Tình hình sản xuất ngô ở Quảng Ngãi từ năm 200 0 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi (Trang 27 - 30)

5. GIỚI HẠN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Quảng Ngãi từ năm 200 0 2014

Quảng Ngãi là tỉnh sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng nông nghiệp nói chung và cây ngô nói riêng như nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay tại Quảng Ngãi, cây ngô đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân. Quảng Ngãi là một trong những địa phương có diện tích, năng suất và sản lượng ngô liên tục tăng qua các năm.

21

Bảng 1.8. Tình hình sản xuất ngô của Quảng Ngãi từ năm 2000 - 2014

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2000 7.673 32,5 24.902 2001 8.411 35,7 30.059 2002 8.391 38,9 32.653 2003 8.515 42,2 35.920 2004 9.291 44,3 41.120 2005 9.878 48,2 47.582 2006 10.154 49,4 50.191 2007 10.487 50,3 52.743 2008 10,630 50,5 53.673 2009 10.848 46,3 50.210 2010 10.274 50,4 51.752 2011 10.253 51,4 52.624 2012 10.596 52,2 55,284 2013 10.600 52,2 55.300 2014* 10.539 53,8 57.746 (Nguồn: [3])

Mặc dù diện tích trồng ngô không lớn nhưng năng suất ngô của tỉnh đạt cao hơn so với năng suất ngô bình quân cả nước. Từ năm 2000 đến nay trên cả ba mặt diện tích, năng suất, sản lượng của cây ngô không ngừng tăng cao. Năm 2000 diện tích mới đạt 7.673 ha, năng suất 32,5 tạ/ha, sản lượng đạt 24.902 tấn. Đến năm 2010 đã đạt diện tích 10.274 ha, năng suất đạt 50,4 tạ/ha, cao hơn trung bình cả nước và nhiều vùng trồng ngô khác và sản lượng đạt 51.752 tấn tăng hơn hai lần so với năm 2000. Năm 2014 diện tích là 10.539 ha, năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. [14]

22

Những con số trên đã thể hiện điều đáng mừng cho nền nông nghiệp của tỉnh và cây ngô đã trở thành cây trồng chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân nơi đây. Tuy vậy, hiện nay vẫn tồn tại một số khó khăn mà sản xuất ngô trong vùng thường phải đối mặt như: đất đai manh mún, nghèo dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt tình trạng hạn hán, mưa bảo, lũ xãy ra thường xuyên. [3], [14].

Theo định hướng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh Quảng Ngãi nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển những vùng đất sản xuất lúa bấp bênh, khó khăn về nước tưới sang trồng cây khác hiệu quả hơn, trong đó ngô là đối tượng được quan tâm hàng đầu. Do vậy, việc đưa những giống ngô lai có năng suất cao và khả năng chống chịu tốt vào sản xuất là một mấu chốt rất quan trọng để giải quyết những khó khăn nói trên và góp phần nâng cao năng suất, sản lượng ngô của tỉnh.

Do đặc điểm địa lý, Quảng Ngãi được chia làm 4 tiểu vùng khí hậu chính là vùng đồng bằng ven biển; vùng đồi và trung du; vùng núi cao, núi thấp và vùng hải đảo. Trong 4 vùng khí hậu trên, vùng núi cao không trồng ngô. Ba tiểu vùng khí hậu còn lại đều thích hợp cho gieo trồng ngô nói riêng và các loài cây trồng cạn nói chung. Bên cạnh những điều kiện thời tiết thuận lợi như nền nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá thì Quảng Ngãi có những khó khăn như thời tiết khí hậu biến đổi, diễn biến phức tạp, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, bão, lũ lụt thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô của tỉnh nói riêng [18].

Đất Quảng Ngãi được phân thành 9 nhóm: Cát biển, đất mặn, đất phù sa, đất Glây, đất xám, đất đỏ, đất đen, đất nứt nẻ và đất xói mòn trơ sỏi đá. Trong đó, đất được sử dụng trồng ngô là đất phù sa (đất phù sa chua cơ giới nặng, đất phù sa chua cơ giới nhẹ), đất xám, đất đỏ, đất đen [18].

Thực tiễn trồng ngô thường tồn tại khách quan tình trạng không đồng đều, với nhiều trình độ cao thấp khác nhau. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tuyển chọn các giống ngô lai có thời gian sinh trưởng ngắn trung ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chịu hạn tốt và thử nghiệm quy trình thâm canh đối với từng giống ngô, từng vùng sinh thái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng [17].

Để có cơ sở đánh giá, xác định các giống ngô lai mới có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, năng suất cao nhằm khai thác có hiệu quả trên một số vùng trồng ngô phổ biến tại Quảng Ngãi, tiến tới công nhận và đưa vào sản xuất cần phải tiến hành các bước khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất. Đó chính là lý do để chúng tôi thực hiện các thí nghiệm trong đề tài luận văn của mình.

23

Chương 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)