Nhơn và Huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.
Bảng 3.6. Diễn biến mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ
Hè Thu tại An Nhơn và Phù Cát (TB±SE).
Huyện /Thị xã
Giống
Giai đoạn sinh trưởng
Đẻ nhánh Làm đòng Trổ Chín
An Nhơn
ĐV108 141,83±1,33a 1084,71±56,26a 2399,02±16,99a 123,11±5,54a
TBR1 127,22±4,83a 872,30±104,79a 2007,86±10,54b 114,05±2,86ab
OM6162 132,33±7,15a 990,50±28,50a 2016,81±61,41b 99,67±4,05b
LSD0,05 17,44 244,35 129,03 18,91
Phù Cát
ĐV108 140,78±5,26a 1095,83±57,85a 2340,22±39,85a 115,28±3,53a
TBR1 126,22±1,20b 995,94±19,37a 2086,17±5,93b 104,61±2,38ab
OM6162 139,22±1,35a 1021,33±14,83a 1965,28±29,19c 103,72±3,36b
LSD0,05 11,12 125,44 99,40 10,83
Ghi chú: TB-Trung bình; SE-Sai số chuẩn, Trung bình các chữ cái khác nhau trong cùng một cột của cùng một xã chỉ sự sai khác bằng phân tích phương sai một nhân tố One Way-ANOVA (P<0,05).
Hình 3.5. Diễn biến mật độ rầy nâu của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng vụ
Hè Thu tại An Nhơn và Phù Cát (TB±SE)
Qua Bảng 3.6 và Hình 3.5. ta nhận thấy rầy nâu xuất hiện xuyên suốt chu trình sống của cây lúa (từ giai đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn chín) trên tất cả các giống tại địa bàn hai huyện tiến hành điều tra trong vụ Hè thu. Nhìn chung, mật độ rầy tại thị xã An Nhơn và huyện Phù Cát bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn đẻ nhánh, sau đó tăng nhanh trên tất cả các giống ở giai đoạn làm đòng và đạt mức cao nhất ở giai đoạn trỗ sau đó giảm mạnh ở giai đoạn lúa chín. Sở dĩ chúng ta thu được kết quả như vậy bỡi vì do đặc điểm phát sinh gây hại, tập tính của rầy nâu, điều kiện đồng ruộng và các biện pháp phòng trừ cùng tác động gây nên. Ở giai đoạn đẻ nhánh mật độ rầy nâu biến động từ 126,22- 140,78con/m2 và sự sai khácvề mật độ rầy giữa các giống là không có ý nghĩa về mặt thống kê tại huyện Phù Cát, mật độ rầy nâu tại huyện An Nhơn biến động từ 127,22 - 141,83con/m2, tuy nhiên tại địa bàn này mật độ rầy có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa giống TBR1với các giống ĐV108 và giống OM6162. Trong giai đoạn lúa đứng cái – làm đòng trên tất cả các giống lúa điều tra tại huyện An Nhơn mật độ rầy tăng nhanh dao động ở mức 872,30-1084,71con/m2, giống có mật độ cao nhất là ĐV 108, giống có mật độ thấp nhất là TBR1. Tại huyện Phù Cát mật độ rầy tăng nhanh dao động ở mức 995,94-1095,83con/m2, giống có mật độ cao nhất là ĐV 108, giống có mật độ thấp nhất là TBR1.Ở giai đoạn lúa trổ, trên tất cả các giống tại huyện An Nhơn, huyện Phù Cát mật độ rầy ở mức cao nhất trong vụ Hè thu. Điều này do lúc này việc sử dụng thuốc BVTV gặp khó khăn, hiệu quả của thuốc BVTV chưa đạt hiệu quả mong muốn. Trong giai đoạn này, mật độ rầy giữa các giống có sự sai khác có ý
0,00 500,00 1000,00 1500,00 2000,00 2500,00 Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín nhánhĐẻ Làm đòng Trỗ Chín An Nhơn Phù Cát M ật đ ộ (C on /m 2) ĐV108 TBR1 OM6162
nghĩa trên cả hai huyện được điều tra. Cụ thể, tại huyện An Nhơn, mật độ rầy cao nhất là giống ĐV108 (2399,02 con/m2) giống có mật độ thấp nhất là TBR1 (2007,86 con/m2), còn tại huyện Phù Cát mật độ rầy cao nhất là giống ĐV108 (2340,22 con/m2) giống có mật độ thấp nhất là OM6162 (1965,28 con/m2). Giai đoạn lúa chin mật độ rầy giảm mạnh, tại huyện An Nhơn, mật độ rầy cao nhất là giống ĐV108 (123,11 con/m2) giống có mật độ thấp nhất là OM6162 (99,67 con/m2),tại huyện Phù Cát mật độ rầy cao nhất là giống ĐV108 (115,28 con/m2) giống có mật độ thấp nhất là OM6162 (103,72 con/m2).
Tóm lại, trong vụ hè thu năm 2014, mật độ rầy tại hai địa phương tiến hành điều tra đều xuất hiện từ giai đoạn đẻ nhánh tăng dần đến giai đoạn lúa trổ và giảm mạnh ở giai đoạn lúa chín. Mật độ rầy trên một giống tại hai địa điểm điều tra có sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê, điều này được lý giải bỡi vì hè thu không phải là mùa vụ rầy nâu gây hại chính. Theo kết quả phân tích ở trên, chúng ta có thể kết luận: từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến giai đoạn lúa chin, giống có mật độ rầy cao nhất tại cả hai huyện An Nhơn và Phù Cát là giống ĐV108.