3.2.2.1. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính (LUTs)
Kết quảđiều tra kinh tế nông hộ và tổng hợp, xử lý số liệu phiếu điều tra cho thấy huyện Phú Xuyên có 7 loại hình sử dụng đất chính (LUTs) với 61 kiểu sử dụng đất (LUT) (chi tiết xem tại Phụ lục 2), cụ thể như sau:
- Loại hình sử dụng đất chuyên lúa;
- Loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu với 15 kiểu sử dụng đất; - Loại hình sử dụng đất 2 màu - 1 lúa với 11 kiểu sử dụng đất;
- Loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây CNNN với 22 kiểu sử dụng đất; - Loại hình sử dụng đất cây ăn quả với 7 kiểu sử dụng đất;
- Loại hình sử dụng đất hoa cây cảnh với 4 kiểu sử dụng đất; - Loại hình sử dụng đất canh tác tổng hợp.
Trong 7 loại hình sử dụng đất chính ở trên thì chiếm tỷ lệ lớn là các loại hình Chuyên lúa (2 vụ lúa), 2 lúa - 1 màu, 2 màu - 1 lúa, Chuyên màu và CCNNN, Cây ăn quả. Các loại hình sử dụng đất còn lại chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nông nghiệp của huyện Phú Xuyên.
3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Kết quảđiều tra kinh tế nông hộ và tổng hợp, xử lý số liệu phiếu điều tra cho thấy các loại hình sử dụng đất của huyện Phú Xuyên đạt hiệu quả kinh tếở mức tương đối cao (các loại hình luân canh lúa - màu, hoa cây cảnh, cây ăn quả, canh tác tổng
hợp thường cho hiệu quả kinh tế cao). Các loại hình sử dụng đất trên các loại đất khác nhau thì cho hiệu quả kinh tế khác nhau, cụ thể:
a. Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa
LHSDĐ 2 vụ lúa có diện tích lớn nhất trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Xuyên. LHSDĐ này được trồng trên hầu hết các đơn vị đất đai từ những nơi có địa hình cao đảm bảo được nước tưới cho đến các dạng địa hình vàn và thấp có khả năng tiêu thoát nước tốt. Trong điều kiện hạn chế về diện tích đất canh tác, để đảm bảo được nhu cầu lương thực thì việc duy trì và ổn định diện tích trồng LHSDĐ 2 lúa/năm ở đây là điều cần thiết. Đây cũng là lý do LHSDĐ 2 lúa/năm chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các LHSDĐ khác trong huyện.
Giống lúa được sử dụng ở Phú Xuyên khá đa dạng từ các giống lúa chín sớm, chính vụ hoặc chín muộn, tùy thuộc vào điều kiện của từng đơn vị đất đai và cơ cấu thời vụ có thể áp dụng.
- Đối với vụ xuân năm 2018: Huyện áp dụng cơ cấu giống lúa như sau:
+ Nhóm lúa thuần năng suất (Khang Dân, Thiên Ưu 8, Kim Cương 111, TBR36, Lam Sơn 8,...) chiếm 45% cơ cấu giống,
+ Nhóm lúa chất lượng cao (Bắc Thơm số 7, J02, HT1, HN6, LTH31, CNC11, Đại Dương 2, TBR225, HDT10, Nếp 97, Nếp 98, Nếp vàng 1,...) chiếm 40% cơ cấu.
+ Nhóm lúa lai (NhịƯu 838, TH3-3, TH3-5, GS9,...) chiếm 15% cơ cấu. - Đối với vụ mùa năm 2018: Huyện áp dụng cơ cấu giống lúa như sau:
+ Nhóm lúa thuần năng suất (Khang Dân, Thiên Ưu 8, Kim Cương 111, TBR336, TBR45, Lam Sơn 8, Lam Sơn 116,...) chiếm 65% cơ cấu giống,
+ Nhóm lúa chất lượng cao (Bắc Thơm số 7, Bắc Thơm kháng bạc lá, HT1, TBR225, HDT10, Nếp cái hoa vàng, Nếp 97, Nếp 87, Nếp vàng 1, LTH31, Đài Thơm, J02, DS1, VAAS16,...) chiếm 30% cơ cấu.
+ Nhóm lúa lai (TH3-3, TH3-5, GS9,...) chiếm 5% cơ cấu.
Ngoài ra, huyện còn chỉđạo gieo mạ dự phòng bằng các giống cực ngắn (HN6, PC6,...) để phục hồi diện tích ngập úng sau mưa bão.
Với việc sử dụng giống đa dạng như vậy cho thấy nhu cầu hàng hóa của thị trường đang tác động rõ tới hiện trạng sản xuất lúa ởđịa phương theo xu hướng yêu cầu chất lượng sản phẩm cao chứ không đơn giản theo yêu cầu về mặt số lượng.
