Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Phú Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 29)

Qua kinh nghiệm sử dụng đất của một sốđịa phương, có thể thấy rắng muốn sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao phải phát triển nông nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật và công nghệ cao, luôn đổi mới cơ cấu sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp và tổ chức sản xuất nông nghệp theo hướng hiện đại là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp có hiệu quả nói chung và sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả nói riêng.

Mặt khác, các công trình nghiên cứu cũng như thực tiễn khai thác tiềm năng đất đai hiện nay mới giải quyết được phần nào những vấn đềđang đặt ra của việc sử dụng đất đai. Nhiều mô hình canh tác có năng suất cây trồng cao, bảo vệđược môi trường nhưng hiệu quả kinh tế đem lại thấp. Trong khi đó có mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao song chưa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài ổn định. Đặc biệt, có nơi vì mục tiêu kinh tế, vì cái lợi trước mắt đã làm cho tài nguyên đất, rừng bị khai thác không đúng mức dẫn đến đất đai bị rửa trôi, xói mòn, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, gây ảnh hưởng cho môi trường sinh thái. Tuy nhiên việc sử dụng tiềm năng đất đai còn thấp, chưa khai thác được hết những tiềm năng sẵn có. Vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác đang là nhiệm vụ cần thiết và nan giải, đòi hỏi cần có những biện pháp kinh tế kỹ thuật đồng bộ phù hợp với sản xuất.

Có thể thấy, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài, luận văn viết về việc đánh giá hiệu kinh tế sử dụng đất nông nghiệp, nhưng đã được tiến hành từ những năm trước.

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điu kin t nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Là một huyện phía Nam của TP. Hà Nội, Phú Xuyên nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam. Năm 2018, Phú Xuyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 17.110,46 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 11.238,66 ha, chiếm 65,68% tổng diện tích đất tự nhiên (Niên giám thống kê huyện Phú Xyên, 2018). Huyện có tọa độđịa lý từ 20039’ đến 20048’ vĩ độ Bắc, từ 105047’ đến 106000’ kinh độĐông và có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Thanh Oai và Thường Tín TP. Hà Nội. - Phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

- Phía Đông giáp huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. - Phía Tây giáp huyện Ứng Hòa TP. Hà Nội.

Nhìn chung, huyện có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội, nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 35 km theo Quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Pháp Vân, cách khu du lịch Chùa Hương 27 km về phía Tây Nam, ngoài ra, huyện còn có đường ĐT 428, ĐT 429 đi qua và có các đường liên huyện, liên xã tạo điều kiện thuận lợi trong mở rộng giao lưu, quan hệ thị trường trên địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh khác trên cả nước. Đặc biệt là sau khi được sáp nhập với Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả Nước, đã tạo nhiều điều kiện tốt để huyện có thể tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thủ đô Hà Nội cũng là thị trường tiêu thụ nông sản, thủ công mỹ nghệ, cũng là nơi thu hút lao động của huyện. Đồng thời với vị trí của huyện như vậy sẽ có điều kiện trao đổi, lưu thông hàng hóa với các tỉnh, huyện khác trong vùng đồng bằng sông Hồng.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Có địa hình tương đối bằng phẳng, cao hơn mực nước biển từ 1,5 - 6,0 m. Địa hình có hướng dốc dần từĐông Bắc xuống Tây Nam. Theo đặc điểm địa hình lãnh thổ huyện Phú Xuyên có thể chia thành hai vùng sau:

- Vùng phía Đông đường Quốc lộ 1A, đây là những xã/thị trấn có địa hình cao hơn mực nước biển khoảng 4 m. Bao gồm các xã/thị trấn: Văn Nhân Nam Phong,

Thụy Phú, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Quang Lãng, Minh Tân, Bạch Hạ, Tri Thủy, Phúc Tiến,Đại Xuyên và Thị trấn Phú Minh.

- Vùng phía Tây đường Quốc lộ 1A, do địa hình thấp trũng và không có phù sa bồi đắp hàng năm nên đất bị thoái hóa, có độ chua cao, trồng trọt chủ yếu là 2 vụ lúa, một số chân đất cao có thể trồng cây vụđông. Cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, ngoài ra còn một số ít diện tích trồng đỗ tương, khoai lang, rau các loại,... vùng thấp trũng nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi thủy cầm. Vùng này bao gồm các xã/thị trấn: Phượng Dực, Đại Thắng, Hồng Minh, Phú Túc, Tri Trung, Hoàng Long, Quang Trung, Văn Hoàng,Sơn Hà, Tân Dân, Vân Từ, Chuyên Mỹ,Phú Yên, Châu Can và TT. Phú Xuyên.

