Tình hình sử dụng thuốc trừ rầy nâu tại An Nhơn và Phù Cát, Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình rầy nâu hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc tại tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

Tính kháng thuốc trừ rầy của các cá thể rầy là kết quả của quá trình chọn lọc, các đột biến có sẳn trong quần thể dưới áp lực chọn lọc gây ra bởi việc sử dụng thuốc trừ rầy. Hiện nay việc nông dân sử dụng thuốc trừ sâu với nồng độ cao, tần suất và liều lượng phun ngày càng nhiều đã tạo ra một áp lực lớn, dẫn đến hậu quả là hiệu lực của các thuốc trừ sâu có biểu hiện sụt giảm. Áp lực chọn lọc càng mạnh thì tính kháng phát triển càng nhanh.

Sự khác nhau giữa các địa phương về chuẩn loại thuốc, liều lượng và phương thức sử dụng tạo ra áp lực chọn lọc khác nhau. Dẫn đến tính mẫn cảm của sâu hại với các thuốc trừ sâu được thể hiện ở các mức độ khác nhau.

Do vậy, để làm rõ vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành điều tra thu thập thông tin về tình hình sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân tại các địa phương huyện Phù Cát và Thị xã An Nhơn. Kết quả điều tra thu được thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân được dùng làm cơ sở đề đánh giá áp lực chọn lọc đối với từng quần thể nghiên cứu.

3.5.1. Chủng loại và hoạt chất thuốc trừ rầy được nông dân sử dụng trừ rầy trên lúa tại các địa phương huyện Phù Cát và Thị xã An Nhơn.

Số lượng các loại thuốc thương phẩm và số hoạt chất thuốc trừ rầy trên lúa đã được nông dân sử dụng tại các địa phương huyện Phù Cát và Thị xã An Nhơn ( Phụ lục), chúng tôi trình bày ở Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Số loại thương phẩm và số loại hoạt chất thuốc trừ rầy trên lúa đã được

nông dân sử dụng tại Phù Cát và An Nhơn.

Chỉ tiêu điều tra Nhơn Thành Nhơn Hạnh Nhơn Phong Cát Tường Cát Nhơn Cát Thắng Số thuốc thương phẩm 14 11 12 12 6 14 Số hoạt chất 10 8 10 7 7 11

Kết quả điều tra cho thấy về các loại thuốc thương phẩm, nông dân ở Cát Thắng sử dụng khá phong phú với 14 loại thuốc thương phẩm thuộc 11 loại hoạt chất khác nhau sau đó là Nhơn Thànhvới 14 loại thuốc thương phẩm và 10 loại hoạt chất, nông dân ở Cát Nhơn sử dụng ít nhất chỉ 6 thuốc thương phẩm và 7 hoạt chất.

3.5.2. Các nhóm thuốc trừ sâu chủ yếu được nông dân sử dụng trừ sâu ở các điểm nghiên cứu.

Tình hình sử dụng các nhóm thuốc trừ rầy trên lúa tại 3 xã của Huyện Phù Cát, 3 Phường của Thị Xã An Nhơn.

Bảng 3.11. Các nhóm thuốc trừ rầy trên lúa được nông dân sử dụng

tại Phù Cát và An Nhơn STT Nhóm thuốc Hộ sử dụng (%) Nhơn Thành Nhơn Hạnh Nhơn Phong Cát Tường Cát Nhơn Cát Thắng 1 Pyrethroid 10,3 4,5 3,2 14,5 11,5 19,2 2 Carbamate 19,3 13,53 9,92 40,8 46,5 60,5 3 Pyridine azomethine 25,5 47,3 50,6 67,4 30,7 74,5 4 Avecmectin 15,63 - - 1,8 - 3,1 5 Phenylpyrazol 9,63 9,99 11,93 51,6 15,3 50,7 6 Neonicotinoid 65,5 36,6 63,9 88 40 100

7 Điều hòa sinh trưởng

côn trùng 3,3 3,3 5,6 - - 4,5

Qua Bảng 3.11. cho thấy nhóm thuốc Pyrethroid bà con sử dụng trừ rầy không nhiều, Kết quả điều tra cho thấy ở Nhơn Phong và Nhơn Hạnh nông dân chỉ sử dụng 3,2% và 4,5%, cao nhất cũng chỉ thấy tại Cát thắng sử dụng là 19,2%. Theo quá trình điều tra cho thấy là hiệu lực của nhóm thuốc này kém mà phổ rộng nên khi bà con nông dân sử dụng với nồng độ cao hơn với khuyến cáo của nhà sản xuất.

