Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây râu mèo (orthosiphon spiralis (lour ) merr) tại tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 74)

- Loại sâu hại chính

Trong quá trình theo dõi chỉ phát hiện hai loại sâu hại chính: Bọ xít đen và sâu cuốn lá.

Bảng 3.19. Kết quảđiều tra sâu hại cây râu mèo trong giai đoạn vườn ươm

Đợt điều tra Sâu cuốn lá (Cấp 1 - 5)

Bọ xít đen (Cấp 1 - 5)

Đợt 1 (Sau 10 ngày cấy cây) 2 1

Đợt 2 (Sau 20 ngày cấy cây) 2 1

Đợt 3 (Sau 30 ngày cấy cây) 1 1

Qua bảng 3.19 nhận thấy cây Râu mèo hầu như không bị sâu hạị Mức độ sâu hại ở các đợt điều tra đều ở cấp nhẹ, trong suốt thời gian sinh trưởng phát triển cây Râu mèo từ cấp 1 - cấp 2.

Sâu cuốn lá thường nhả tơ sau đó gập hai mép lá hoặc cuộn các lá xung quanh lại làm tổ và nằm bên trong gây hại, hoá nhộng trong đó. Vì mật độ sâu thấp nên đề tài đã áp dụng biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá là bắt sâu thủ công. Dùng tay gỡ các lá hoặc ngắt từng tổđể bắt sâu non và nhộng đem giết.

Bọ xít đen và bọ xít xanh xuất hiện ở tất cả các công thức nghiên cứu đều ở

mức độ nhẹ chưa cần thiết phải phun thuốc.

Không thấy xuất hiện bệnh trên cây Râu mèo trong suốt thời kỳ làm thí nghiệm. Như vậy, tỷ lệ sâu, bệnh hại trên cây Râu mèo là rất ít và hầu như không có.

Những kết quả nghiên cứu trên đây không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có

ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Do từ trước đến nay, người dân chỉ khai thác cây Râu

mèo trong tự nhiên, nhu cầu sử dụng ngày càng cao, dẫn đến nguồn sẵn có trong tự

nhiên đã dần cạn kiệt, vấn đề gây trồng ngày càng được đặt rạ Những kết quả

nghiên cứu này sẽ là cơ sở để xây dựng quy trình gây trồng cây Râu mèo phục vụ

công tác bảo tồn chuyển chỗ cũng như phục vụ công tác khai thác phát triển nguồn

gen phục vụ nhu cầu làm thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây râu mèo (orthosiphon spiralis (lour ) merr) tại tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 74)