã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứụ Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 3.17.

Từ bảng 3.17. nhận thấy:

Tỷ lệ hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng tới sinh trưởng về chiều cao cây Râu mèo, ruột bầu có công thức hỗn hợp CT3: 80% đất tầng A + 15% phân chuồng hoai + 5% phân NPK có sỉnh trưởng về chiều cao trội hơn so với công thức 1 và công thức 2. Sinh trưởng chiều cao ở công thức 4 (đối chứng) là kém nhất. Như vậy bước

đầu có thể khẳng định thành phần hỗn hợp ruột bầu: 80% đất tầng A + 15% phân chuồng hoai + 5% phân NPK là phù hợp nhất.

Công thức thí nghiệm vn (cm) Ghi chú

CT1 14,12 CT2 14,53 CT3 15,87

Đối chứng 13,51

Kết quả nghiên cứu trên đây được minh họa ở biểu đồ hình 3.16 dưới đây:

Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu 12 12,5 13 13,5 14 14,5 15 15,5 16 16,5 CT1 CT2 CT3 Đối chứng Công thức H (cm)

Hình 3.16. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao

3.5.6. Kết qu nghiên cu nh hưởng ca ánh sáng đến sinh trưởng ca cây con

trong giai đon vườn ươm

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng tới sinh trưởng của cây Râu mèo nhân giống bằng hạt (nguồn giống tại Trung tâm Thủy sản) với các công thức che sáng khác nhau:

Thí nghiệm: ở các độ che sáng khác nhau: 0%, 25%, 50% CT1: Không che sáng (0%)

CT2: Che sáng 25% CT3: Che sáng 50%

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng của cây Râu mèo trong giai đoạn vườn ươm

Tuổi Công thức thí nghiệm Chỉ tiêu Tỷ lệ D/H 00 (cm) vn (m) 1 Tháng tuổi CT1 0,29 0,13 2,23 CT2 0,20 0,14 1,42 CT3 0,18 0,16 1,13 2 tháng tuổi CT1 0,50 0,23 2,17 CT2 0,43 0,27 1,59 CT3 0,32 0,29 1,10 Từ bảng 3.18 nhận thấy:

Sinh trưởng đường kính cổ rễ, chiều cao vút ngọn của cây Râu mèo trong

điều kiện cùng hỗn hợp ruột bầu, cùng tuổi có sự khác nhau rõ rệt khi chế độ chiếu sáng ở các công thức khác nhaụ

Tăng trưởng đường kính có xu hướng giảm dần khi độ che bóng tăng lên. Ở

tháng thứ 2, công thức 1 (không che bóng) đường kính cổ rễ là 0,5cm, nhưng ở công thức che bóng 50%, sinh trưởng đường kính gốc chỉđạt 0,32cm.

Cùng chếđộ che bóng như trên, sinh trưởng chiều cao vút ngọn có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với chếđộ che bóng. Điều đó nghĩa là khi độ che bóng tăng (cường

độ ánh sáng giảm), sinh trưởng chiều cao vút ngọn tăng. Điều đó được giải thích như sau: Cây Râu mèo là cây ưa sáng, khi cây sinh trưởng ở điều kiện ánh sáng thấp, cây bị thiếu hụt ánh sáng nên sinh trưởng mạnh về chiều cao để vươn lên thu hút được lượng ánh sáng lớn hơn và lúc này tốc độ sinh trưởng chiều cao lớn hơn tốc độ sinh trưởng đường kính. Sinh trưởng đường kính và chiều cao của cây Râu mèo 2 tháng được minh họa ở biểu đồ hình 3.17 và hình 3.18 dưới đây:

0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 1 2 3 Công thức Doo (cm)

Hình 3.17. Ảnh hưởng của chếđộ ánh sáng đến sinh trưởng đường kính cổ rễ

0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 1 2 3 Công thức Hvn

Hình 3.18. Ảnh hưởng của chếđộ ánh sáng đến sinh trưởng chiều cao

Tỷ lệđường kính trên chiều cao (D/H) là chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng của đường kính và chiều cao và là chỉ tiêu biểu thị hình thái thân câỵ Tỷ lệ trên càng lớn (trong một giới hạn nhất định), nó thể hiện cây sinh trưởng cân đối giữa

đường kính và chiều caọ Qua số liệu bảng 3.18. thấy rằng tỷ lệ D/H giảm dần khi

độ che bóng tăng lên, điều đó cũng chứng tỏ rằng, khi chế độ che bóng tăng cây Râu mèo sinh trưởng không cân đối giữa đường kính và chiều caọ Như vậy có thể

kết luận rằng Râu mèo là cây ưa sáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây râu mèo (orthosiphon spiralis (lour ) merr) tại tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 73)