ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC HOÁ HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phân lập nấm đạo ôn pyricularia oryzae cav gây hại trên một số giống lúa ở thừa thiên huế và kiểm tra tính gây bệnh (Trang 58 - 64)

M ỤC LỤC

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC HOÁ HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH

BỆNH ĐẠO ÔN LÚA TẠI 3 VÙNG QUẢNG CÔNG, HƯƠNG PHONG, PHÚ

LƯƠNG.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ dịch hại có thể dẫn

đến quần thể sinh vật bị biến đổi theo hai chiều hướng khác nhau: khi sử dụng thuốc hợp lý thì sẽ có lợi cho việc phòng trừ dịch hại vì kích thích ký sinh phát triển, giảm khảnăng sinh sản củadịch hại hay tăng tính mẫn cảm của dịch hại đối với thuốc. Mặt khác, khi lạm dụng quá vào thuốc hoá học để phòng trừ bệnh gây tính chống thuốc giảm tính đa dạng của quần thể, gây bùng phát về số lượng hoặc hình thành các chủng mới. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh TT. Huế có rất nhiều công ty hoạt động và nhiều tổ

chức kinh doanh thuốc BVTV, chính vì vậy các sản phẩm thuốc BVTV đểđặc trịđạo ôn cũng rất phong phú và đa dạng. Tiến hành điều tra 150 hộ nông dân trên 3 xã thì nhận thấy các sản phẩm và hoạt chất được người nông dân sử dụng nhiều nhất thể hiện trên bảng 3.6

Bng 3.6. Loại thuốc người nông dân thường sử dụng để phun phòng trừ bệnh đạo ôn tại 3 vùng nghiên cứu

Tên thương mại Tên hoạt chất Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Beam 75WP Tricyclazole 107,0 71,3

Fuji-one 40EC Isoprothiolane 35,0 23,3

Map famy 700WP Fenoxanil + Tricyclazole 5,0 3,4 Fillia 525SE Propiconazole+Tricyclazolo 3,0 2,0

Loại thuốc khác 0,0 0,0

Tổng 150,0 100,0

Qua điều tra các hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV trên các ruộng tại 3 vùng nghiên cứu, từ kết qủa bảng 3.6 chúng tôi nhận thấy loại thuốc Beam 75WP với hoạt

chất Tricyclazole có tất cả 107/150 sử dụng, chiếm 71,3%. Tiếp theo là loại thuốc Fuji- one 40EC chứa hoạt chất Isoprothiolane có 35/150 hộ sử dụng, chiếm 23,3%, bên cạnh đó còn có các loại thuốc đặc trị đạo ôn khác như Map Famy 700WP chiếm 3,4%, Fillia

525SE, chiếm 2%,...

Đa phần nông dân sử dụng thuốc không đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”,

phun không đảm bảo đủ lượng nước trên đơn vị diện tích (20-30 lít/500m2), phun khi mật độ dịch hại chưa đến ngưỡng phòng trừ, tự ý tăng nồng độ, liều lượng thuốc, phối

trộn chung nhiều loại thuốc (thuốc sâu, thuốc bệnh, thuốc cỏ, ...) khác nhau để phun

trừ và số lần phun quá nhiều.

Bng 3.7. Loại thuốc thường được sử dụng để phòng trừ đạo ôn tại mỗi xã

Tên thuốc Hoạt chất Số hộ

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Quảng Công Beam 75WP Tricyclazole 75% 50 100

Phú Lương

Beam 75WP Tricyclazole 75% 33 66

Fuji-one 40EC Isopro thiolane 40% 13 26 Map famy 700WP Fenoxanil +Tricyclazole 4 8

Hương Phong

Beam 75WP Tricyclazole 75% 24 48

Fuji-one 40EC Isopro thiolane 40% 22 44 Map famy 700WP Fenoxanil + Tricyclazole 1 2 Fillia 525SE Propiconazole+Tricyclazolo 3 6 Qua bảng 3.7 ta nhận thấy loại thuốc thường được dùng để phòng trị đạo ôn ở

mỗi vùng tương tự nhau.