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa
ĐVT: Triệu đồng
Loại đất GO IC VA MI GTNC HSĐV
(lần)
Đất phù sa không được bồi, trung
tính ít chua 86,78 41,73 45,05 44,55 0,084 1,07
Đất phù sa không được bồi, chua 90,21 43,16 47,05 46,55 0,088 1,08
Đất phù sa glây, úng nước 77,96 41,61 36,35 35,85 0,066 0,86
Đất phù sa úng nước, chua 82,75 41,50 41,25 40,75 0,076 0,98
Đất phù sa úng nước, glây 80,95 41,07 39,88 39,38 0,073 0,96
Đất phù sa mới biến đổi, glây 84,80 41,24 43,57 43,07 0,080 1,04
Tuy vậy, hiệu quả kinh tế và chi phí vật chất cũng như công lao động của loại hình này so với Bảng phân cấp mức độđánh giá hiệu quả kinh tế các LHSDĐ chỉ đạt ở mức thấp đến rất thấp. Mức thu nhập kinh tế của loại hình 2 lúa thay đổi khá rõ theo từng nhóm đất khác nhau (Bảng 3.6). Loại hình này đạt hiệu quả cao nhất trên Đất phù sa không được bồi, chua, thấp nhất trên Đất phù sa glây, úng nước.
Nhìn chung, yêu cầu chi phí vật chất sản xuất của loại hình 2 lúa/năm là không quá cao và ít khi bị thất thu hoàn toàn khi có những biến động tiêu cực vềđiều kiện thời tiết. Đây cũng là lý do mà những nông hộ ít có khả năng đầu tư về sản xuất dễ dàng chấp nhận, tuy thu nhập không cao nhưng ít rủi ro, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi của gia đình. Giá cả sản phẩm của loại hình này ít có biến động, việc tiêu thụ và bảo quản cũng dễ dàng.
b. Loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu
Loại hình sử dụng đất này có diện tích tương đối lớn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Phú Xuyên với 15 kiểu sử dụng đất. LHSDĐ này không tập trung thành vùng lớn, mà thường nằm phân bố rải rác ở những vùng đất đai có các điều kiện thuận lợi như: địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới đất từ nhẹđến trung bình, có hệ thống tưới tiêu nước chủđộng, đường xá nội đồng tốt và thuận tiện cho chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
Kết quảđánh giá về hiệu quả kinh tế và chi phí công lao động của LHSDĐ 2 lúa - 1 màu (Bảng 3.7) cho thấy hiệu quả kinh tế của loại hình này thường đạt ở mức cao đến rất cao, thay đổi tùy thuộc vào các công thức luân canh cây trồng áp dụng.
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu ĐVT: Triệu đồng Loại đất Kiểu sử dụng đất GO IC VA MI GTNC HSĐV (lần) PS không được bồi, trung tính ít chua LX - LM - Ngô đông 127,14 58,89 68,25 67,50 0,084 1,15 LX - LM - Đ. tương đông 117,36 52,48 64,88 64,13 0,083 1,22 LX - LM - Lạc đông 129,64 58,63 71,01 70,26 0,091 1,20
LX - LM - Khoai tây đông 213,88 72,96 140,92 140,17 0,168 1,92
Đất PS không được bồi, trung tính ít chua LX - LM - K. lang đông 175,00 60,45 114,56 113,81 0,142 1,88 LX - LM - Bí xanh đông 228,15 68,33 159,82 155,45 0,160 2,28 LX - LM - Bí đỏđông 176,34 62,81 113,54 112,69 0,127 1,79 LX - LM - Cà chua đông 234,32 79,95 154,37 148,88 0,149 1,86 LX - LM - D. chuột đông 234,99 87,49 147,50 142,85 0,147 1,63 LX - LM - Bắp cải đông 230,22 77,84 152,38 151,63 0,169 1,95 LX - LM - Su hào đông 217,17 76,96 140,20 139,45 0,156 1,81 LX - LM - Hành đông 209,90 69,03 140,87 139,87 0,149 2,03 LX - LM - Đậu đỗđông 167,09 58,59 108,50 103,85 0,127 1,77 LX - LM - Hoa cúc đông 920,78 425,98 494,80 449,65 0,279 1,06 LX - LM - Hoa ly đông 3.749,28 2.910,91 838,37 793,23 0,484 0,27 Đất PS không được bồi, chua LX - LM - Ngô đông 129,30 60,99 68,31 67,56 0,084 1,11 LX - LM - Đ. tương đông 120,37 54,27 66,10 65,35 0,084 1,20 LX - LM - Lạc đông 131,04 60,53 70,52 69,77 0,090 1,15