Nhìn chung, huyện Phú Xuyên có địa hình thuận lợi không chỉ cho việc phát triển hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao lưu buôn bán cho phát triển kinh tế nói chung, cho nông nghiệp nói riêng mà còn rất thuận lợi cho kiến thiết đồng ruộng, hệ thống thủy lợi tưới tiêu, tạo ra những vùng chuyên canh lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

2.1.1.3. Khí hậu

Nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Phú Xuyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa chủ yếu trong năm là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa lạnh kéo dài từ tháng Mười Một đến tháng Ba năm sau, khí hậu mùa này tương đối lạnh, khô và ít mưa và chịu sự chi phối của gió mùa Đông Bắc. Mùa nóng kéo dài từ tháng Tưđến tháng Mười, đặc điểm chủ yếu là nóng, ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều và có gió mùa Đông Nam thịnh hành... Ngoài ra, tháng Tư và tháng Mười có thể coi là những tháng chuyển tiếp tạo cho khí hậu Phú Xuyên có 4 mùa là xuân - hạ - thu - đông.

a. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm dao động từ 16,3 - 29,50C (trạm Ba Thá). Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và khô. Tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng thường trên 23,90C, tháng nóng nhất là tháng 7. b. Độẩm

Độẩm tương đối trung bình từ 83 - 85%. Tháng 3 và tháng 4 độẩm lên tới 92% đây là những tháng có độẩm trung bình cao nhất, các tháng có độẩm trung bình thấp nhất là tháng 11, tháng 12 (76 - 82%).

c. Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.200 - 1.900 mm, lượng mưa phân bố không đều chủ yếu tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 (chiếm 81 - 86% lượng mưa cả năm). Do hoạt động của gió mùa đã phân hóa chếđộ mưa thành 2 mùa:

+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình 1.496 mm, chiếm 80 - 82% tổng lượng mưa năm. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 với lượng mưa xấp xỉ 310 mm/tháng.

+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa mùa này khoảng 350 - 400 mm, chiếm 18 - 20% lượng mưa năm. Các tháng có lượng mưa ít nhất thường là tháng 12, 1 và 2.

d. Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi bình quân năm đạt khoảng 883 mm/năm. Các tháng đầu mùa mưa (tháng 6, 7, 9, 10) là các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất. Lượng bốc hơi bình quân tháng 6 đạt trên 110 mm.

e. Gió bão

Gió theo mùa, mùa hè thường là gió Đông Nam. Mùa Đông thường là gió Đông Bắc. Trung bình mỗi năm có từ 2 đến 3 cơn bão đổ bộ vào thời gian từ cuối tháng 6 đến hết tháng 9 với lượng mưa lớn kéo dài gây úng lụt cho các khu vực thấp trũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

f. Chếđộ bức xạ

Nằm trong vùng có tính chất chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ, hàng năm có từ 120 - 150 ngày nắng. Số giờ nắng trong năm từ 1.200 giờ đến 1.400 giờ. Số giờ nắng trung bình nhiều năm đạt 1.436 giờ (trạm Ba Thá). Trong mùa Đông thường xuất hiện nhiều đợt không có nắng kéo dài 2 - 5 ngày. Tháng 2, 3 có số giờ nắng thấp nhất, độẩm cao sẽ làm phát sinh nhiều dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên yếu tố hạn chế là mùa mưa dễ gây ngập úng ở vùng trũng, mùa khô dễ bị khô hạn, đặc biệt với cây trồng vụđông thường thiếu nước. Điều này đòi hỏi huyện phải có hệ thống thủy lợi thật chủđộng đểđáp ứng tốt nguồn nước tưới vào mùa khô nhưng cũng tiêu nước kịp thời về mùa mưa. Mặt khác cần có cơ cấu cây trồng với chếđộ canh tác phù hợp nhằm giảm thiểu tác động xấu do thời tiết gây ra.

2.1.1.4. Thủy văn, sông ngòi

Huyện Phú Xuyên có 3 con sông lớn chảy qua:

- Sông Hồng: có chiều dài 17 km chạy dọc ranh giới giữa huyện Phú Xuyên và huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên theo hướng Bắc - Nam nằm ở phía Đông của huyện, đây là con sông lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến chếđộ thủy văn của huyện.

- Sông Nhuệ: có chiều dài 17 km chạy dọc theo hướng Đông Bắc - Tây Nam qua các xã phía Tây của huyện, phục vụ trực tiếp cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tưới tự chảy.

- Sông Lương: có chiều dài 12,75 km chạy theo hướng Bắc - Nam nối sông Nhuệ với sông Đáy, là con sông cụt chảy từ Nam Hà qua các xã Minh Tân, Tri Thủy, Bạch Hạ, Đại Xuyên và cuối cùng là xã Phúc Tiến, chủ yếu phục vụ cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các con sông nhỏ khác chảy quả như: sông Duy Tiên dài 13 km, sông Vân Đình dài 5 km, sông Hữu Bành dài 2 km, sông Bìm, sông Hậu Bành, hệ thống máng 7 và các ao, hồ, đâm,…nằm rải rác trong và ngoài khu dân cư, có tác dụng tiều tiết chếđộ thủy văn và chủ yếu phục vụ cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.

