Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các giống ngô lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 67)

5. GIỚI HẠN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.4.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các giống ngô lai

Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu nói lên tiềm năng cho năng suất của một giống trong điều kiện cụ thể, năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trong điều kiện cụ thể đó; Chính vì vậy chúng ta phải có biện pháp canh tác phù hợp để có năng suất thực thu là cao nhất, lúc đó giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu là t- ương đương nhau thì mới khai thác hết tiềm năng năng suất của giống. Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được. Chính vì vậy, đối với bất kỳ một giống cây trồng nào khi đã ra sản xuất thì năng suất thực thu là yếu tố quan trọng nhất.

58

Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản được thể hiện qua bảng 3.12; hình 3.3.

Bảng 3.11. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô

Tên giống

Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu Năng suất (tạ/ha) Tăng so với đối chứng (%) Năng suất (tạ/ha) Tăng so với đối chứng (%) MM18 91,4d -7,3 87,0abc +4.4 MM19 104,5a +5,9 89,7ab +7,1 B42 100,0bc +1,4 89,7a +7,1 B528 100,6bc +2,0 85,5bcd +2,9 B472 92,3d -6,3 85,1cd +2,5

PAC022 104,3a +5,7 87,0abc +4,4

PAC037 102,2ab +3,6 89,0abc +6,4

AIQ1266 93,9d -4,4 89,1abc +6,5

AIQ1269 93,8d -4,8 88,4abc +5,8

CP333(Đ/c) 98,6c 0,0 82,6d 0,0

CV(%) 1,99 - 2,79 -

LSD 0,05 3,34 - 4,18 -

Ghi chú: Các công thức có cùng kí tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.

59

Hình 3.3. Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô lai

Qua số liệu ở bảng 3.11 và hình 3.3 chúng tôi có một số nhận xét sau:

Năng suất lý thuyết: Là tiềm năng năng suất của giống. Nghiên cứu chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta thấy khả năng cho năng suất tối đa của từng giống. Năng suất lý thuyết được quy định bởi các yếu tố cấu thành năng suất như: số cây/m2, số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, khối lượng P1000 hạt, các yếu tố cấu thành năng suất tỉ lệ thuận với năng suất. Chính vì vậy, để đạt được năng suất cao cần chú ý tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý để làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, các giống ngô có tiềm năng cho năng suất dao động từ 91,4 - 104,5 tạ/ha. Trong đó giống PAC037, AC037, B258, B42 và MM19 có năng suất cao nhất 100,0 - 104,5 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết từ 91,4 - 93,9 tạ/ha, thấp hơn không có ý nghĩa về mặt thống kê so với giống đối chứng CP333.

Năng suất thực thu: Là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất và là cơ sở quan trọng trong công tác so sánh giống. Do thí nghiệm tiến hành trực tiếp ngoài đồng ruộng bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh nên năng suất thực thu luôn nhỏ hơn năng suất lý thuyết. Năng suất thực thu các giống thí nghiệm cơ bản đạt từ 86,6 – 89,7 tạ/ha. Kết quả xử lí thống kê năng suất toàn thí nghiệm có hệ số biến động CV= 2,79% và LSD0,05 là 4,18 tạ/ha, số liệu thí nghiệm là chính xác và đáng tin cậy. Trong đó giống có năng suất cao hơn đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê gồm: MM19, B42, PAC037,AIQ1266 và AIQ1269, năng suất đạt từ 89,0 - 89,7 tạ/ha, cao hơn đối chứng CP333 từ 6,4 -7,1 %. Các giống còn lại có năng suất từ 85,1- 87,0

60

tạ/ha, cao hơn giống đối chứng từ 2,4 – 4,4% nhưng sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)