Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa tại địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình rầy nâu hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc tại tỉnh bình định (Trang 43 - 46)

Trên đồng ruộng sâu bệnh là một trong những trở ngại chính cho quá trình sản xuất lúa, tùy theo mức độ gây hại trên đồng ruộng mà sâu bệnh hại có thể là nguyên nhân chính làm thiệt hại năng suất lúa và cũng có thể gây mất trắng. Qua theo dõi trên đồng ruộng về tình hình sâu bệnh hại trên ruộng thí nghiệm ở vụ Hè Thu 2014 và Đông Xuân 2014 – 2015 chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài dịch hại trên ruộng thí nghiệm

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học Mức độ

phổ biến I. VỤ HÈ THU 2014

1 Bọ trĩ Stenchaetothrips biformis Bagnall ++ 2 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee +++ 3 Sâu cuốn lá lớn Parnara guttata Bremer et Grey + 4 Rầy lưng trắng Sogatella furciferra Horvath ++

5 Rầy nâu Nilaparvata lugen Stal ++

6 Rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus Fall +

7 Sâu keo Spodoptera mauritia Boisduval +

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học Mức độ phổ biến

9 Sâu cắn gié Leucania separata Walker +

10 Bọ xít dài Leptocorisa varicornisi F. +

11 Bệnh bạc lá lúa Xanthomonas campestris pv. Oryzae Dowson

12 Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani Palo ++

13 Bệnh đốm nâu Curvularia sp. +++

14 Ốc bươu vàng Pomacea canaliculataLamark ++

II. VỤ ĐÔNG XUÂN 2014 - 2015

1 Sâu đục thân hai chấm Scirpophaga incertulas Walker

+

2 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee +++ 3 Sâu cuốn lá lớn Parnara guttata Bremer et Grey + 4 Rầy lưng trắng Sogatella furciferra Horvath +

5 Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal +++

6 Rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus Fall +

7 Bệnh đạo ôn Pyricularia oryzae Cav et Bri +++

8 Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani Palo +

9 Bệnh đốm nâu Curvularia sp. ++

10 Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata +++

* Ghi chú: + : Ít phổ biến (tần suất xuất hiện < 25%); ++ : Phổ biến (tần suất xuất hiện 25-50%); +++: Rất phổ biến (tần suất xuất hiện > 50%)

Qua quá trình theo dõi chúng tôi phát hiện trên ruộng thí nghiệm xuất hiện 15 đối tượng dịch hại. Trong đó, có 10 loài sâu hại gồm Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn,rầy lưng trắng, rầy nâu, rầy nâu nhỏ, sâu keo, sâu phao, sâu cắn gié, bị xít dài; bốn loài bệnh hại là bệnh bạc lá, bệnh khô vằn và bệnh đốm nâu và bệnh đạo ôn, một đối tượng động vật hại là ốc bươu vàng (Bảng 3.3). Tuy nhiên, các đối tượng dịch hại

này xuất hiện ở các thời điểm không giống nhau và mức độ gây phổ biến cũng khác nhau ở hai thời vụ. Sâu cuốn lá nhỏ là đối tượng xuất hiện phổ biến trên ruộng lúa với tầng suất bắt gặp >50% ở cả hai vụ. Bên cạnh sâu cuốn lá, ở vụ Hè Thu 2014, đối tượng dịch hại phổ biến là bệnh đốm nâu thì ở vụ Đông Xuân 2014 – 2015 các đối tượng phổ biến nhất là bệnh đạo ôn và Ốc bươu vàng. Rầy hại lúa (rầy lưng trắng, rầy nâu) là các đối tượng xuất hiện phổ biến ở vụ Hè thu 2014 nhưng rất ít bắt gặp trong vụ Đông Xuân 2014 – 2105. Quá trình theo dõi chúng tôi cũng phát hiện sự có mặt của rầy nâu nhỏ (một đối tượng sâu hại mới ở miền Trung) tuy nhiên tần suất xuất hiện rất thấp. Ngoài ra, thành phần sâu bệnh hại trên ruộng thí nghiệm ở vụ Hè thu 2014 còn có sự xuất hiện của sâu keo, sâu phao, sâu cắn gié và bọ xít dài, ở vụ Đông Xuân 2014 – 2015 thì cũng có sâu đục thân trên ruộng nhưng xuất hiện rãi rác. Một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên ruộng như rầy hại lúa, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, khô vằn, đốm nâu và đặc biệt là mật độ rầy nâu gây hại trên các giống lúa cũng được chúng tôi theo dõi, đánh giá định kì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình rầy nâu hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc tại tỉnh bình định (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)