KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LẬP NẤM ĐẠO ÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phân lập nấm đạo ôn pyricularia oryzae cav gây hại trên một số giống lúa ở thừa thiên huế và kiểm tra tính gây bệnh (Trang 64)

M ỤC LỤC

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.4. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LẬP NẤM ĐẠO ÔN

Chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu bệnh đạo ôn trên lúa tại 3 vùng nghiên cứu: xã Quảng Công, xã Hương Phong và xã Phú Lương theo chu kỳ 7 ngày/lần. Tất

cả các mẫu bệnh được đưa về phân lập tại phòng thí nghiệm. Mẫu mang về tiến hành làm ẩm ngay, sau 1–2 ngày quan sát thấy xuất hiện lớp nấm màu xám trên vết bệnh.

Làm tiêu bản xem bào tử dưới kính hiển vi, chúng tôi quan sát thấy bào tử hình nụ sen,

có 2 vách ngăn ngang. Cấy nấm lên môi trường WA. Sau 4–5 ngày cấy truyền sang môi trường PDA. Quan sát thấy tảng nấm ở các giai đoạn khác nhau tảng nấm có màu sắc khác nhau: màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến màu kem sáp, chuyển qua xám đến

Hình 3.1. Tản nấm, bào tử phân sinh của nấm Pyricularia oryzae

Kết quả phân lập được thể hiện ở bảng 3.12

Bng 3.12. Kết quả thu thập và phân lập các mẫu bệnh đạo ôn trên lá

Giống Tổng số mẫu thu được (mẫu) Tổng số mẫu phân lập được (mẫu) Tỷ lệ mẫu đạt (%) Quảng Công Khang dân 27,0 6,0 22,2 Xi23 25,0 15,0 60,0 Hương Phong Khang dân 9,0 4,0 44,4 Nếp 21,0 12,0 57,1 Phú Lương BT7 32,0 14,0 43,7 Khang dân 17,0 9,0 52,9 Tổng 131,0 60,0 45,8

Qua bảng 3.12 chúng ta thấy rằng: hầu hết trên các giống lúa chúng tôi đều thu

thập được mẫu bệnh và tiến hành phân lập được các chủng nấm gây hại trên các giống lúa, trong đó mẫu bệnh trên giống Xi23 tại Hương Phong phân lập tỷ lệ đạt cao nhất

60,0%, trên giống Khang dân tại Quảng Côngđạt tỷ lệ thấp nhất 22,2%. Các mẫu còn lại còn lại phân lập được tỷ lệ từ 43,7-57,1%. Như vậy, với tổng số 131 mẫu thu thập được chúng tôi đã phân lập được 60 mẫu chủng đạo ôn đạt tỷ lệ 45,8%.

Hình 3.2. Thu thập mẫu bệnh đạo ôn trên lá tại Hương Phong

Hình 3.3. Tản nấm nấm đạo ôn trên lá của giống Nếp tại Hương Phong

Hình 3.4. Bào tử nấm đạo ôn lá chụp tại phòng thí nghiệm của Chi cục TT và BVTV Thừa Thiên Huế (20/3/2018)

Hình 3.5. Tản nấm đạo ôn phân lập được trên giống lúa BT7 ở Phú Lương

Hình 3.6. Tản nấm thu được trên giống Nếp tại Hương Phong

3.4.2. Thu mẫu và phân lập các chủng nấm đạo ôn cổ bông

Các nấm phân lập được trên cổ bông tảng nấm và bào tử tương tự như ở các

chủng nấm phân lập được từ lá. Kết quả phân lập nấm đạo ôn cổ bông thể hiện ở bảng

3.13

Bng 3.13. Kết quả thu thập và phân lập các mẫu bệnh đạo ôn trên cổ bông

TT Địa điểm Giống Tổng số mẫu thu được (mẫu) Tổng số mẫu phân lập được (mẫu) Tỷ lệ mẫu đạt (%) 1 Quảng Công Khang dân 8,0 3,0 37,5 Xi23 17,0 10,0 58,8 2 Hương Phong Khang dân 5,0 2,0 40,0 Nếp 0,0 0,0 00,0 3 Phú Lương BT7 15,0 3,0 20,0 Khang dân 12,0 4,0 33,3 Tổng 57,0 22,0 38,6

Tại Quảng Công chúng tôi thu thập được 8 mẫu bệnh trên giống lúa Khang dân và 17 mẫu bệnh trên giống lúa Xi23. Đã phân lập được 10 mẫu trên giống lúa Xi23 và 3 mẫu trên giống lúa Khang dân.