Tại xã Quảng Công, khi chúng tôi tiến hành điều tra 50 hộ, có tổng 50/50 hộ

dân chiếm tỉ lệ 100% đều sử dụng 1 loại thuốc Beam 75WP để phòng trừ đạo ôn.

Xã Phú Lương, có 33/50 hộ dụng Beam 75WP chiếm 66%, bên cạnh thuốc

Fuji-one 40EC có 13/50 người sử dụng chiếm 26% và 4/50 người sử dụng Map famy

700WP (8%).

Xã Hương Phong có 24/50 hộ dân sử dụng thuốc Beam 75WP chiếm 48%, có 22/50 người sử dụng thuốc Fuji-one 40EC chiếm 44%, 2/50 người dùng thuốc Map

famy 700WP chiếm 2% và 6/50 người dùng thuốc Fillia 525SE chiếm 6%.

Qua đó ta nhận thấy hầu hết ở mỗi xã, thuốc đặc trị đạo ôn được sử dụng rộng rãi và phổ biến là Beam 75WP và Fuji-one 40EC. Tuy nhiên theo chúng tôi nhận thấy rằng ở xã Quảng Công chỉ sử dụng 1 loại thuốc Beam 75WP với hoạt chất Tricyclazole 75%

để đặc trị đạo ôn trên lúa từ nhiều năm do đó có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng

kháng thuốc, nhờn thuốc của các chủng nấm gây bệnh đạo ôn, tạo điều kiện để hình thành các chủng nấm, nòi mới mới có khả năng kháng thuốc. Ở xã Phú Lương và Hương Phong bên cạnh việc sử dụng Beam 75WP, Fuji-one 40EC còn có sử dụng cả

Map famy 700WP với hoạt chất Fenoxanil + Tricyclazole và Fillia 525SE với hoạt chất Propiconazole+Tricyclazolo để phòng trừ đạo ôn, việc thay thế các loại thuốc BVTV

góp phần vào việc hạng chế sự kháng thuốc của chủng nấm đạo ôn.

Bng 3.8. Số lần phun trung bình mỗi giống lúa trên vụ đông xuân 2017-2018

Giống Số lần phun phòng trừ bệnh đạo ôn (lần/vụ)

Quảng công KD 4,0 Xi23 5,2 HT1 3,8 XT27 3,3 Phú Lương KD 2,3 Thiên ưu8 3,7 BT7 4,4 Hương Phong KD 4,4 Nếp 4,3 VTNA2 3,9 RG3.3 3,9

Qua bảng 3.8 ta có thể nhận thấy rằng trung bình người dân đã phun từ 4-5 lần

thuốc trị đạo ôn của mỗi giống lúa trên một vụ. Người dân sử dụng thuốc không như

khuyến cáo của nhà sản xuất số lần phun quá nhiều lần, nên phun phòng trước khi đạo

ôn xuất hiện, khi bệnh đã thành dịch khó có thể trị được. Theo khuyến cáo của nhà sản

xuất: thuốc trừ bệnh đạo ôn Beam với hoạt chất Tricyclazole 75% sử dụng 10 – 12,5g/500m2, phun một lần khi vết bệnh đầu tiên mới xuất hiện (đối với đạo ôn trên

lá). Đối với đạo ôn cổ bông sử dụng 12,5–15g/500m2, phun vào cuối giai đoạn làm

đòng, nếu bệnh nặng phun thêm sau khi lúa trổ. Còn thuốc trừ bệnh Fuji one 40 EC

với hoạt chất Isoprothiolane 40% sử dụng 10–12ml/500m2 cho cả đạo ôn lá và đạo ôn

cổ bông. Đối với đạo ôn lá phun lên lá, thân ngay khi thấy có vết bệnh xuất hiện, còn

đạo ôn cổ bông phun vào giai đoạn 7 ngày trước khi lúa trổ, cần thiết phun lại lần thứ 2. Đối với Map famy 700WP ta phun từ 12-15g/500m2 trên 1 vụ lúa tối thiểu có thể

