Một số đặc điểm hình thái thân và lá của các giống ngô lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi (Trang 50 - 53)

5. GIỚI HẠN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2.1. Một số đặc điểm hình thái thân và lá của các giống ngô lai

Nghiên cứu một số chỉ tiêu về thân và lá của các giống ngô thí nghiệm chúng tôi thu được số liệu ở Bảng 3.4.

44

Bảng 3.4. Các đặc điểm hình thái về thân và lá của các giống ngô

Tên giống Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Đường kính lóng gốc (cm) Tổng số lá/cây (lá ) Diện tích lá đóng bắp (cm2) Trạng thái cây (điểm)

MM18 223,8a 110,2b 2,17bc 17,6ab 583,1ab 2,0

MM19 244,7a 116,6ab 2,06a 17,2abcd 650,2b 2,0

B42 264,7a 141,6ab 2,23c 17,2abc 671,2b 1,0

B528 236,1a 123,6ab 2,17bc 18,0abcd 723,3ab 2,0

B472 235,5a 121,7ab 2,06bc 18,1cd 744,2ab 2,0

PAC022 234,4a 125,4ab 2,24bc 18,0d 789,4ab 2,0

PAC037 214,5a 117,3a 2,18b 18,1bcd 739,8a 2,0

AIQ1266 248,6a 124,3ab 2,25b 18,1abcd 703,3ab 2,0

AIQ1269 250,4a 145,0ab 2,17b 17,6abcd 746,9ab 2,0 CP.333 (đ/c) 231,5a 122,7ab 2,21b 18,0a 630,6ab 1,0

CV (%) 4,57 9,69 3,50 1,15 7,48 -

LSD0,05 22,4 20,8 0,13 0,35 89,3 -

Ghi chú: Các công thức có cùng kí tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.

Số liệu bảng 3.4 cho thấy:

Chiều cao cây: Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng cho chúng ta nắm rõ tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Chiều cao cây phụ thuộc vào giống, thời vụ, đất đai, điều kiện sinh thái và chế độ chăm sóc. Cây ngô muốn có năng suất cao thì phải có chiều cao cây thích hợp. Nếu cây cao quá sẽ dễ đổ gãy và chậm tích lũy các chất dinh dưỡng. Các giống ngô thí nghiệm có chiều cao cây dao động từ 214,5 – 264,7 cm. Trong đó, giống B42 có chiều cao cây cao nhất (264,7 cm), tiếp đến giống AIQ1269 (250,4cm), AIQ1266 (248,6 cm) và MM19 (244,7,5 cm), cao cây hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống

45

PAC037 có chiều cao cây thấp nhất (214,5 cm), thấp hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương giống đối chứng CP.333.

Chiều cao đóng bắp: Chiều cao đóng bắp là một chỉ tiêu rất quan trọng cho công tác chọn giống ngô hiện nay. Chiều cao đóng bắp liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống. Đối với các nước nông nghiệp phát triển đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cơ giới hoá trong thu hoạch. Ở Việt Nam sản xuất ngô thu hoạch bằng phương pháp thủ công, do đó yếu tố này hiện nay còn ít được quan tâm. Tuy nhiên, chiều cao đóng bắp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chống chịu đổ ngã của giống. Chiều cao đóng bắp cao hay thấp ảnh hưởng đến khả năng chống chịu đổ ngã của cây, tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây càng lớn thì khả năng chống chịu đổ ngã của cây càng kém và ngược lại. Tỷ lệ này thích hợp nhất là khoảng 40 - 60 % so với chiều cao cây. Qua theo dõi thí nghiệm, chiều cao đóng bắp của các giống ngô dao động từ 110,2 – 145,0 cm. Trong đó, giống AIQ1269 có chiều cao đóng bắp cao nhất (145.0 cm), cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống MM18 có chiều cao đóng bắp thấp nhất (110,2 cm), thấp hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Các giống còn lại có chiều cao đóng bắp tương đương giống đối chứng CP.333.

Đường kính lóng gốc: Đây là chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ của các giống. Các lóng gốc nhỏ, yếu và dài thì rễ thường yếu, cây dễ bị đổ. Ngược lại nếu các lóng gốc ngắn, mập, thì hệ rễ phát triển mạnh, tính chống đổ cao. Theo dõi đường kính lóng gốc của các giống ngô thí nghiệm cho thấy, các giống có đường kính lóng gốc dao động từ 2,06 - 2,25 cm, giống AIQ1266 có đường kính lóng gốc cao nhất 2,25 cm và giống MM19 và B472 có đường kính lóng gốc thấp nhất. Không có sự sai khác về đường kính lóng gốc giữa các giống ở mức ý nghĩa 0,05.

Số lá trên cây: Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây, lá quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy chất dinh dưỡng nuôi cây, quyết định đến năng suất cũng như phẩm chất hạt. Số lá trên cây nhiều hay ít phụ thuộc vào từng giống cũng như phản ứng của giống đó với điều kiện môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, chế độ dinh dưỡng. Theo dõi số lá trên cây của các giống ngô thí nghiệm cho thấy: Các giống ngô có số lá trên cây dao động từ 17,2 -18,1 lá. Trong đó, giống B472, PAC037 và AIQ1266 có số lá trên cây từ 18,1 lá, cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống MM19 và B42 có số lá trên cây 17,2 lá, thấp hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Các giống còn lại có có số lá trên cây tương đương giống đối chứng.

46

Diện tích lá đóng bắp: Diện tích lá đóng bắp có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng hợp, vận chuyển chất dinh dưỡng đến bắp và hạt vì đây là con đường ngắn nhất để các chất hữu cơ tổng hợp đến được bộ phận kinh tế là bắp và hạt ngô. Vì vậy, diện tích lá đóng bắp càng lớn thì khả năng quang hợp của lá càng mạnh, bắp càng to và hạt càng chắc, dinh dưỡng trong hạt đầy đủ. Diện tích lá đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm dao động từ 583,1 – 789,4 cm2

. Trong đó giống B42, AIQ1269, PAC037 và PAC022 có diện tích lá đóng bắp từ 739,8 – 789,4 cm2, cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống MM18 có diện tích lá đóng bắp thấp nhất (583,1 cm2), thấp hơn giống đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê. Các giống còn lại có có diện tích lá đóng bắp tương đương giống đối chứng.

Trạng thái cây: Nhìn chung các giống ngô thí nghiệm có trạng thái cây từ trung bình đến khá (điểm 1,0 – 2,0). Hầu hết các giống có trạng thái cây khá (điểm 2,0).Trong đó có một giống B42 có trạng thái cây (điểm 1), tương đương giống đối chứng CP.333.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)