Hiện nay nhóm thuốc Carbamate vẫn còn sử dụng nhiều do thoái quen khuyến cáo trừ rầy nâu chủ lực khi cháy rầy của địa phương đặc biết là hoạt chất Fenobucard tại Cát Thắng, Cát Nhơn và Cát Tường còn sử dụng nhiều 60,5% , 46,5% và 40,8%

với hiệu lực vẫn cao mà giá thành rẻ. Tuy nhiên, ở các khu vực Nhơn Thành, Nhơn Hạnh và Nhơn Phong thì ít sử dụng vì còn có nhiều loại thuốc có hiệu lực trừ rầy cao mà không cần phải giẽ lúa.

Nhóm Pyridine azomethine đang sử dụng tương đối nhiều ở Cát Thắng với 74,5% hộ sử dụng Nhơn Thànhsử dụng ít nhưng cũng chiếm đến 25,5%. Qua điều tra cho thấy nhóm này có hiệu lực cũng khá cao cùng với công tác quảng bá của nhà sản xuất cũng tốt nên nông dân sử dụng theo thoái quen là chính.

Nhóm Avecmectin hiện sử dụng để trừ rầy là rất ít có nhiều nơi không sử dụng để trừ rầy như Nhơn Hạnh, Nhơn Phong Và Cát Nhơn vì nhóm này nó có hiệu lực đối với các loại sâu miệng nhai trên lúa nên nông dân sử dụng để trừ sâu cuốn lá là chính. Nếu có cao lắm tại Nhơn Thànhlà 15,63% hộ nông dân sử dụng.

Phenylpyrazol được nông dân sử dụng nhiều ở Cát Thắng có tới 50,7% số hộ tiếp đến là Cát Tường và thấp nhất ở Nhơn Thànhchỉ có 9,63% số hộ sử dụng. Theo ý kiến của bà con nông dân thì nhóm này có hiệu lực biểu hiện giảm dần nên khi phun thuốc cũng tăng nông độ.

Nhóm Neonicotinoid có hiệu lực cao với các loại chích hút như rầy nâu, bọ trĩ có nơi số hộ sử dụng cao đến 100% như Cát Thắng mà thấp nhất tại Nhơn Hạnh là 36,6%. Nhóm này trong những năm gần đây sử dụng khá nhiều nên hiệu lực ngày càng giảm.

Nhóm điều hòa sinh trưởng côn trùng hầu như không được sử dụng để trừ rầy hoặc chỉ đươc sử dụng rất ít tại điểm nghiên cứu chẳng hạn như Nhơn Phong là 5,6% hộ sử dụng nhưng chủ yếu vẫn là hỗn hợp của 2 hoạt chất. Còn ở Cát Tường và Cát Nhơn là không có hộ sử dụng.

Như vậy, qua kết quả điều tra ở 6 điểm nghiên cứu cho thấy mặt dù số lượng thuốc trừ rầy được phép sử dụng ở việt nam khá phong phú nhưng số lượng thuốc thương phẩm nông dân sử dụng không nhiều với 22 tên thương phẩm thuộc 7 nhóm thuốc khác nhau. Tuy nhiên qua bảng 3.11. cho thấy nhóm thuốc neonicotinoid, Pyridine azomethine và Carbamate được sử dụng khá phổ biến ở các điểm nghiên cứu nhóm neonicotinoid được nông dân sử dụng nhiều ở Cát Thắng, nhóm Pyridine azomethine được sử dụng khá phổ biến ở các điểm nghiên cứu.

Song phải thấy là nông dân ở 6 địa phương đã sử dụng các nhóm thuốc có các kiểu tác động khác nhau đến rầy nâu việc sử dụng cùng một lúc hay tuần tự các loại thuốc trừ rầy có kiểu tác động khác nhau có thể làm giảm tốc độ hình thành tính kháng của một loại thuốc trừ rầy nào đó trên đồng ruộng. Vì vậy để hạn chế sự phát triển tính

kháng của rầy nâu trên đồng ruộng cần nghiên cứu lựa chọn và sắp xếp một bộ thuốc với các kiểu tác động khác nhau thích hợp để khuyến cáo cho nông dân sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình rầy nâu hại lúa và khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc tại tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)