LX - LM - Khoai tây đông 213,98 74,91 139,07 138,32 0,166 1,85
LX - LM - K. lang đông 174,90 62,21 112,69 111,94 0,140 1,80 LX - LM - Bí xanh đông 235,55 70,66 164,89 160,51 0,166 2,27 LX - LM - Bí đỏđông 183,60 64,94 118,66 117,81 0,133 1,81 LX - LM - Cà chua đông 229,93 82,58 147,35 141,86 0,142 1,72 LX - LM - D. chuột đông 235,06 89,47 145,59 140,93 0,145 1,58 Lúa LX - LM - B. cải đông 230,35 79,90 150,45 149,70 0,166 1,87 LX - LM - Su hào đông 216,55 79,20 137,35 136,60 0,153 1,72 Đất PS không được bồi, chua LX - LM - Hành đông 207,17 71,26 135,91 134,91 0,144 1,89 LX - LM - Đậu đỗđông 164,21 60,70 103,51 98,86 0,121 1,63 LX - LM - Hoa cúc đông 901,93 428,45 473,48 428,34 0,266 1,00 LX - LM - Hoa ly đông 3.702,71 2.913,46 789,25 744,10 0,454 0,26
rau màu vụđông (cà chua, dưa chuột, khoai tây, bí xanh, bắp cải, su hào, hành, hoa cúc, hoa ly…), thu nhập thường cao gấp 1,2 - 2,0 lần so với các công thức khác trong nhóm, với tổng thu nhập thường đạt trên 164 triệu đồng/ha. Đặc biệt với 2 công thức Lúa xuân - Lúa mùa - Hoa cúc đông, Lúa xuân - Lúa mùa - Hoa ly đông có hiệu quả kinh tếở mức rất cao (Tổng thu nhập đạt từ 901,9 - 3.749,3 triệu đồng/ha), tuy nhiên mức đầu tư chi phí vật chất và công lao động cho 2 công thức này rất cao (Chi phí trung gian từ 426,0 - 2.913,5 triệu đồng/ha), không nhiều người đáp ứng được. Nhìn chung, nhóm các công thức luân canh này trong LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu đều có các chỉ tiêu Tổng thu nhập, Giá trị gia tăng, Thu nhập hỗn hợp, Giá trị ngày công và Hiệu suất đồng vốn thường đạt ở mức cao đến rất cao.
Ngoài ra, các công thức khác trong LHSDĐ này (2 lúa - ngô/đậu tương/lạc) cũng cho tổng thu nhập dao động từ 117,3 - 131,0 triệu đồng/ha đối với tất cả các loại đất.
LHSDĐ 2 lúa - 1 màu với nhiều kiểu sử dụng đất đa dạng như trên được xác định là phù hợp với điều kiện đất đai và đáp ứng được với yêu cầu kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên, bởi vì nó vừa đáp ứng được các yêu cầu về lương thực, thực phẩm, tăng thu nhập và vừa giải quyết được vấn đề lao động dư thừa trong các nông hộ của huyện. c. Loại hình sử dụng đất 2 màu - 1 lúa:
LHSDĐ này có diện tích không nhiều trong diện tích đất canh tác hàng năm của huyện. LHSDĐ này thường được áp dụng trên những diện tích đất có địa hình tương đối cao, điều kiện tưới khó khăn và khả năng giữ nước kém. Kết quảđánh giá ở bảng 3.8 cho thấy:
- Với 10 kiểu sử dụng đất: Bí xanh xuân - Lúa mùa - Bí xanh đông, Cà chua xuân - Lúa mùa - Cà chua đông, Dưa chuột xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông, Lúa xuân - Dưa chuột mùa - Rau đông, Lúa xuân - Đậu tương hè - Rau đông, Lúa xuân - Rau mùa - Su hào đông, Ngô xuân - Lúa mùa - Cà chua đông, Ngô xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông, Ngô xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông, Rau xuân - Lúa mùa - Rau đông, có hiệu quả kinh tế khá cao trên tất cả các loại đất. Các chỉ tiêu Tổng thu nhập (206,3 - 340,2 triệu đồng), Giá trị gia tăng (135,0 - 258,6 triệu đồng), Thu nhập hỗn hợp (134,2 - 250,6 triệu đồng), Giá trị ngày công (137,1 - 224,5 nghìn đồng), dao động ở mức cao đến rất cao. Chỉ tiêu Hiệu suất đồng vốn (1,59 - 3,28 lần) dao động ở mức trung bình đến rất cao.