Tại Hương Phong chúng tôi thu thập được 5 mẫu bệnh trên giống lúa Khang

Dân và phân lập 2 mẫu. Giống Nếp không nhiễm đạo ôn cổ bông nên chúng tôi không thu mẫu và phân lập được.

Tại Phú Lương chúng tôi thu thập được 12 mẫu bệnh trên giống lúa Khang Dân

và 15 mẫu bệnh trên giống lúa BT7. Kết quả đã phân lập được 4 mẫu trên giống

Khang Dân và 3 mẫu trên giống BT7.

Như vậy, kết quả tổng số mẫu chúng tôi thu thập được trên cả 3 vùng là 57 mẫu

Hình 3.8. Mẫu bệnh, tảng nấm đạo ôn cổ bông và bào tử phân sinh

3.5. KIỂM TRA TÍNH GÂY BỆNH CỦA NẤM ĐẠO ÔN BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÂY BỆNH NHÂN TẠO PHÁP LÂY BỆNH NHÂN TẠO

Chúng tôi kiểm tra nhanh tính gây bệnh của 60 mẫu nấm đạo ôn lá và 22 mẫu bệnh đạo ôn cổ bông và chọn được 3 mẫu nấm đạo ôn đại diện cho 3 vùng nghiên cứu (Ký hiệu theo thứ tự QC02, HP28 và PL15) có tính gây bệnh mạnh nhất để kiểm tra tính khánh bệnh trên các giống lúa chủ lực ở 3 vùng nghiên cứu

3.5.1. Tính gây bệnh của nấm đạo ôn phân lập từ Quảng Công (kí hiệu QC02)

Bng 3.14. Đường kính vết bệnh trên các giống lúa lây bệnh nhân tạo bằng bào tử nấm Pyricularia oryzae (QC02)

ĐVT: mm

Địa điểm Giống

lúa

Thời gian theo dõi (giờ)

AUDPC 24 48 72 96 120 Quảng Công Xi23 0,00a 0,82a 1,75b 3,05c 4,35c 187,08c Nếp 0,00a 0,75a 1,75b 2,92e 4,12e 179,52d K.Dân 0,00a 0,68a 1,58b 2,00g 2,10g 127,44g Hương Phong Xi23 0,00a 0,90a 1,86b 3,06b 4,45b 193,08b Nếp 0,00a 0,68a 1,72b 2,96d 4,00f 176,64f K.Dân 0,00a 0,70a 1,58b 1,98h 2,00h 126,24h Phú Lương Xi23 0,00a 0,87a 2,44a 3,69a 5,11a 229,32a Nếp 0,00a 0,76a 1,70bc 2,80f 4,30d 177,84e K.Dân 0,00a 0,66a 1,54c 1,89i 2,00h 122,16i

3.5.2. Tính gây bệnh của nấm đạo ôn phân lập từHương Phong (HP28)

Bng 3.15. Đường kính vết bệnh trên các giống lúa lây bệnh nhân tạo bằng bào tử nấm Pyricularia oryzae (HP28)

ĐVT: mm

Địa điểm Giống

lúa

Thời gian theo dõi (giờ)

AUDPC 24 48 72 96 120 Quảng Công Xi23 0,00a 0,68c 1,75c 3,08a 4,35c 184,44c Nếp 0,00a 0,55f 1,04e 1,42b 1,42d 89,28d K.Dân 0,00a 0,48g 0,86g 1,08b 1,08g 71,04g Hương Phong Xi23 0,00a 0,70b 1,80b 3,10a 4,60b 189,60b Nếp 0,00a 0,60d 1,10d 1,20b 1,40e 86,40e K.Dân 0,00a 0,16h 0,56i 0,70c 1,00h 46,08i Phú Lương Xi23 0,00a 0,72a 1,82a 3,10a 4,72a 192,00a Nếp 0,00a 0,58e 0,96f 1,00b 1,00h 72,96f K.Dân 0,00a 0,48g 0,76h 1,02b 1,12f 67,68h

