Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống ngô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi (Trang 58 - 60)

5. GIỚI HẠN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.3.1. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống ngô

Cũng như những cây trồng khác, sâu bệnh là một trong những đối tượng gây hại ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất của ngô. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau của ngô mà xuất hiện mỗi loại sâu, bệnh hại khác nhau và mức độ gây hại cũng khác nhau. Các loại sâu bệnh hại ngô phổ biến ở nước ta là sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, bệnh thối thân, bệnh gỉ sắt...

Theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8.

Qua bảng 3.8 chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

* Về sâu hại

Sâu đục thân (Chilo partellus): Là đối tượng nguy hiểm gây hại trên ngô. Khi mới nở sâu non nằm trong nõn ngô ăn lá non sau đó đục vào thân cây ngô gây hại làm gãy thân cây, khi bắp hình thành đục vào bắp làm cho ngô bị ảnh hưởng năng suất nghiêm trọng. Sâu đục thân gây hại nặng nhất vào giai đoạn trổ cờ, phun râu, cho đến chín. Qua điều tra theo dõi các giống ngô thí nghiệm cho thấy các giống ngô đều bị sâu đục thân gây hại ở mức nhẹ (điểm 1) tương đương đối chứng.

Sâu đục bắp (Heliothis zea và H.armigera): Qua điều tra theo dõi các giống ngô thí nghiệm cho thấy hầu hết các giống ngô bị sâu đục bắp gây hại ở mức nhẹ (điểm 1) và gây hại vào giai đoạn chín nên không ảnh hưởng đến năng suất của các giống thí nghiệm.

Rệp cờ (Rhopaloisiphum maidis): Rệp bám trên lá, trên nõn, trong bẹ lá, trên bông cờ. Chúng chích hút nhựa ở các bộ phận của cây làm cho cây phát triển còi cọc, bắp nhỏ, chất lượng hạt kém, làm giảm năng suất và chất lượng ngô. Ngoài ra,

52

rệp còn mang virus gây bệnh đốm lá ngô. Rệp có màu vàng nhạt hoặc xanh xám, chúng sống quần tụ thành một đám trên cây. Qua theo dõi các giống ngô thí nghiệm cho thấy không xuất hiện rệp cờ.

Bảng 3.8. Tình hình sâu bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm

Tên giống

Bệnh hại Sâu hại Đốm lá lớn (điểm) Khô vằn (%) Đục thân (điểm) Đục bắp (điểm) Rệp cờ (điểm) MM18 0 2,7 1 1 1 MM19 0 1,7 1 1 1 B42 0 1,7 1 1 1 B528 1 1,8 1 1 1 B472 0 1,9 1 1 1 PAC022 1 1,8 1 1 1 PAC037 1 2,0 1 1 1 AIQ1266 1 1,9 1 1 1 AIQ1269 0 1,7 1 1 1 CP333(Đ/c) 0 1,9 1 1 1 * Về bệnh hại:

Bệnh đốm lá lớn (Helmithosporium turcium): Trên cây ngô có hai loại, bệnh đốm lá nhỏ do nấm Helminthosporium maydis gây ra và bệnh đốm lá lớn do nấm Helminthosporium turcicum gây ra. Bệnh này gây hại khá phổ biến ở các vùng trồng ngô ở nước ta, bệnh đốm lá thường gây hại nhiều ở những ruộng ngô sinh trưởng kém, cây còi cọc, đất trồng hay bị úng nước, đất ruộng ngô có kết cấu thịt nặng. Bệnh đốm lá ngô thường xuất hiện lúc cây bắt đầu trổ cờ và gây hại về cuối giai đoạn sinh trưởng phát triển của ngô, làm giảm năng suất và phẩm chất của ngô. Bệnh hại chủ yếu ở phiến lá, bệnh nặng làm cho lá ngô nhanh chóng khô ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất ngô. Qua điều tra theo dõi về

53

bệnh đốm lá lớn thì các giống ngô thí nghiệm có xuất hiện nhưng tỷ lệ hại không đáng kể. Hầu hết các giống ngô thí nghiệm đều không nhiễm bệnh đốm lá nhỏ và đốm lá lớn; có 4 giống nhiễm đốm lá lớn ở mức độ nhẹ ở điểm1 là B258, PAC022, PAC037 và AIQ1266.

Bệnh khô vằn(Rhizoctonia solani): Là một trong những bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đối với cây ngô ở nước ta; Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh thường xuất hiện và gây hại cây ngô từ khi xoắn ngọn cho đến cây ngô chín hoàn toàn và gây hại nặng ở giai đoạn cuối của chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây ngô. Khi cây bị nhiễm vết bệnh có hình dạng kiểu da báo ở bẹ lá và phiến lá gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đỗ. Khi các sợi nấm phát triển và lan tới bắp gây chín ép, kết hạt không chặt. Các giống thí nghiệm có tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn từ 1,7 – 2,7 %, tương đương với giống đối chứng CP333 (1,9 %). Trong đó giống MM18 nhiễm khô vằn nặng nhất (2,7). Các giống còn lại có tỷ lệ nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ từ 1,7 - 1,9%.

Tóm lại: Trên ruộng thí nghiệm, sâu bệnh hại xuất hiện với tỷ lệ tương đối thấp, không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của các giống ngô thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh quảng ngãi (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)