Khả năng chống chịu một số điều kiện bất thuận của các giống ngô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi (Trang 60 - 62)

5. GIỚI HẠN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.3.2. Khả năng chống chịu một số điều kiện bất thuận của các giống ngô

Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận (chịu hạn, chịu rét, chống đỗ...) là do bản chất di truyền của từng giống quyết định. Đây là một trong những chỉ tiêu hàng đầu của các nhà chọn giống đặt ra nhằm tạo ra giống thích nghi với những diễn biến ngày càng phức tạp của khí hậu thời tiết không có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Đánh giá khả năng chống đổ ngã, khả năng chịu lạnh và chịu hạn của các giống ngô trong điều kiện đồng ruộng của thí nghiệm cơ bản chúng tôi có kết quả ở bảng 3.9.

Số liệu bảng 3.9 chúng tôi có nhận xét như sau:

Khả năng chống đổ: Khả năng chống đổ của giống ngô phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như thời tiết khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, mật độ gieo trồng và các yếu tố nội tại của giống như chiều cao cây, vị trí đóng bắp, đường kính lóng gốc…. Giữa các yếu tố ngoại cảnh và giống có mối quan hệ với nhau; Nếu giống tốt, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cây sinh trưởng phát triển tốt và thân lá cân đối phù hợp thì khả năng chống đổ của cây cao.

Tỷ lệ cao đóng bắp/cao cây: Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chống chịu đổ ngã của giống ngô. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn, thụ tinh của cây. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây càng lớn thì khả năng chống chịu đổ ngã của cây càng kém và ngược lại nên các nhà chọn, tạo giống

54

ngô thường chọn những giống có chiều cao đóng bắp trung bình. Theo dõi thí nghiệm cho thấy tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây của các giống dao động từ 43,6 - 50,8%. Cao nhất là giống B472 và thấp nhất là giống MM19, tỷ lệ này chứng tỏ khả năng chống đỗ ngã của các giống thí nghiệm tương đối tốt.

Bảng 3.9. Khả năng chống chịu một số điều kiện bất thuận của các giống ngô

Giống Tỉ lệ cao bắp/cao cây (%) Khả năng chống đổ (%) Chịu hạn (điểm) Chịu lạnh (điểm) Đổ rễ Gãy thân MM18 48,6 0,0 0,0 1,0 1,0 MM19 43,6 0,0 0,0 1,0 1,0 B42 49,9 0,0 0,0 1,0 1,0 B528 50,0 0,0 0,0 1,0 1,0 B472 50,8 0,0 0,0 1,0 1,0 PAC022 45,1 0,0 0,0 1,0 1,0 PAC037 44,4 0,0 0,0 1,0 1,0 AIQ1266 47,9 0,0 0,0 1,0 1,0 AIQ1269 50,7 0,0 0,0 1,0 1,0 CP333(Đ/c) 49,9 0,0 0,1 1,0 1,0

Theo dõi tình hình đổ ngã của các giống ngô thí nghiệm cho thấy, các giống đều không bị đổ rễ. Trong quá trình thí nghiệm thời tiết tương đối thuận lợi nên đa số các giống ngô không bị gãy thân.

Khả năng chịu hạn: Nước là yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống cây ngô. Nước là nguyên liệu của quang hợp, là môi trường cho các phản ứng sinh hoá, là chất hòa tan các nguyên tố dinh dưỡng nuôi cây. Trong vòng đời của ngô cần khoảng 200 - 220 lít nước. Nguyên nhân dẫn đến thiếu nước của cây trồng là do hạn hán. Hạn phá vỡ cân bằng nước trong cây, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của cây như quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng, vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây ngô làm giảm năng suất thu hoạch.

55

Thiếu nước biểu hiện ra bên ngoài bằng những thay đổi hình thái như lá cong, héo...đây chính là phản ứng của cây trồng trước tình trạng hạn hán. Dựa trên những biểu hiện đó, chúng tôi đánh giá khả năng chịu hạn của cây trồng. Qua quá trình theo dõi và đánh giá chúng tôi thấy tất cả các giống ngô lai thí nghiệm đều có khả năng chịu hạn tốt (điểm 1,0).

Khả năng chịu lạnh: Đánh giá khả năng chịu lạnh của các giống ngô dựa vào khả năng kết hạt của các bắp ngô [19]. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện chủ động nước tưới, thời tiết khí hậu trong quá trình thực hiện thí nghiệm tương đối thuận lợi, từ khi ngô 7 lá đến thu hoạch nên khả năng kết hạt của các giống ngô đều tốt. Do vậy khả năng chịu lạnh của các giống đều được đánh giá tốt (điểm 1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)