Diễn biến bệnh đạo ôn trên lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phân lập nấm đạo ôn pyricularia oryzae cav gây hại trên một số giống lúa ở thừa thiên huế và kiểm tra tính gây bệnh (Trang 52 - 55)

M ỤC LỤC

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1. Diễn biến bệnh đạo ôn trên lá

Bng 3.2. Diễn biến bệnh đạo ôn lá trên 06 giống lúa ở Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương

Ngày điều tra

Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh

Quảng Công Hương Phong Phú Lương Quảng Công Hương Phong Phú Lương

Xi23 KD Nếp KD BT7 KD Xi23 KD Nếp KD BT7 KD 13/2/2018 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 20/2/2018 6,80 3,50 5,22 4,01 6,77 4,27 0,76 0,39 0,58 0,45 0,75 0,47 27/2/2018 18,10 5,67 15,36 6,34 15,26 6,64 2,01 0,63 1,71 0,70 1,70 0,74 06/3/2018 25,98 7,18 20,39 8,05 18,77 8,40 3,68 0,85 2,94 0,87 2,82 0,93 13/3/2018 31,32 9,26 26,40 8,94 21,41 9,12 5,01 1,06 4,08 0,95 3,33 1,01 20/3/2018 24,54 7,24 20,91 6,25 17,07 7,06 4,10 0,84 3,19 0,68 2,38 0,78 27/3/2018 16,95 5,93 15,09 5,62 14,13 5,86 2,56 0,66 2,21 0,61 1,84 0,65 03/4/2018 9,89 3,86 8,95 3,91 8,38 3,87 1,22 0,41 1,17 0,43 1,01 0,43 10/4/2018 5,90 2,42 5,46 2,03 4,65 2,19 0,75 0,27 0,64 0,23 0,55 0,24 17/4/2018 4,01 1,59 3,85 1,88 4,49 1,58 0,50 0,18 0,46 0,21 0,50 0,18

Để biểu diễn mức độ tiến triển của bệnh đạo ôn trên lá chúng tôi sử dụng đường

cong tiến triển bệnh. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3.

Bng 3.3. Đường cong tiến triển bệnh đạo ôn trên lá của các giống lúa ở Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương (AUDPC)

Địa điểm nghiên cứu Giống lúa AUDPC

Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh Quảng Công Xi23 990,40 a 142,38a Khang dân 320,99f 36,40e Hương Phong Nếp 837,94 b 117,25b Khang dân 322,63e 35,17f Phú Lương BT7 760,80 c 102,41c Khang dân 337,40d 37,38d

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột, chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Qua điều tra, theo dõivà kết quả bảng 3.2 và 3.3 chúng tôi nhận thấy tình hình bệnh đạo ôn trên lá của các giống lúa chủ lực ở Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương như sau:

- Ở Quảng Công: Chúng tôi điều tra theo dõi 02 giống là Xi23 và giống Khang dân. Kết quả cho thấy giống Khang dân chỉ nhiễm bệnh đạo ôn ở mức độ nhẹ, trong khi đó giống Xi23 nhiễm bệnh đạo ôn ở mức trung bình.

+ Trên giống Xi23 bệnh đạo ôn xuất hiện gây hại trên lá từ giai đoạn sớm (giai đoạn mạ-đẻ nhánh), kỳ điều tra ngày 20/2/2018 (tỷ lệ bệnh 6,8%) sau đó tăng dần và

đạt cao nhất vào kỳ điều tra ngày 13/3/2018 (tỷ lệ bệnh 31,32%; chỉ số bệnh 5,01%), sau đó tỷ lệ bệnh giảm dần đến giai đoạn lúa chuẩn bị làm đòng-trổ vào kỳ điều tra

ngày 17/4/2018 (tỷ lệ bệnh 4,01%, chỉ số bệnh 0,5%). Nguyên nhân giống Xi23 nhiễm

bệnh đạo ôn lá cao hơn so với giống Khang dân, vì giống Xi23 là một trong những

giống nhiễm đạo ôn lá, kết hợp do điều kiện thời tiết khí hậu giai đoạn này khá thích hợp cho nấm đạo phát triển. Mặt khác, do ruộng ở đây chủ yếu đất cát pha, có tầng

canh tác mỏng, nông dân bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, không phun phòng trừ bệnh hoặc phun trừ muộn khi lúa bị bệnh nặng (gây cháy) nên bệnh phát triển gây

hại gia tăng.

