Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 75)

3.5.2.1. Các chính sách phát triển nông nghiệp tại Phú Xuyên

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội và phát triển nông nghiệp của huyện trong giai đoạn tới, huyện Phú Xuyên đã tiến hành triển khai nhiều chương trình, chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, trong đó:

Dự án “Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên TP. Hà Nội” do viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện theo Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 17/03/2015 của UBND huyện Phú Xuyên. Kết quả của dự án đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên; Xác định được hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và các vùng sản xuất chuyên canh, phù hợp với từng loại đất theo các vùng sinh thái; Đề xuất được các giải pháp khai thác, sử dụng và bảo vệđất nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện Phú Xuyên TP. Hà Nội theo quan điểm phát triển bền vững.

Chương trình số 04 - CTr/HU ngày 08/01/2016 của Huyện ủy huyện Phú Xuyên về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới , từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2015 - 2020 cũng đã xác định phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, bước đầu có ứng dụng công nghệ cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả về sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới phát triển theo quy hoạch, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tưđồng bộ, hiện đại, đảm bảo môi trường sinh thái, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nông thôn không ngừng được nâng cao.

Trong chương trình xây dựng NTM, đến nay toàn huyện có 12 xã được Thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn NTM, 8 xã đạt và cơ bản đạt 16 - 18 tiêu chí, 04 xã đật từ 15 - 16 tiêu chí, 2 xã đạt từ 2 - 3 tiêu chí. Trong quá trình xây dựng NTM, các xã đều đề ra tiến độ thực hiện các tiêu chí và phấn đấu thực hiện trong từng năm và phấn đấu xây dựng thành công NTM theo lộ trình đã đề ra.

Sau 02 năm thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, đời sống nông dân trên địa bàn huyện Phú Xuyên từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 35,8 triệu đồng/người/năm; đa số các hộ gia đình đã có nhà kiên cố, khang trang; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,06%; tỷ lệ các hộ gia đình dùng nước sạch 41,8%; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tếđạt 83,4%; có 28/28 Trạm y tế xã có bác sỹ do vậy công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được giữ vững, một số nơi có chuyển biến tích cực.

Ngoài ra, huyện Phú Xuyên đã ban hành nhiều văn bản chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 27 mô hình, các dự án đang thực hiện trong lĩnh vực

nông nghiệp công nghệ cao như: Các mô hình trồng lúa chất lượng cao như trồng giống lúa JO2 tại xã Nam Phong (30ha), xã Sơn Hà (40ha), giống lúa Đài Thơm 8 tại xã Đại Thắng (30 ha)…; 6 mô hình dự án trồng rau các loại, rau an toàn như dự án rau cần Khai Thái (30ha), mô hình rau an toàn xã Minh Tân (5ha)… 4 mô hình trồng bưởi Diễn, bưởi Thồ, bưởi đào chuyên, 1 mô hình nhãn chín muộn, 3 mô hình trồng chuối, mô hình trồng cây dược liệu tại xã Thụy Phú với diện tích 1 ha, xã Khai Thái với diện tích 3.000m2,...

3.5.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Phú Xuyên

a. Bố trí cây trồng

Việc bố trí cơ cấu mùa vụ cho các cây trồng được dựa trên cơ sở tập quán canh tác, tài nguyên khí hậu nông nghiệp của khu vực, thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trong năm,... Qua nghiên cứu, bằng việc kết hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất với kết quảđánh giá mức độ thích hợp đất đai của các loại cây trồng do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện 2015 và năm 2018 cùng với mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện. Đã lựa chọn, đề xuất các cơ cấu của một số cây trồng chính của huyện Phú Xuyên, kết quả như sau (bảng 3.18):

- Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: Được đề xuất trồng trồng ở các xã Chuyên Mỹ, Hoàng Long, Phú Túc, Phú Yên, Phúc Tiến, Tri Trung, Vân Từ, Hồng Minh, Phượng Dực, Văn Hoàng và TT. Phú Xuyên.

- Loại hình sử dụng đất chuyên lúa - màu: Đề xuất với 24 kiểu sử dụng đất, cụ thể như sau: Lúa xuân - Rau mùa - Su hào đông; Lúa xuân - Dưa chuột mùa - Rau đông; Lúa xuân - Đậu tương hè - Đậu tương đông; Lúa xuân - Đậu tương hè - Rau đông; Ngô xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông; Ngô xuân - Lúa mùa - Cà chua đông; Ngô xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông; Dưa chuột xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông; Bí xanh xuân - Lúa mùa - Bí xanh đông; Cà chua xuân - Lúa mùa - Cà chua đông; Rau xuân - Lúa mùa - Rau đông; Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông; Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông; Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông; Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông; Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh đông; Lúa xuân - Lúa mùa - Bí đỏđông; Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua đông; Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông; Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải đông; Lúa xuân - Lúa mùa - Su hào đông; Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu đỗđông; Lúa xuân - Lúa mùa - Hoa đông (Cúc, Ly, Kèn,...); Lúa xuân - Cá. Bố trí trồng ở hầu hết các xã và thị trấn, chỉ duy nhất xã Hồng Minh không đề xuất cây trồng theo nhóm cơ cấu này.