ĐVT: Triệu đồng Loại đất Kiểu sử dụng đất GO IC VA MI GTNC HSĐV Đất phù sa không được bồi, trung tính ít chua
Lúa xuân - Rau mùa - Su
hào đông 315,45 91,32 224,13 223,38 0,225 2,45
Lúa xuân - D. chuột mùa -
Rau đông 324,10 103,82 220,28 215,62 0,200 2,08
Lúa xuân - Đ. tương hè - Đ.
tương đông 104,96 42,31 62,65 61,90 0,082 1,46
Lúa xuân - Đậu tương hè -
Rau đông 208,75 69,19 139,56 138,81 0,158 2,01
Ngô xuân - Lúa mùa - K.
tây đông 209,15 69,41 139,74 138,99 0,166 2,0
Ngô xuân - Lúa mùa - Cà
chua đông 229,59 76,41 153,19 147,70 0,147 1,93
Ngô xuân - Lúa mùa - D.
chuột đông 230,26 83,94 146,32 141,66 0,145 1,69
D. chuột xuân - Lúa mùa -
D. chuột đông 340,15 112,78 227,37 218,81 0,189 1,94
BX. xuân - Lúa mùa - Bí
xanh đông 325,80 74,29 251,50 243,50 0,213 3,28
C. chua xuân - Lúa mùa -
C. chua đông 338,85 97,66 241,19 230,97 0,192 2,37
Rau xuân - Lúa mùa - Rau
đông 311,21 96,35 214,85 214,10 0,213 2,22
Đất phù sa không
được bồi, chua
Lúa xuân - Rau mùa - Su
hào đông 310,31 93,62 216,70 215,95 0,217 2,31
Lúa xuân - D. chuột mùa -
Rau đông 319,77 105,59 214,19 209,53 0,194 1,98
Lúa xuân - Đ. tương hè - Đ.
tương đông 105,85 43,75 62,10 61,35 0,081 1,4
Lúa xuân - Đậu tương hè -
Rau đông 207,37 70,76 136,60 135,85 0,154 1,92
Ngô xuân - Lúa mùa - K.
tây đông 206,31 71,33 134,98 134,23 0,160 1,88
Ngô xuân - Lúa mùa - Cà
chua đông 222,26 79,00 143,26 137,77 0,137 1,74
Ngô xuân - Lúa mùa - D.
chuột đông 227,39 85,89 141,50 136,84 0,140 1,59
D. chuột xuân - Lúa mùa -
D. chuột đông 335,16 114,61 220,55 211,99 0,184 1,85
BX. xuân - Lúa mùa - Bí
xanh đông 335,46 76,83 258,64 250,63 0,219 3,26
C. chua xuân - Lúa mùa -
C. chua đông 324,93 100,74 224,19 213,97 0,178 2,12
Rau xuân - Lúa mùa - Rau
đông 307,55 98,06 209,49 208,74 0,208 2,13
- Với 01 kiểu sử dụng đất: Lúa xuân - Đậu tương hè - Đậu tương đông có hiệu quả kinh tếở mức trung bình thấp. Các chỉ tiêu Tổng thu nhập (104,9 - 105,8 triệu
đồng), Giá trị gia tăng (62,0 - 62,6 triệu đồng), Thu nhập hỗn hợp (61,3 - 61,9 triệu đồng), Giá trị ngày công (81,3 - 82,0 nghìn đồng), Hiệu suất đồng vốn (1,40 - 1,46 lần) dao động từ mức thấp đến trung bình so với Bảng phân cấp mức độđánh giá hiệu quả kinh tế các LHSDĐ.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất cần thiết phải đảm bảo thủy lợi và thâm canh phân bón cho loại hình này để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng và từng bước cải thiện được độ phì của đất thông qua quá trình thâm canh như thủy lợi, phân bón và luân canh với các cây họđậu.
d. Loại hình sử dụng đất Chuyên màu và CCNNN: * Măng tây (từ năm thứ hai)
Những năm qua, vùng đất bãi của một số xã trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã được người dân tận dụng để trồng cây măng tây. Ban đầu, chỉ là một số hộ gia đình ở xã Hồng Thái trồng với diện tích khá manh mún nhưng dần dần mô hình này ngày càng phát triển, mang lại thu nhập cao cho người trồng mỗi năm,... Cây măng tây nếu được chăm sóc tốt sẽ cho chu kỳ thu hoạch từ 6 - 8 năm. Măng tây sẽđược coi là cây chủ lực mũi nhọn trong hướng phát triển nông nghiệp bền vững của huyện. Theo chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, UBND huyện Phú Xuyên xây dựng kế hoạch mở rộng diện tích trồng măng tây giai đoạn 2019 - 2021 từ 3 ha lên thành 20 ha, tập trung ở 4 xã ven sông Hồng, gồm: Hồng Thái, Khai Thái, Minh Tân, Tri Thủy.