Bng 3.9. Liều lượng phun các hoạt chất phòng trừ bệnh đạo ôn 2017 – 2018

Địa điểm Hoạt chất

Liều lượng Liều lượng

khuyến cáo g/500m2/ lần ml/500m2 /lần g/500m2/ lần ml/500m2/ lần Quảng Công Tricyclazole 75% 10,00 11,25 Phú Lương Tricyclazole 75% 10,00 11,25 Isopro thiolane 40% 10,00 11,25 Fenoxanil + Tricyclazole 15,00 15,00 Hương Phong Tricyclazole 75% 20,00 11,25 Isopro thiolane 40% 10,00 11,25 Fenoxanil + Tricyclazole 15,00 15,00 Propiconazole+Tricyclazole 50,00 24,50 Qua bảng 3.9 khi điều tra tình hình sử dụng thuốc của người nông dân chúng tôi thấy rằng: liều lượng phun thuốc của người dân không theo khuyến cáo của nhà sản

xuất.

Ở Quảng Công để phòng trừ bệnh đạo ôn người dân chỉ sử dụng một loại thuốc

Beam với 75% hoạt chất Tricyclazole với liều lượng phun là 10g/500m2/lần, gần đúng

theo liều lượng ghi trên khuyến cáo. Tuy nhiên, giống Xi23 bị nhiễm nặng với bệnh đạo ôn, người dân thường phun trung bình 4-5 lần trong một vụ. Chủ yếu phun vào các

giai đoạn: lúa đẻ nhánh khi xuất hiện các vết bệnh đạo ôn đầu tiên người dân bắt đầu

phun lần đầu, sau đó tùy diễn biến bệnh trên đồng ruộng mà người dân thường phun

theo định kỳ. Với tình hình sử dụng thuốc như vậy, sẽ gây nên hiện tượng quen thuốc ở các chủng nấm gây bệnh đạo ôn, làm phát sinh các nòi gây hại mới.

Ở Hương Phong nguời dân cũng chủ yếu sử dụng Beam và Fujone để đặc trị đạo ôn, tuy nhiên với hoạt chất Tricyclazole 75% không như theo khuyến cáo mà lên 20g/500m2/lần, việc phun quá liều lượng là cũng là nguyên khiến nấm bệnh sẽ quen

thuốc, tạo điều kiện xuất hiện loài mới, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đế chất lượng lúa

Khác với 2 xã trên để phòng trừ bệnh đạo ôn người dân ở Phú Lương không chỉ sử

dụng một loại thuốc beam với hoạt chất Tricyclazole 75% trung bình phun hai lần vào hai

giai đoạn: đẻ nhánh và trước trổ khoảng 7 ngày, mà còn sử dụng một số loại thuốc khác như Fujone-40EC, Map famy 700WP, Filla 525SE, việc thay đổi các loại thuốc phòng trừ đạo ôn sẽ giảm sự kháng thuốc của các nòi gây hại mới. Tuy nhiên liều lượng phun lại

gấp đôi so với liều lượng khuyến cáo lên đến 50 ml/500m2/lần, trong khi khuyến cáo từ

24,5 ml/500m2/lần.

Như vậy, nhìn chung các hộ dân sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ đạo ôn không như theo khuyến cáo của nhà sản xuất, họ có thể phun với gấp đôi liều lượng, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc quen thuốc và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường sinh thái.

Bng 3.10. Các quyết định sử dụng thuốc BVTV phòng trừ đạo ôn

Các quyết định phun thuốc theo Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Quảng

Công

Diễn biến trên đồng ruộng 35 70

Khuyến cáo của HTX 11 22

Phun theo định kỳ 4 8

Tổng 50 100

Phú

Lương

Diễn biến trên đồng ruộng 27 54

Khuyến cáo của HTX 21 42

Phun theo định kỳ 2 4

Tổng 50 100

Hương

Phong

Diễn biến trên đồng ruộng 29 58

Khuyến cáo của HTX 19 38

Phun theo định kỳ 2 4

Qua bảng 3.10 chúng tôi nhận thấy:

- Tại Quảng Công điều tra 50 nông dân thì có tới 35 nông dân (chiếm 70%) trả

lời thường quyết định phun thuốc theo diễn biến bệnh đạo ôn trên đồng ruộng; phun

theo chỉ dẫn của HTX là 11 hộ (chiếm 22%) và phun theo định kỳ là 4 hộ chiếm 8%.