Bảng 3.18. Diện tích đề xuất các loại hình sử dụng đất theo đơn vị hành chính cấp xã

TT Tên xã/thị trấn Chuyên

lúa Lúa - màu

Chuyên màu Chuyên rau Chuyên hoa Cây ăn quả 1 TT. Phú Xuyên 148,38 183,96 30,77 - - 1,69 2 Bạch Hạ - 369,52 - 19,26 - 15,21 3 Châu Can - 389,19 112,15 - 17,20 0,98 4 Chuyên Mỹ 393,79 4,91 - - - - 5 Đại Thắng - 206,38 20,30 - - - 6 Đại Xuyên - 438,29 34,72 - - 3,87 7 Hoàng Long 608,72 40,00 78,86 - - 1,78 8 Hồng Thái - 152,64 5,13 132,17 - 172,94 9 Nam Phong - 207,14 5,19 33,47 - 3,75 10 Nam Triều - 321,86 9,52 16,20 - - 11 Phú Túc 168,00 363,90 17,14 - - 0,44 12 Phú Yên 10,56 216,95 21,67 - - 2,92 13 Phúc Tiến 68,69 281,80 64,14 - - 1,29 14 Quang Trung - 230,38 14,08 - 12,07 - 15 Sơn Hà - 168,73 38,30 - - - 16 Tân Dân - 460,83 18,44 - - 1,56 17 Thụy Phú - 35,26 - 40,13 - 1,60 18 Tri Thủy - 232,23 - 30,58 - 28,44 19 Tri Trung 73,72 123,34 - - - 33,11 20 Văn Nhân - 117,30 4,46 32,03 - 20,11 21 Vân Từ 330,17 44,68 8,90 - - - 22 Hồng Minh 336,94 - - 29,83 - - 23 Minh Tân - 282,69 66,75 189,30 - - 24 Phượng Dực 178,29 222,45 6,97 - 37,22 0,16 25 TT. Phú Minh - 17,25 7,46 - - - 26 Quang Lãng - 61,22 - 76,54 - 145,75 27 Khai Thái - 310,99 220,93 - 16,60 26,31 28 Văn Hoàng 84,25 234,46 22,55 - - - Tổng diện tích 2.401,52 5.718,36 808,41 599,50 83,09 461,90

(Nguồn: Báo cáo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2018)

- Loại hình sử dụng đất chuyên màu: Đề xuất bố trí với 19 kiểu sử dụng đất: Ngô xuân - Ngô mùa; Ngô xuân - Ngô mùa - Ngô đông; Ngô xuân - Đậu xanh hè - Ngô đông; Ngô xuân - Đậu tương hè - Ngô đông; Đậu xanh xuân - Đậu tương hè - Ngô đông; Lạc

xuân - Đậu tương hè - Ngô đông; Lạc xuân - Lạc mùa; Ngô xuân - Ngô mùa - Rau đông; Ngô xuân - Ngô mùa - Dưa chuột đông; Rau xuân - Dưa chuột mùa - Cà chua đông; Rau xuân - Lạc mùa - Rau đông; Rau xuân - Rau mùa - Khoai tây đông; Rau xuân - Rau mùa - Khoai lang đông; Rau xuân - Rau mùa - Bí xanh đông; Rau xuân - Rau mùa - Bí đỏ đông; Đậu tương xuân - Đậu tương hè - Ngô đông; Đậu tương xuân - Đậu tương hè - Đậu tương đông; Khoai lang xuân - Khoai lang mùa - Khoai lang đông; Dưa chuột xuân - Dưa chuột mùa - Dưa chuột đông. Bố trí trồng ở hầu hết các xã, thị trấn, chỉ ngoại trừ xã Bạch Hạ, Chuyên Mỹ, Phú Thụy, Tri Thủy, Tri Trung, Hồng Minh, Quang Lãng không đề xuất trồng cơ cấu này.

- Loại hình sử dụng đất chuyên rau: Được đề xuất trồng ở các xã Bạch Hạ, Hồng Thái, Nam Phong, Nam Triều, Thụy Phú, Tri Thủy, Văn Nhân, Hồng Minh, Tân Minh và Quang Lãng.

- Loại hình sử dụng đất chuyên hoa: Bố trí trồng ở các xã Châu Can, Quang Trung, Phượng Dực, Khai Thái.

- Loại hình sử dụng đất cây ăn quả: Bố trí trồng ở các xã Bạch Hạ, Châu Can, Đại Xuyên, Hoàng Long, Hồng Thái, Nam Phong, Phú Túc, Phú Yên, Phúc Tiến, Tân Dân, Thụy Phú, Tri Thủy, Tri Trung, Văn Nhân, Phượng Dực, Quang Lãng, Khai Thái và thị trấn Phú Xuyên.

b. Chính sách và vốn đầu tư

Có chếđộđãi ngộ với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ vềđịa phương công tác.

Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thủy lợi,bảo vệ thực vật, mạng lưới khuyến nông,…nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Khuyến khích, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, phát triển ngành nghề truyền thống,…

Đẩy mạnh phát triển mạng lưới tín dụng nông thôn, tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn với cơ chếưu đãi đối với nông nghiệp, nông thôn. Tìm cách đưa tín dụng trực tiếp đến tay nông dân thông qua hình thức cho vay qua tổ nhóm, lựa chọn ưu tiên với các mặt hàng có tiềm năng thị trường mà nông dân đang cần vốn đầu tư.

tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, nhất là các dự án đầu tư áp dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến nông sản thực phẩm sau thu hoạch. Nhân rộng, phổ biến các mô hình xã hội hóa đầu tư, mô hình quản lý các công trình hạ tầng có hiệu quả, bền vững.

Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương để triển khai mạnh mẽ, sâu rộng chủ trương thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủđộng khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Lĩnh vực nông nghiệp có nhiều rủi ro, nên bảo hiểm nông nghiệp là cơ sởđể các tổ chức tín dụng mạnh dạn hơn trong việc đưa tín dụng vào khu vực này.

Ưu đãi lãi suất cho vay đối với đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. c. Giải pháp kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị cao.

Cần có cơ chế quản lý thuốc BVTV, đưa chương trình GAP vào sản xuất đảm bảo môi trường phát triển bền vừng. Chi cục BVTV, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cần tham gia tích cực trong hoạt động quản lý, sản xuất, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV, phân hóa học trong sản xuất rau màu của người dân

Áp dụng các biện pháp bón phân cân đối, bón đủ các chất dinh dưỡng theo yêu cầu của cây trồng. Ngoài ra, cần đầu tư bón thêm vôi, phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ sinh học để cải thiện độ phì nhiêu của đất cũng như làm tăng kết cấu của đất.

Tăng cường công tác khuyến nông, nâng cao nhận thức của người dân về công tác sử dụng đi đôi với việc cải tạo và bảo vệđất.

Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến ngư… đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.

Tăng cường mối liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật đối với các ngành chủđạo.

Xây dựng được các công thức luân canh hợp lý đối với từng vùng đất nhằm đảm bảo được sự bền vững về mặt sinh học. Chú trọng đưa các cây cải tạo đất (như cây đậu đỗ,...) xen vào các công thức để nâng cao dần độ phì nhiêu đất. Dùng tàn dư cây trồng sau thu hoạch (thân lá ngô, mía, đậu đỗ,...) làm phân xanh tại chỗ, tăng hàm lượng mùn,

độ xốp, cải tạo độ phì nhiêu đất. Tại Phú Xuyên có 2 nhóm đất chính là Nhóm đất cát và Nhóm đất phù sa, trên các nhóm đất này cần áp dụng các biện pháp cụ thể như sau:

(1)Đối với nhóm đất cát

Đất cát được hình thành từ sản phẩm bồi tích của sông Hồng. Loại đất này thường phân bố thành những dải nhỏ, hẹp, nằm sát bờ sông, hoặc là những bãi cát ven sông hay nằm giữa lòng sông, trên các địa hình bằng phẳng hoặc tương đối thấp, phân bố nhiều ở xã Khai Thái. Để cải tạo loại đất này cần có nhiều biện pháp tổng hợp. Bón phân đúng kỹ thuật là một trong những biện pháp cải tạo đất nhanh, rẻ, dễ làm cho hiệu quả ngay trong một vụ sản xuất. Cần chú ý một số vấn đề sau:

- Ưu tiên bón nhiều phân hữu cơ hoai mục 5 - 10 tạ/sào/vụ. Nếu có điều kiện bón thêm phù sa, lầm ao phơi ải đập nhỏ 1 - 2 tấn/sào/năm hoặc đất sét phơi khô đập nhỏ 5 - 10tạ/năm. Phân hữu cơ hoai mục có tác dụng làm tăng lượng mùn, vi sinh vật đất, làm xốp đất gia tăng độ màu mỡ cho đất lúa. Đất sét, bùn ải làm tăng lượng keo đất. Keo đất có tác dụng giữ phân, giữ nước, làm cho đất có kết cấu viên tảng tơi xốp giàu dưỡng khí.

- Chú ý bón phân hỗn hợp NPK đa yếu tố thay cho bón phân khoáng đơn cho loại đất này. Phân NPK của các nhà máy sản xuất phân bón lớn có uy tín nhiều năm như: Hữu Nghị, Bình Điền, Văn Điển, Sông Danh… Ngoài thành phần đa lượng (đạm, lân, kali) còn có nhiều nguyên tố trung (S; Mg; Ca), vi lượng (Mo; Cu; Co; Bo) và hàm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)