Diễn biến bệnh đạo ôn cổ bông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phân lập nấm đạo ôn pyricularia oryzae cav gây hại trên một số giống lúa ở thừa thiên huế và kiểm tra tính gây bệnh (Trang 55 - 58)

M ỤC LỤC

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2. Diễn biến bệnh đạo ôn cổ bông

Bng 3.4. Diễn biến bệnh đạo ôn cổ bông trên 06 giống lúa ở Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương

Ngày điều tra

Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh

Quảng Công Hương Phong Phú Lương Quảng Công Hương Phong Phú Lương

Xi23 KD Nếp KD BT7 KD Xi23 KD Nếp KD BT7 KD 27/3/2018 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 03/4/2018 1,00 0,00 0,00 0,00 1,00 0,00 0,11 0,00 0,00 0,00 0,11 0,00 10/4/2018 8,00 3,00 0,00 3,00 7,00 2,00 1,33 0,33 0,00 0,33 0,78 0,22 17/4/2018 15,00 5,00 0,00 4,00 10,00 3,00 2,33 0,56 0,00 0,44 1,56 0,33 24/4/2018 16,00 7,00 0,00 5,00 12,00 4,00 2,67 0,78 0,00 0,56 1,78 0,44 01/5/2018 16,00 7,00 0,00 5,00 12,00 4,00 2,67 0,78 0,00 0,56 1,78 0,44 08/5/2018 16,00 - - - - - 2,67 - - - - - 15/5/2018 - - - - - - - - - - - - Chú thích: - : đã thu hoạch

Để biểu diễn mức độ tiến triển của bệnh đạo ôn cổ bông chúng tôi sử dụng đường cong tiến triển bệnh. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5

Bng 3.5. Đường cong tiến triển bệnh đạo ôn cổ bôngcủa các giống lúa ở Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương (AUDPC)

Địa điểm nghiên cứu Giống lúa

AUDPC Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh Quảng Công Xi23 448,00a 73,16a Khang dân 129,50c 14,42c Hương Phong Nếp 0,00f 0,00f Khang dân 101,50d 11,27d Phú Lương BT7 252b 35,84b Khang dân 77,00e 8,74e

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột, chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Qua điều tra, theo dõivà kết quả bảng 3.4 và 3.5 chúng tôi nhận định tình hình bệnh đạo ôn cổ bông trên 06 giống lúa chủ lực ở Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương như sau:

- Ở Quảng Công: Bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện cả trên 2 giống Xi23 và Khang dân. Tuy nhiên giống Xi23 có tỷ lệ bệnh và chỉ số cao hơn so với giống Khang dân.

+ Trên giống Xi23, qua theo dõi chúng tôi ghi nhận nấm bệnh đạo ôn đã xâm nhập và tấn công gây hại ở cổ lá đòng (giai đoạn lúa đang làm đòng), sau đó khi lúa trổ

nấm bệnh phát tán gây hại lây lan sang cổ bông. Kỳ điều tra ngày 3/4/2018, tỷ lệ bệnh

gây hại thấp khoảng 1%, tuy nhiên sau đó lệ bệnh phát triển gây hại và đạt cao nhất

vào kỳ điều tra ngày 24/4/2018 (tỷ lệ bệnh 16%; chỉ số bệnh 2,67%).

+ Trên giống Khang dân bệnh đạo ôn gây hại rải rác, mức độ thấp hơn so với

giống Xi23, kỳ điều tra ngày 10/4/2018 tỷ lệ 3% (chỉ số bệnh 0,33%). Sau đó tỷ lệ

bệnh có tăng nhưng không đáng kể và đạt tỷ lệ cao nhất là 7% (kỳ điều tra ngày 24/4/2018).

Theo nhận định của chúng tôi thì bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại trên giống Xi23 và giống Khang dân ở Quảng Công có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan do giai đoạn lúa đẻ nhánh các giống này đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, nhất là trên giống Xi23 nên nguồn bệnh tồn tại sẵn có trên

đồng ruộng, bên cạnh đó do điều kiện thời tiết khí hậu giai đoạn này khá thích hợp cho

nấm đạo ôn phát triển nên nấm bệnh phát tán lây lan. Nguyên nhân chủ quan do nông dân bón phân không cân đối, bón nhiều đạm giai đoạn lúa đòng trổ, mặt khác một số

nông dân chủ quan không phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa trổ nên bệnh phát

triển gây hại gia tăng.

- Ở Hương Phong: bệnh đạo ôn cổ bông chỉ xuất hiện gây hại trên giống Khang Dân, không xuất hiện gây hại trên giống Nếp.

+ Trên giống Khang dân bệnh đạo ôn gây hại tỷ lệ bệnh thấp 3-5%. + Trên giống Nếp bệnh đạo ôn cổ bông không xuất hiện gây hại.

Theo nhận định của chúng tôi, giống Nếp tại Hương Phong mặc dù giai đoạn đẻ

nhánh bị nhiễm bệnh đạo ôn lá nặng nhưng giai đoạn trổ không bị bệnh đạo ôn cổ

bông có thể do giai đoạn lúa đẻ nhánh giống này nhiễm đạo ôn lá, nông dân đã phun trừ nên có thể nguồn bệnh bị hạn chế. Ngoài ra, giai đoạn giống Nếp trổ, nông dân đã

được cảnh báo và rút kinh nghiệm nên đã chủ động phun phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông đúng thời điểm nên bệnh không xuất hiện gây hại.

- Ở Phú Lương: Bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại trên giống BT7 cao hơn

so với giống Khang dân.

+ Trên giống BT7 bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại ban đầu tỷ lệ bệnh

1,0%, chỉ số bệnh 0,11% (kỳ điều tra ngày 10/4/2018), nhưng sau đó tăng dần và đạt

cao nhất vào kỳ điều tra ngày 24/4/2018 (tỷ lệ bệnh 12%, chỉ số bệnh 1,78%).

+ Trên giống Khang dân bệnh đạo ôn cổ bông gây hại tỷ lệ thấp 2-4%.

Theo nhận định của chúng tôi, bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện gây hại tại Phú Lương có thể do nông dân phun phòng bệnh sớm quá (khi lúa chưa trổ) hoặc phun muộn

quá (khi nấm bệnh đã xâm nhiễm và lúa đã trổ), nông dân phun không đảm bảo kỹ

thuật, không đảm bảo đủ lượng nước (20-30 lít/500m2), khi phun nông dân còn phối

trộn chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh khác nên hiệu quả phòng trừ thấp.

Tóm lại, bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện gây hại trên các giống tại các vùng nghiên cứu từ mức độ nhẹ-trung bình (trừ giống Nếp tại Hương Phong bệnh đạo ôn cổ

bông không xuất hiện gây hại). Giống Khang dân tại 3 vùng nghiên cứu đều nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông ở mức độ nhẹ. Giống Xi23 tại Quảng Công và giống BT7 tại Phú Lương

nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông ở mức độ trung bình. Giống Nếp tại Hương Phong bệnh đạo

ôn cổ bông không xuất hiện gây hại, mặc dù giống này giai đoạn đẻ nhánh bị nhiễm

bệnh đạo ôn trên lá ở mức độ trung bình-nặng. Điều đó một phần giải thích có thể các chủng nấm đạo ôn gây hại trên lá và trên cổ bông là những chủng sinh lý khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phân lập nấm đạo ôn pyricularia oryzae cav gây hại trên một số giống lúa ở thừa thiên huế và kiểm tra tính gây bệnh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)