3.5.3. Tính gây bệnh của nấm đạo ôn phân lập từPhú Lương (PL15)

Bng 3.16. Đường kính vết bệnh trên các giống lúa lây bệnh nhân tạo bằng bào tử nấm Pyricularia oryzae (PL15)

ĐVT: mm

Địa điểm Giống

lúa

Thời gian theo dõi (giờ)

AUDPC 24 48 72 96 120 Quảng Công Xi23 0,00a 0.82b 1,75c 3,05c 4,35e 187,08c Nếp 0,00a 0,75e 1,75c 2,92e 4,12f 179,52f K.Dân 0,00a 0,68f 1,00f 1,12f 1,40g 84,00g Hương Phong Xi23 0,00a 0,90a 1,86a 3,40a 5,10a 209,04a Nếp 0,00a 0.80c 1,72d 3,00d 4,40d 185,28e K.Dân 0,00a 0,36g 0,66g 0,90g 1,36h 62,40h Phú Lương Xi23 0,00a 0,90a 1,80b 3,20b 4,60b 196,80b Nếp 0,00a 0.78d 1,70e 3,00d 4,50c 185,52d K.Dân 0,00a 0,36g 0,66g 0,90g 1,36h 62,40h

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột, chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Theo kết quả từ bảng 3.14đến bảng 3.16 cho thấy:

- Mức độ tăng trưởngđường kính vết bệnh của giống Xi23 tại 3 vùng Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương đạt cao nhất và cao hơn so với các giống còn lại; giống Khang dân thấp nhất trong các giống.

- Về tính kháng bệnh đạo của các giống:

+ Giống Xi23 tại Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương đều mẫn cảm với

cả 3 chủng nấm đạo ôn QC02, HP28 và PL15.

+ Giống Nếp tại 3 vùng Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương kháng với

chủng nấm đạo ôn (HP28) nhưng lại bị nhiễm bệnh bởi các chủng nấm đạo ôn của

+ Giống Khang dân có biểu hiện kháng với các chủng nấm đạo ôn của (QC02), (HP28) và (PL15), chứng tỏ rằng giống Khang dân có mang gen kháng và kháng được

với các chủng nấm này.

- Về tính độc và không độc của các chủng nấm bệnh đạo ôn ở Quảng Công (QC), Hương Phong (HP) và Phú Lương (PL):

+ Các chủng nấm đạo ôn của Quảng Công (QC), Hương Phong (HP) và Phú Lương (PL) đều có biểu hiện độc đối với giống Xi23.

+ Chủng nấm đạo ôn của Quảng Công (QC), Hương Phong (HP) và Phú Lương

(PL) có biểu hiện không độc với giống Khang dân tại 3 vùng Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương.

+ Chủng nấm đạo ôn (HP) có biểu hiện không độc với giống Nếp của Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương. Nhưng các chủng nấm đạo ôn (QC) và (PL) lại

biểu hiện độc với giống Nếp tại 3 vùng này.

+ Chủng nấm đạo ôn của Quảng Công (QC) và Hương Phong (HP) có biểu hiện không độc với giống Khang dân nhưng chủng nấm đạo ôn của Phú Lương (PL) lại

biểu hiện độc với giống này.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Dựa vào kết quả thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kết luận như sau:

4.1.1. Điều tra tình hình quản lý bệnh đạo ôn hại lúa vụĐông Xuân 2017-2018 tại 3 vùng nghiên cứu 3 vùng nghiên cứu

- Cơ cấu giống lúa của 3 vùng nghiên cứu (Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương) trong vụ Đông Xuân 2017-2018 tại tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối đa dạng, nhưng giống Khang dân chiếm diện tích lớn (> 60%), các giống khác chiếm tỷ lệ còn lại.

- Giống Xi23 ở Quảng Công vừa nhiễm nặng đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông.

Giống Khang dân bệnh đạo ôn gây hại ở mức độ nhẹ. Giống Nếp tại Hương Phong bị

bệnh đạo ôn lá gây hại trung bình-nặng, tuy nhiên đạo ôn cổ bông lại không gây hại

trên giống này. Trên cùng một vùng, bệnh đạo ôn có thể gây hại nặng trên lá nhưng lại

không gây hại trên cổ bông. Điều đó chứng tỏ rằng các chủng nấm gây hại trên lá và trên cổ bông không giống nhau.

