Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa vu Hè Thu 2014 tại huyện Phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình rầy nâu hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc tại tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

Bảng 3.5: Mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Hè Thu

tại huyện Phù Cát (TB±SE).

Đơn vị: Con/m2

Xã Giống

Giai đoạn sinh trưởng

Đẻ nhánh Làm đòng Trổ Chín

Cát Nhơn

ĐV108 132,17±48,27a 1194,33±328,90a 2333,17±291,20a 121,67±34,06a

TBR1 127,50±22,22a 993,83±140,80b 2078,50±229,20b 100,83±30,17b

OM6162 139,33±28,57a 996,17±168,97b 2014,33±433,98b 97,00±27,63b

LSD0,05 15,21 148,69 209,09 12,34

Cát Tường

ĐV108 150,33±38,89a 1099,17±299,31a 2412,50±384,72a 114,67±40,69a

TBR1 127,33±30,68b 1030,50±193,95a 2082,17±413,23b 109,00±27,48a

OM6162 136,83±23,69ab 1020,33±285,78a 1968,17±196,61b 106,83±29,35a

LSD0,05 15,86 300,63 252,26 12,38

Cát Thắng

ĐV108 139,83±34,06ab 994,00±214,98ab 2275,00±506,76a 109,50±31,64a

TBR1 123,83±28,11b 963,50±188,67b 2097,83±413,14b 104,00±31,12a

OM6162 141,50±26,67a 1047,50±205,30a 1913,33±222,56c 107,33±23,23a

LSD0,05 16,71 72,99 152,51 8,28

Ghi chú: TB-Trung bình; SE-Sai số chuẩn, Trung bình các chữ cái khác nhau trong cùng một cột của cùng một xã chỉ sự sai khác bằng phân tích phương sai một nhân tố One Way-ANOVA (P<0,05).

Hình 3.4. Diễn biến mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng

tại huyện Phù Cát (TB±SE).

Kết quả thu được từ Bảng 3.5 và Hình 3.4 cho thấy mật độ rầy nâu có xu hướng tăng dần lên theo các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và đạt đỉnh cao ở giai đoạn cây lúa trổ với mật độ cao nhất trên giống ĐV108 tại xã Cát Tường 2412,50 (con/m2), tiếp đến là Cát Nhơn 2333,17 (con/m2)và thấp nhất là Cát Thắng 2275,00 (con/m2).

Trên hai giống TBR1 và OM6162 mật độ rầy nâu trong giai đoạn trổ với mật độ cũng rất cao sự chênh lệch trên hai giống cho thấy mật độ rầy cao hơn là giống TBR1 tại cả ba xã Cát Nhơn, Cát Tường và Cát Thắng lần lượt là 2078,50(con/m2), 2082,17(con/m2), và 2097,83(con/m2) đặc biệt là ở quần thể rầy địa phương Cát Thắng với sự sai khác có ý nghĩa thông kê. Đối với giống OM6162 mật độ có thấp hơn lần lượt tại các xã Cát Nhơn, Cát Tường và Cát Thắng là 2014,33(con/m2), 1968,17(con/m2)và 1913,33(con/m2). Trong giai đoạn này lúa phát triển tốt cộng với thời tiết và giống lúa thích hợp nên rầy nâu phát triển thuận lợi.

Giai đoạn lúa chín tất cả các giống ở các đia phương khác nhau xã Cát Nhơn, Cát Tường và Cát Thắng Giảm là do với sự hổ trợ thuốc trừ rầy nâu của sở nông nghiệp Bình Định, nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để khống chế rầy nên mật độ giảm xuống rất nhiều.

0,00 500,00 1000,00 1500,00 2000,00 2500,00 Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín nhánhĐẻ Làm đòng Trỗ Chín nhánhĐẻ Làm đòng Trỗ Chín Cát Nhơn Cát Tường Cát Thắng M ật độ ( Co n/m 2) ĐV108 TBR1 OM6162

Tóm lại, qua quá trình điều tra diễn biến mật độ rầy nâu hại lúa của vụ Hè Thu 2014 tại các địa phương nhìn chung cho thấy mật độ tăng dần tại các thời kỳ sinh trưởng ( đẻ nhánh, làm đòng, trổ và chín). Tuy nhiên, mật độ thời kỳ chín mật độ giảm xuống rất rõ rệt do quá trình hỗ trợ của sở nông nghiệp cũng như kỹ thuật phun, chọn thuốc trừ rầy của nông dân tương đối tốt. So sánh giữa các giống ĐV108, TBR1 và OM6162 cho chúng ta thấy giống ĐV108 là giống nhiễm rầy cao nhất, tiếp đến là TBR1và thấp nhất là giống OM6162.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình rầy nâu hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc tại tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)