Khảo nghiệm hiệu lực của một số thuốc trừ rầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình rầy nâu hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc tại tỉnh bình định (Trang 64 - 67)

Trên đồng ruộng sâu bệnh là một trong những trở ngại chính cho quá trình sản xuất lúa, tùy theo mức độ gây hại trên đồng ruộng mà sâu bệnh hại có thể là nguyên nhân chính làm thiệt hại năng suất lúa và cũng có thể gây mất trắng. Trong các loại sâu bệnh gây hại cho lúa thì rầy nâu là một trong những đối tượng phổ biến. Trong nhiều năm rầy nâu bùng phát gây hại và là môi giới truyền bệnh vàng lùn lùn xoăn lá là một loại bệnh virus nguy hiểm trên cây lúa. Đặc biệt là ở giai đoạn cây lúa còn non thì mức độ mẫn cảm với bệnh càng cao. Bình Định là một trong các tỉnh Nam Trung Bộ có khí hậu thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho rầy nâu phát sinh gây hại. Do vậy, việc bảo vệ cây lúa tránh ùng phát dịch rầy nâu và phòng chống bệnh vàng lùn lùn xoăn lá thường qua trừ rầy nâu truyền bệnh là việc hết sức quan trọng. Để phòng trừ và hạn chế dịch rầy nâu bùng phát thì việc dùng thuốc là cần thiết và hiệu quả. Hiện nay có nhiều loại thuốc phòng trừ rầy nâu vừa có nguồn gốc sinh học vừa là thuốc hóa học cho nên cần đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy nâu của các loại thuốc để bổ sung vào danh mục thuốc trừ rầy tại địa phương là cần thiết. Nhóm thuốc thí nghiệm bao gồm các thuốc: Vibamec 5.5EC, Chess 50WG, Vicondor 700WP, Rầy trắng xanh. Các thuốc này có rất nhiều ưu điểm:

Sử dụng thuốc Vibamec 5.5EC có hoạt chất Abamectin là thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới, có hiệu lực kéo dài, nhanh mạnh, ít chịu tác động của điều kiện thời tiết. Thuốc ít hình thành tính kháng của dịch hại và ít gây độc cho người sử dụng.

Thuốc Chess 50 WG đây là thuốc an toàn nhất trong các biện pháp hoá học do thuốc phần lớn đi vào thân cây lúa, được phân huỷ từ từ trong cây trồng. Lượng thuốc đi vào môi trường rất ít so với các thuốc xông hơi. Khi phun, thuốc khuếch tán vào không khí, rơi xuống đất, nước và đi vào hệ sinh thái ngoài cây lúa một lượng lớn thường hơn 50%. thuốc không trực tiếp tiếp xúc với các sinh vật trú ngụ trên đồng lúa. Rầy chết gián tiếp do chích hút nhựa cây chứa thuốc còn thiên địch hầu như không bị hại. Do vậy, nồng độ thuốc trừ rầy trên cây lúa rất cao, và hiệu quả trừ rầy không những cao mà còn kéo dài.

Thuốc Vicondor 700WP, hạn chế cao rầy gây hại về sau. Với việc xử lý kịp thời lượng rầy nhập cư ban đầu bị diệt cơ bản, mật độ rầy trong ruộng lúa cho đến cuối vụ sẽ thấp hơn hẳn khi để chúng sinh sản và phát triển cho các lứa sau nên số lần phải phun rầy gây hại trong vụ sẽ giảm đi nhiều.

Thuốc Rầy trắng xanh có nguồn gốc sinh học từ các chủng nấm ký sinh côn trùng (Beauveria + Metarhium), có khả năng hạn chế rầy nâu, hiệu quả tăng cao theo thời gian sử dụng, an toàn cho người sử dụng, sản phẩm và môi trường.

Có thể nói, trừ rầy nâu hại lúa kịp thời bằng thuốc đặc hiệu mang lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường cao, chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại đầu vụ và nhất là các bệnh virus do chúng truyền cho cây lúa. Trong việc trừ rầy nâu hại lúa, thuốc hoá học luôn là biện pháp hiệu quả nhất khi các biện pháp khác đã sử dụng nhưng chưa hạn chế được tác hại của rầy nâu.

Hiệu lực của các loại thuốc đối với một đối tượng sâu hại khác nhau là khác nhau. Ngay trong cùng một đối tượng, ở các giai đoạn phát dục khác nhau của sâu thì hiệu quả phòng trừ cũng khác nhau. Đối với rầy nâu cũng vậy, giai đoạn sâu non có 5 tuổi và mức độ gây hại ở mỗi tuổi cũng rất khác nhau. khi tuổi càng lớn mức độ mẫn cảm của côn trùng với thuốc càng giảm. Để đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy trên đồng ruộng tiến hành xử lý thuốc khi mật độ rầy ở ngững cao.