-Tình hình sử dụng thuốc của người nông dân không theo khuyến cáo của nhà sản xuất và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, nông dân thường phun với liều lượng cao

hơn khuyến cáo, phun không đủ lượng nước trên đơn vị diện tích, số lần phun/vụ tương đối nhiều. Điều này dẫn đến hiện tượng quen thuốc ở các chủng nấm đạo ôn làm phát sinh các nòi mới, chủng mới.

4.1.2. Thu thập mẫu bệnh đạo ôn trên 6 giống lúa tại 3 vùng, phân lập và làm thuần nấm.

- Đã thu thập tổng cộng 188 mẫu bệnh đạo ôn hại lúa (trong đó gồm 131 mẫu đạo ôn lá và 57 mẫu đạo ôn cổ bông).

- Chúng tôi đã phân lập được tất cả 82 chủng nấm đạo ôn, trong đó (60 chủng

nấm đạo ôn lá và 22 chủng nấm đạo ôn cổ bông).

4.1.3. Kiểm tra tính gây bệnh của các chủng nấm đạo ôn bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo. bệnh nhân tạo.

- Kết quả lây bệnh nhân tạo các chủng nấm đạo ôn trên các giống cho thấy:

+ Giống Xi23 tại 3 vùng đều mẫn cảm với tất cả các chủng nấm đạo ôn của QC

(Quảng Công), HP (Hương Phong) và PL (Phú Lương) đều đó cho thấy rằng các

+ Giống Khang dân tại Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương có biểu hiện

kháng với các chủng nấm đạo ôn QC, HP và PL, chứng tỏ rằng giống Khang dân có

mang gen kháng và kháng được với các chủng nấm này và các chủng nấm này không

có tính độc đối với giống Khang dân.

+ Giống Nếp kháng với chủng nấm đạo ôn của Hương Phong nhưng lại bị

nhiễm bệnh bởi các chủng nấm đạo ôn của Quảng Công và Phú Lương. Điều này chứng tỏ chủng nấm đạo ôn của Hương Phong có mang gen không độc tương ứng với

gen kháng của giống Nếp.

+ Giống Khang dân kháng với chủng nấm đạo ôn của Quảng Công và Hương Phong nhưng lại bị nhiễm bệnh bởi chủng nấm ở Phú Lương. Điều này chứng tỏ

chủng nấm đạo ôn của Quảng Công và Hương Phong có mang gen không độc tương ứng với gen kháng của giống Khang dân.

4.2. ĐỀ NGHỊ

- Tiếp tục mở rộng nghiên cứu cơ cấu các giống lúa chủ lực ở các mùa vụ khác để so sánh, đánh giá về tình hình quản lý bệnh đạo ôn trên các giống lúa chủ lực ở

Thừa Thiên Huế.

- Xây dựng chương trình quản lý bệnh đạo ôn hại lúa theo hướng quản lý dịch hại

tổng hợp (IPM) cho các hộ nông dân, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa.

- Mở rộng nghiên cứu đa dạng sinh học, phân biệt được các chủng gây hại khác

nhau, tiến hành gây đột biến các chủng nấm để kiểm tra tính gây bệnh trên các giống lúa khác nhau để có cơ sở đánh giá các gen kháng có hiệu quả đối với bệnh đạo ôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1]. Đỗ Tấn Dũng (chủ biên), 2011, Giáo trình miễn dịch thực vật, NXB Nông Nghiệp .

[2]. Đinh Văn Lữ (1978), Giáo trình cây lúa, NXB Nông nghiệp

[3]. Đường Hồng Dật, “Khoa học bệnh cây”. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1997

[4]. Hoàng Đức Tuệ (2003), Ảnh hưởng của việc phân bón N, P, K với các liều lượng khác nhau đến hình thành bệnh đạo ôn và khô vằn hại lúa Đông Xuân ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông

Lâm Huế

[5]. Lăng Cảnh Phú (2001), Khả năng kích thích tính kháng lưu dẫn chống bệnh cháy lá lúa (Pyricularia oryzae) của một số chủng vi khuẩn. Luận án thạc sĩ

khoa Nông Nghiệp, Đại học Cần Thơ, trang 68.

[6]. Lê Lương Tề (1998), Bệnh đạo ôn hại lúa, NXB Nông nghiệp.