- Tại xã Phú Lương nông dân thường phun theo diễn biến bệnh đạo ôn là 27 hộ,

(chiếm 54%); phun theo khuyến cáo của HTX là 21 hộ (chiếm 42%) và phun theo định kỳ là 2 hộ (chiếm 4%).

- Tại xã Hương Phong, phun thuốc theo diễn biến trên đồng ruộng có 29 hộ

(chiếm 58%); phun theo chỉ dẫn của HTX có 19 hộ (chiếm 38%) và theo định kỳ 2 hộ

(chiếm 4%).

Như vậy ta có thể nhận thấy, việc quyết định phun thuốc BVTV để phòng trừ

bệnh đạo ôn tại mỗi xã đều theo diễn biến ngoài đồng ruộng và sự hướng dẫn của cán

bộ kỹ thuật và thông báo của ban quản trị HTX. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ nông dân phun theo định kỳ.

Bng 3.11. Thời điểm phun thuốc trong ngày của 3 xã

Thời điểm phun trong ngày Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Quảng Công Sáng 43 86 Trưa 0 0 Chiều 7 14 Tổng 50 100 Phú Lương Sáng 42 84 Trưa 0 0 Chiều 8 16 Tổng 50 100 Hương Phong Sáng 37 74 Trưa 0 0 Chiều 13 26 Tổng 50 100

Qua bảng 3.11 chúng tôi nhận thấy ở xã Quảng Công có tổng 43/50 hộ nông dân đều tập trung phun thuốc vào buổi sáng, chiếm 86%, có tổng 7/50 hộ phun thuốc

vào buổi chiều, chiếm 14% và hầu hết không ai phun thuốc vào buổi trưa. Tại xã Phú

Lương có 42/50 hộ phun thuốc vào buổi sáng (chiếm 84%) và có 8/50 hộ phun thuốc

vào buổi chiều (chiếm 16%), không có ai phun thuốc vào buổi trưa. Tương tự như ở xã

Hương Phong các hộ dân chủ yếu phun thuốc vào buổi sáng có 37/50 hộ chiếm 74%

và 13/50 hộ phun vào buổi chiều. Như vậy người dân đều biết thời điểm nên phun thuốc là vào buổi sáng hoặc chiều, vì đây là thời điểm mát mẻ, thuốc phát huy được

hiệu lực, khi trời nắng nóng thuốc sẽ bị phân huỷ nhiều, làm giảm hiệu lực của thuốc, người phun thuốc cũng dễ bị ngộ độc khi hít phải.

Tóm lại, qua điều tra tình hình sử dụng thuốc của người dân chúng tôi thấy

rằng: người dân sử dụng thuốc hóa học thường không như khuyến cáo của nhà sản

xuất và cán bộ kỹ thuật, một số nông dân thường không có thói quen phun phòng trừ

bệnh đạo ôn nhất là bệnh đạo ôn cổ bông hoặc có phun phòng trừ nhưng không đúng

thời điểm (sớm quá hoặc muộn quá) nên hiệu quả phòng trừ thấp. Người nông dân thường sử dụng các loại thuốc như Beam 75WP, Fuji one 40 EC, ... để phun phòng trừ

bệnh đạo ôn,tuy nhiên do phun không đúng kỹ thuật nên bệnh không giảm nên nông dân phun lại nhiều lần (từ 4–6 lần)/vụ, nông dân chủ yếu phun vào các giai đoạn: lúa đẻ nhánh khi xuất hiện các vết bệnh đạo ôn đầu tiên thì bắt đầu phun lần đầu, và sau

đó theo thói quen người nông dân thường phun thuốc theo định kỳ.

Theo nhận định của chúng tôi, với tình hình sử dụng thuốc không đảm bảo đúng kỹ thuật của nông dân như hiện nay sẽ gây nên hiện tượng quen thuốc ở các

chủng nấm gây bệnh đạo ôn và sẽ làm phát sinh các nòi gây hại mới có khả năng

kháng thuốc cao.

3.4. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LẬP NẤM ĐẠO ÔN 3.4.1. Thu mẫu và phân lập các chủng nấm đạo ôn lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, phân lập nấm đạo ôn pyricularia oryzae cav gây hại trên một số giống lúa ở thừa thiên huế và kiểm tra tính gây bệnh (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)