Kết quả xác định hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc đối với rầy nâu được thể hiện qua Bảng 3.14.

Bảng 3.14. Hiệu lực của các loại thuốc đối với rầy nâu

Đơn vị: %

Công thức

Thời gian sau khi xử lý thuốc

1 ngày 3 ngày 7 ngày 10 ngày

I 5,20±2,35b 15,98±4,24d 68,50±1,96d 80,21±0,14c

II 7,77±1,46b 37,51±1,02b 70,75±0,52c 90,71±0,62a

III 5,81±1,25b 31,41±1,07c 78,82±0,64b 90,39±0,50a

IV 69,98±0,83a 76,29±2,22a 86,07±0,98a 85,05±0,39b

LSD0,05 0,06 0,06 0,20 0,01

Ghi chú: LSD0,05: Giá trị nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức α=0,05. Trong cùng một cột các giá trị có các chữ cái in thường khác nhau chỉ sự sai khác bằng phân tích phương sai một nhân tố (One – way ANOVA) (P<0,05).

Sau xử lý thuốc 1 ngày thì hiệu lực của các thuốc ở công thức I, II, III ở mức thấp dao động từ 5,20 % -7,77 % và không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê

(P<0,05). Nhưng thuốc Vicondor 700WP ở công thức IV đã có hiệu quả cao 69,8% và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với các công thức khác (P<0,05).

Hiệu lực sau khi xử lý thuốc 3 ngày của các công thức đều tăng. Trong đó, Công thức I đạt 15,98%; công thức II đạt 37,51%; công thức III đạt 31,41%. Công thức IV đạt hiệu quả cao nhất 76,29%. Hiệu lực của các công thức có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Hiệu lực sau khi xử lý 7 ngày của các công thức tăng nhanh, có thuốc đạt hiệu quả cao nhất, cụ thể: Công thức I tăng hơn 4 lần đạt 68,50%, công thức II tăng gần gấp đôi đạt 70,75%. Công thức IV đạt hiệu lực cao nhất 86,07%. Công thức III tăng hơn 2 lần đạt 78,82%. Hiệu lực các công thức tăng cao và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê

(P<0,05).

Hiệu lực phòng trừ rầy nâu của các thuốc đều tăng và đạt cao nhất ở ngày thứ 10 sau xử lý và có thuốc hiệu lục bắt đầu giảm sút. Trong đó, Các công thức I, II, III đạt hiệu lực cao nhất lần lượt là 80,21%; 90,71%; 90,39% và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hiệu lực của thuốc ở công thức IV bắt đầu có sự giảm sút đạt 85,05% nhưng có sự khác biệt về mặt thống kê so với các công thức I, II, III (P<0,05).

Hiệu lực phòng trừ không chỉ khác nhau giữa các công thức mà trong cùng một công thức nhưng trải qua các mốc thời gian khác nhau cũng có sự khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.11 theo chiều ngang. Hiệu lực giữa 4 ngày xử lý thuốc ở công thức I, II và III có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hiệu lực của công thức III ở ngày thứ nhất và thứ 3 có sự sai khác có ý nghĩa với nhau và so với ngày thứ 7 và thứ 10 sau xử lý (P<0,05). Hiệu lực của công thức IV ở ngày thứ 7 và thứ 10 sau xử lý không có sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05).

Qua kết quả đánh giá hiệu lực phòng trừ của các thuốc thí nghiệm đối với rầy nâu ta có nhận xét: Cùng thời gian xử lý, hiệu lực của các thuốc thí nghiệm khác nhau là khác nhau và trong cùng một thuốc nhưng ở các thời gian khác nhau thì hiệu lực cũng khác nhau. Hiệu lực của các thuốc ở công thức I, II, III tăng dần qua các ngày và đạt cao nhất ở ngày thứ 10 sau xử lý. Riêng thuốc ở công thức IV có hiệu lực tăng dần qua các ngày và đạt cao nhất sau 7 ngày xử lý, sau 10 ngày bắt đầu giảm. Như vậy, các thuốc thí nghiệm ở các công thức I, II, III, IV đều có khả năng phòng trừ rầy nâu cao. Trong đó, thuốc Vicondor 700WP có hiệu lực nhanh và tăng dần đạt cao nhất sau 7 ngày sử dụng. Các thuốc trừ đạt hiệu quả cao sau 10 ngày xử lý và càng về sau hiệu lực giảm dần.

Qua đánh giá hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm phòng trừ rầy nâu ta có thể bổ sung các loại thuốc: Vibamec 5.5EC, Chess 50 WG, Vicondor 700WP, Rầy trắng xanh vào danh mục thuốc trừ rầy sử dụng tại Bình Định giúp bà con nông dân phòng trừ rầy nâu đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình rầy nâu hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc tại tỉnh bình định (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)