Hiệu quả sử dụng đất tại Phú Xuyên về mặt môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 64 - 68)

Hiện nay, tác động trong sản xuất nông nghiệp đến môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là một vấn đề khó, đòi hỏi phải có số liệu phân tích mẫu đất, mẫu nước và nông sản phẩm trong thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉđề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng của các kiểu sử dụng đất tới môi trường như:

- Mức độ sử dụng phân bón.

- Phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và thuốc diệt cỏ.

Đối với sản xuất nông nghiệp, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất và đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động quản lý của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

3.2.4.1. Sử dụng phân bón

Có thể thấy rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K. Việc thâm canh, tăng vụ, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, thay thế phân hữu cơ bằng phân hóa học đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước cũng như chất lượng đất đai.

Theo đánh giá, trên địa bàn huyện Phú Xuyên có 4.614,36 ha đất nông nghiệp bị thoái hóa nhẹ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là sự suy giảm độ phì nhiêu tầng đất mặt (Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa, 2015). Trong việc sử dụng phân hóa học thì người nông dân lại quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng phân đạm mà ít quan tâm đến việc sử dụng cân đối giữa các loại đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng.

Kết quảđiều tra tại Phú Xuyên cho thấy, 100% số hộđược hỏi đều không sử dụng bất kỳ một loại phân bón lá nào cho cây trồng. Họ chỉ sử dụng phân bón NPK, đạm urê, lân Lâm thao và kali (Bảng 3.14). Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón đều theo truyền thống, kinh nghiệm và không cân đối giữa các loại phân. Bên cạnh đó 100% các hộđược hỏi đều sử dụng phân đạm đối với tất cả các cây trồng. Đối với phân lân super và phân kali thì tỷ lệ sử dụng thấp và hầu hết đều không đủ lượng so với nhu cầu của cây bởi 100% số hộđược hỏi đều cho rằng phân kali có giá thành cao và cho rằng chỉ cần bón NPK là đã đủ lượng lân và kali cho cây.

Ngoài ra, khi được hỏi về tình hình sử dụng NPK thì 100% số hộ sử dụng cho việc bón lót và chỉ 20 - 30% số hộ là quan tâm đến tỷ lệ N:P:K ghi trên bao bì, số còn lại là không để ý nên không biết tỷ lệđó là bao nhiêu. Điều đó cho thấy các hộ sử dụng phân bón NPK theo xu hướng của thị trường, mà không quan tâm đến nhu cầu của cây trồng đối với từng loại phân bón là bao nhiêu.

Phân NPK được người dân sử dụng cho tất cả các cây trồng. Một số xã, cây trồng như lúa, đậu tương, ngô người dân không hề bón kali, thậm chí còn không bón cả lân. Còn lại, tất cả các cây trồng đều được bón kali nhưng lượng rất ít. Một số cây trồng như lúa, lạc, khoai tây,... người dân không bón lân, bởi họ cho rằng chỉ cần bón NPK là đủ cả lân và kali cho cây trồng. Mặc dù đã có nhiều lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhưng hầu hết người dân bón phân theo kinh nghiệm, theo cảm tính hoặc theo lượng tiền đầu tư mà không biết bón như vậy có đúng, đủ, có cân đối giữa các loại phân bón hay không. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây và là nguyên nhân chính làm giảm năng suất cũng như chất lượng nông sản và dẫn đến tình trạng suy giảm độ phì nhiêu của đất trồng trọt. Đồng thời, việc sử dụng phân chuồng hiện nay rất ít, do các hộ gia đình không còn chăn nuôi các loại gia súc nhiều như trước đây, còn lượng phân chuồng tại các trang trại đã được các công ty đặt mua phục vụ việc sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Qua kết quảđiều tra về lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình sản xuất trên các loại cây trồng cho thấy lượng thuốc BVTV đang được sử dụng tương đối nhiều, thậm chí làm dụng thuốc BVTV, mặc dù có sự giám sát hướng dẫn của các bộ nông nghiệp huyện, xã và cả các hợp tác xã.

Hầu hết các loại cây trồng đề được phun thuốc BVTV ít nhất từ 2 - 3 lần/vụ, thậm chí các loại rau màu thuốc BVTV còn được sử dụng 4 - 5 lần/vụ.

Do lượng thuốc và số lần phun nhiều, phun ngay trước khi thu hoạch nên lượng thuốc BVTV còn tàn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là tương đối lớn đã gây ảnh hưởng không nhỏđến môi trường và an toàn chất lượng nông sản.

Mặt khác, trong quá trình sử dụng thuốc BVTV, việc xử lý các loại vỏ, chai thuốc trừ sâu, bệnh không được chú ý, quan tâm xử lý. Sau khi sử dụng xong, các loại vỏ, chai thuốc được bỏ lại ngay tại cánh đồng, trên những con đường nội đồng, các gốc cây, nguồn nước,...điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏđến môi trường đất, môi trường nước, khi mưa xuống, lượng thuốc còn lại trong các loại vỏ, chai thuốc BVTV theo lượng nước mưa ngấm xuống đất,...

Cây trồng bón phân thực tế N:P:K

theo khuyến cáo N:P:K N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) PC (Tấn/ha) N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) PC (Tấn/ha) Lúa xuân 150 95 72 2 - 3 1:0,6:0,5 120 - 130 80 - 90 30 - 60 8 - 10 1:0,7:0,4 Lúa mùa 120 70 45 2 - 3 1:0,6:0,4 80 - 100 50 - 60 0 - 30 6 - 8 1:0,6:0,2 Đậu tương 60 52 35 1 - 2 1:0,9:0,6 20 - 40 40 - 60 40 - 60 5 - 8 1:1,7:1,7 Ngô 175 92 90 3 - 5 1:0,5:0,5 120 -180 60 - 75 60 - 90 8 -10 1:0,5:0,5 Cà chua 160 116 110 4 - 6 1:0,7:0,7 150 90 120 -150 15 - 20 1:0,6:0,9 Lạc xuân 55 65 68 5 - 7 1:1,2:1,2 30 60 - 90 45 - 60 8 - 12 1:2,5:1,8 Khoai lang 90 65 70 5 - 8 1:0,7:0,8 80 -100 50 - 60 70 - 80 15 - 20 1:0,6:0,8 Bí xanh 117 60 123 5 -8 1:0,5:1,1 80-100 60 - 80 100 - 120 15 - 20 1:0,8:1,2 Khoai tây 146 90 144 6 - 7 1:0,6:1,0 150 90 120 10 - 15 1:0,6:0,8 Su hào 135 70 65 2 - 3 1:0,5:0,5 100 - 120 50 - 60 60 - 70 10 - 15 1:0,5:0,6 Bắp cải 210 85 95 4 - 6 1:0,4:0,5 160 - 190 60 - 80 100 - 120 15 - 20 1:0,4:0,6 Rau cải 140 67 75 4 - 5 1:0,5:0,5 120 - 160 60 - 80 80 - 100 15 - 20 1:0,5:0,6 Đậu xanh 40 40 35 4 - 6 1:1:0,9 20 - 30 30 - 60 30 - 40 6 - 8 1:1,8:1,4 Hoa 45 45 40 3 - 5 1:1:0,9 20 - 30 30 - 60 30 - 40 6 - 8 1:1,8:1,4

Nguồn: Số liệu điều tra và mức khuyến cáo của Sở NN&PTNT TP. Hà Nội

50

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)