+ Trên giống Khang dân bệnh đạo ôn gây hại rải rác, mức độ thấp hơn so với

đó tỷ lệ bệnh tăng nhưng không đáng kể, đạt tỷ lệ bệnh cao nhất 9,26% (kỳ điều tra

ngày 13/3/2018).

- Ở Hương Phong: Chúng tôi điều tra theo dõi 02 giống là Nếp và giống Khang dân. Kết quả cho thấy giống Khang dân chỉ nhiễm bệnh đạo ôn ở mức độ nhẹ, trong khi đó giống Nếp nhiễm bệnh đạo ôn ở mức trung bình.

+ Trên giống Khang dân bệnh đạo ôn gây hại rải rác, mức độ thấp hơn so với

giống Nếp, kỳ điều tra ngày 20/2/2018 tỷ lệ bệnh 4,01%, sau đó tỷ lệ bệnh có tăng nhưng không đáng kể, đạt tỷ lệ cao nhất 8,94% (kỳ điều tra ngày 13/3/2018), và tỷ lệ

bệnh giảm dần từ giai đoạn lúa làm đòng-trổ.

+ Trên giống Nếp bệnh đạo ôn xuất hiện gây hại trên lá ở kỳ điều tra ngày 20/2/2018 (tỷ lệ bệnh 5,22%) sau đó tăng dần và đạt cao nhất vào kỳ điều tra ngày 17/3/2018 (tỷ lệ bệnh 26,4%, chỉ số bệnh 4,08%), sau đó tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh

giảm dần từ giai đoạn lúa chuẩn bị làm đòng-trổ. Sở dĩ giai đoạn đầu tỷ lệ bệnh đạo ôn

gây hại trên Nếp cao là do điều kiện biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch, ẩm độ cao, kết hợp sáng sớm có sương mù nên tương đối thuận lợi cho nấm đạo phát triển

gây hại trên diện rộng. Tuy nhiên do bệnh phát triển gây hại nặng nên một số nông dân đã tổ chức phun trừ bằng thuốc hóa học nên đến cuối giai đoạn đẻ nhánh bệnh đã ngừng phát triển và giảm dần ở giai đoạn lúa làm đòng-trổ.

- Ở Phú Lương: Chúng tôi điều tra theo dõi 02 giống là BT7 và giống Khang dân. Kết quả cho thấy giống Khang dân có nhiễm bệnh đạo ôn ở mức độ rải rác, trong khi đó giống BT7 nhiễm bệnh đạo ôn với tỷ lệ bệnh cao hơn so với giống Khang dân nhưng cũng chỉ mức độ nhẹ.

+ Trên giống Khang dân tại kỳ điều tra ngày 20/2/2018 (tỷ lệ bệnh 4,27%, chỉ

số bệnh 0,47%), sau đó tỷ lệ bệnh có tăng nhưng không đáng kể, tỷ lệ bệnh đạt cao

nhất 9,12% và tỷ lệ bệnh giảm dần ở các kỳ điều tra sau đó.

+ Trên giống BT7 bệnh đạo ôn phát sinh gây hại trên lá từ giai đoạn lúa mạ-đẻ

nhánh, kỳ điều tra ngày 20/2/2018 (tỷ lệ bệnh 6,77%), sau đó tăng dần và đạt cao nhất

vào kỳ điều tra ngày 13/3/2018 (tỷ lệ bệnh 21,41%), sau đó tỷ lệ bệnh giảm dần đến giai đoạn lúa làm đòng-trổ. Giai đoạn lúa đẻ nhánh bệnh đạo ôn phát sinh gây hại, tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phân lập nấm đạo ôn pyricularia oryzae cav gây hại trên một số giống lúa ở thừa thiên huế và kiểm tra tính gây bệnh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)