[7]. Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mẫn (2001), Bệnh cây nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Quang Thọ, “Bệnh thường gặp ở lúa”. NXB Hà Nội - 1988

[9]. Ngô Anh Đào, Vũ Văn Hiển (1997), Giáo trình trồng trọt, tập III (Cây chuyên

khoa), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Đình Giao - Nguyễn Thiện Huyền - Nguyễn Hữu Tề - Hà Công

Vượng“ Giáo trình cây lương thực tập I - Cây lúa”.

[11]. Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Văn Bích, Giang Thị Mai, Đỗ Thị Kim Trang,

Nguyễn Thị Hồng Minh, Đào Thị Thu Hằng, “Nghiên cứu xác định các gen không độc trên nấm gây bệnh đạo ôn của một số vùng đồng bằng sông Hồng”.

Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng.

[12]. Phạm Minh Hà (2007), Nghiên cứu bệnh ñạo ôn hại lúa vụ xuân 2007 ở

một số tỉnh ở huyện Hải Dương, luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

[13]. Phạm văn Dư, Một số kết quả nghiên cứu về bệnh cháy lá lúa (Pyricularia grisea) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Kết quả nghiên cứu khoa học viện lúa ĐBSCL (1977-1997).

[14]. Phạm Văn Dư và Lê Cẩm Loan, “Nghiên cứu một số gen kháng bệnh đạo ôn có

hiệu quả đối với các nòi nấm Pyricularia grisea ở Đồng bằng sông cửu long”.

Hội thảo quốc gia bệnh hại thực vật Việt Nam.

[15]. Phạm văn Dư, “ Một số kết quả nghiên cứu về bệnh cháy lá lúa (Pyricularia grisea) ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Kết quả nghiên cứu khoa học viện lúa ĐBSCL (1977-1997).

[16]. Phạm Văn Kim, H.S. Shetty, H.J.L.Jorgensen, E. de Neergaard va V. Smedegaard- Petersen (2003), "Ứng dụng nguyên lý kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn như biện pháp sinh học ñối phó với bệnh cháy lá lúa

Pyricularia grisea tại Đồng Bằng sông Cửu Long", Tạp chí Khoa Học Đại Học Cần thơ, chuyên ngành Bảo vệ thực vật, tr. 94-99

[17]. Phan Hữu Tôn, “Khả năng chống bệnh đạo ôn (pyricularia oryzae) Bắc Việt Nam và đặc điểm nông sinh học một số dòng lúa chứa gen chống bệnh”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tập 2 số 1/2004.

[18]. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình, “Kỹ thuật nông nghiệp,

dịch hại trên một số cây trồng chính và biện pháp quản lý”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, 2, tr. 9-14.

[19]. Viện bảo vệ thực vật, “bệnh hại lúa”. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 1983. [20]. Viện bảo vệ thực vật. “Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập II”. NXB

Nông nghiệp - Hà Nội 1999.

[21]. Viện Nghiên cứu Quốc tế (1983), Những thiệt hại trên ruộng lúa nhiệt đới.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

[22]. Agrios G..N. (2005), Plant Pathology, 5th ed. Elsevier, Amsterdam, pp. 463- 466.

[23]. Bonman, J.M. Estrada, B.A., Bandong, J.M.1989. Proceedings of JSPS-MUS Inter – faculty seminar, Singapore, 25-27, October, 1989.

[24]. Chen DH, Ronald PC, Inukai T, Nelson RJ (1999), “Molecular mapping of the blast resistance gene, Pi44(t), in a line derived from a durably resistant rice cultivar”, Theor Appl Genet. 98, pp. 1046-1053.

[25]. Ezuka, A. 1979. Breeding for and genetics of blast resistance in Japan. In: Proceedings of the rice blast Workshop, IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines, 1979. P. 3-25.

[26]. Fukata Y, Erbon LA, Kobayashi N (2007), "Genetic and Breeding Analysis of Blast Resistance in Elite Indica-type Rice (Oryza sativa L.) Bred in International Rice Research Institude", JARQ 41(2), pp. 101-114.

[27]. Hayashi K, Yoshida H, Ashikawa I (2006) Development of PCR – based allele- specific and Indel marker sets for nine rice blast resistance genes. Theor appl

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phân lập nấm đạo ôn pyricularia oryzae cav gây hại trên một số giống lúa ở thừa thiên huế và kiểm tra tính gây bệnh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)