2.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

2.1.2.1. Dân số

Dân số năm 2018 là 211.100 người, mật độ dân số trung bình khoảng 1.234 người/km2. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên trong những năm gần đây có chiều hướng tăng, năm 2010 là 1,02%, đến năm 2018 đạt 1,26%. Tỷ suất sinh thô là 10,31%o; trong đó tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 11,75%, tỷ lệ sàng lọc trước sinh là 76,6%, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh là 75,5%. Tuy nhiên tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao là 109,3 bé trai/100 bé gái (Niên giám thống kê huyện Phú Xuyên, 2018).

2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Là một huyện sản xuất nông nghiệp, có nhiều thuận lợi vềđiều kiện tự nhiên, có lực lượng lao động dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế của huyện Phú Xuyên đã có sự chuyển biến nhất định, góp phần ổn định chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

Năm 2018, tổng giá trị sản xuất đạt hơn 8.025,7 tỷđồng. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt 1.604 tỷđồng; giá trị sản xuất công nghiệp - Xây dựng đạt 4.861 tỷđồng; giá trị sản xuất Thương mại - Dịch vụđạt 1.560 tỷđồng. Tổng thu ngân sách huyện là 1.521 tỷđồng, đạt 135% dự toán Hội đồng nhân dân huyện giao; Tổng chi ngân sách huyện cả năm là 1.490 tỷđồng, bằng 98% dự toán năm (Báo cáo UBND huyện Phú Xuyên, 2018).

Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Phú Xuyên đạt 38 triệu đồng/người/năm; giá cả thị trường ổn định, tình trạng lạm phát được kiểm soát, đời sống của bà con nhân dân ngày càng được nâng lên, vượt chỉ tiêu thành phố giao; an sinh xã hội được cải thiện; chất lượng giáo dục, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng nâng cao; công tác xây và sửa nhà cho người có công đạt kết quả tốt; việc xử lý vi phạm đất đai đúng pháp luật.

Trong sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung như vùng cấy lúa chất lượng cao, chăn nuôi gia súc tập trung, nuôi trồng thủy sản. Trong năm, huyện đã phê duyệt mới 227 đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi với tổng diện tích 417,461 ha (Báo cáo UBND huyện Phú Xuyên, 2018). Một số kết quả cụ thể như sau:

- Tổng diện tích cấy lúa xuân đạt 7.993,4 ha, năng suất đạt 66,34 ha. Diện tích trồng màu là 660,1 ha; Diện tích cấy lúa vụ mùa đạt 7.543 ha, năng suất 45,2 ha. Diện tích trồng vụ màu là 457,2 ha.

- Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn duy trì tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm được thực hiện thường xuyên nên không có ổ dịch lớn nào xảy ra.

- Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản toàn huyện có 2.367 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả huyện trên 2.200 ha, năng suất đạt trên 8.048,347 tấn, bằng 119,5% cùng kỳ năm 2018.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên 2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Phú Xuyên 2.2.3. Xác định các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất

2.2.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chn đim nghiên cu

Căn cứu vào đặc điểm địa hình, sự phân bố của hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện, vùng sản xuất nông nghiệp tại huyện Phú Xuyên được chia làm 2 vùng, cụ thể như sau:

- Vùng địa hình cao: lựa chọn nghiên cứu ở các xã Quang Lãng, Minh Tân và Khai Thái.

- Vùng địa hình thấp: lựa chọn nghiên cứu ở các xã Đại Thắng, Văn Hoàng, và Chuyên Mỹ.

2.3.2. Phương pháp thu thp tài liu th cp

Thu thập các văn bản tài liệu của Nhà nước và các cơ quan có liên quan đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp cả nước, của thành phố Hà Nội và trực tiếp là huyện Phú Xuyên (qua sách báo, internet, Sở NN&PTNT Hà Nội, Chi cục BVTV, Thú y; qua UBND huyện, các phòng Kinh tế hạ tầng, Tài nguyên môi trường, Chi cục thống kê của huyện Phú Xuyên).

Thu thập các tài liệu, báo cáo vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp, các đề án phát triển trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển hoa cây cảnh, rau an toàn.

2.3.3. Phương pháp thu thp tài liu sơ cp

Trên cơ sở kế thừa các tài liệu, các kết quảđã nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã cho thấy, sản xuất nông nông nghiệp huyện Phú Xuyên được chia làm 2 tiểu vùng: Tiểu vùng 1: Là những xã nằm dọc theo sông Hồng với cơ cấu cây trồng chủ yếu là rau màu và tiểu vùng 2: là những xã nằm trong đê sông Hồng không được bồi hàng năm với cơ cấu cây trồng đa dạng. Do đó để làm rõ và chi tiết, tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại các xã nằm trong các vùng sinh thái có điều kiện phát triển mạnh về nông nghiệp.

Tổng số mẫu là 60 phiếu điều tra, mỗi vùng 30 phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 29)