3.3.2.1. Về nguồn lực lao động
Trong sản xuất nông nghiệp, lao động và nhân khẩu tác động rất lớn đến tình hình sản xuất - kinh doanh của nông hộ. Các nông hộ có thể tận dụng nguồn lao động tại chỗ trong chăm sóc, quản lý, thu hoạch, từđó góp phần giảm bớt chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, về chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, số lượng lao động được qua đào tạo chưa nhiều.
3.3.2.2. Về nguồn lực đất đai
Nằm ở địa bàn trũng thấp, đất đai không bằng phẳng, có nhiều diện tích thường xuyên bị ngập úng, sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Xuyên gặp không ít khó khăn. Thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, huyện đã tập trung dồn điền đổi thửa hơn 9.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, gắn với quy hoạch lại ruộng đất, cải tạo hệ thống kênh mương thủy lợi, giao thông nội đồng; chuyển đổi hơn 2.430 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả và bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, có giá trị, hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp không chỉ gặp khó khăn về quy mô đất sản xuất, mà chất lượng đất ngày càng bị giảm, dẫn đến chất lượng nông sản không đạt hiệu quả cao, năng suất thấp. Nguyên nhân chính là do nông hộ ngày càng lạm dụng việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất. Do đó, chất lượng đất ngày càng bị bạc màu và thoái hóa đã ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
3.3.2.3. Về nguồn lực vốn
Vốn là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp duy trì và mở rộng sản xuất nông nghiệp. Đối với các nhóm hộ trên địa bàn huyện, nông hộ sử dụng nguồn vốn để tiến hành đầu tư nguồn giống, mở rộng quy mô và chăm sóc cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nguồn vay của các nông hộ trên địa bàn chủ yếu là từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), Ngân hàng Chính sách xã hội, các đại lý vật tư phân bón và từ nhiều nguồn vốn vay khác như họ hàng, bạn bè, hàng xóm,... Nguồn vay phổ biến nhất vẫn là từ các đại lý (vay vật tư, phân bón). Việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ Ngân hàng NN & PTNT và Ngân hàng Chính sách xã hội còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, người dân vay ngay tại các đại lí vật tư nông nghiệp để trực tiếp vay những loại cần thiết cho nông nghiệp. Các nguồn vốn vay được nông hộ đánh giá là có thủ tục vay tương đối nhanh gọn và đơn giản. Tuy nhiên, lượng vốn vay còn hạn chế, khiến các nông hộ chưa thật mạnh dạn đầu tư vào vào sản xuất. Nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất khác nhau về thời điểm và loại hình sản xuất - kinh doanh của hộ, thời hạn vay vốn của các ngân hàng là khác nhau. Do đó, mức trả theo từng thời điểm cũng có sự khác nhau. Bảng 3.15. Ảnh hưởng của vốn đến hiệu quả sử dụng đất Đơn vị tính: Nghìn đồng/ha Loại hình sử dụng đất VA Thiếu vốn sản xuất Đủ vốn sản xuất Chuyên lúa 39.273 42.193 2 lúa - 1 màu 171.329 191.104 2 màu - 1 lúa 172.310 178.221 Cây CNNN 195.866 201.475 Cây ăn quả 289.483 293.428 Cây hoa 752.683 791.273 Tổng hợp 263.068 282.869
Kết quả bảng 3.15 cho thấy rằng, vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất. Khi người dân ở tình trạng thiếu vốn đầu tư, họ phải đi vay vốn từ các nguồn khác nhau như ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng NN & PTNT,… thậm chí là đi vay của những hộ có điều kiện kinh tế khá hơn để phục vụ sản xuất. Và trong quá trình này, sẽ phát các các chi phí không mong muốn là tiền lãi từ các nguồn vay đó, từđó sẽảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ.
3.3.2.4 Vềứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
tạo ra cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Hiện nay lĩnh vực khoa học và công nghệ ngày càng được quan tâm hơn. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp được Phú Xuyên tập trung chỉ đạo theo hướng phát huy các lợi thế của từng xã, như: vùng sản xuất lúa, vùng trồng rau và cây màu trong đó có rau an toàn, vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng hoa, vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp phát triển trang trại... Sau dồn điền đổi thửa, đã tạo điều kiện thuận lợi đểứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào các mô hình sản xuất tập trung, như: sản xuất lúa ứng dụng biện pháp thâm canh cải tiến SRI, gieo mạ khay cấy bằng máy. Cơ bản diện tích được thu hoạch bằng máy gặt, số máy cấy hiện có 148 chiếc, 2 máy gieo mạ khay tựđộng, 35 máy gặt liên hoàn; diện tích lúa chất lượng cao là 2.565ha, chiếm 30% diện tích.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của trình độ kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế
Đơn vị tính: Nghìn đồng/ha
LUT Tham gia các lớp tập huấn Không tham gia tập huấn
GO VA GTNC GO VA GTNC 1 83.909 43.028 77,8 79.714 40.083 73,9 2 473.598 192.102 165,6 449.918 181.548 157,3 3 265.483 178.512 172,7 252.209 169.310 164,0 4 281.608 202.245 204,8 267.527 191.401 194,6 5 349.793 293.514 538,9 332.304 278.757 512,0 6 1.342.549 790.370 435,3 1.275.422 751.709 413,5 7 688.427 282.869 316,0 654.006 268.726 300,2
Ghi chú: 1: Chuyên lúa; 2: 2 lúa - màu; 3: 2 màu - 1 lúa; 4: chuyên màu và CNNN; 5: cây ăn quả; 6: Cây hoa; 7: canh tác tổng hợp.
Kết quảđánh giá cho thấy rằng, việc người dân tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về các biện pháp kỹ thuật canh tác, quy trình kỹ thuật,… và được áp dụng sẽ làm hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hộ không tham gia và áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Điều đó được thể hiện qua việc áp dụng các kiến thức thông qua các lớp tập huấn sẽ làm giảm các chi phí trung gian, bón phân cân đối hơn, sử dụng các loại thuốc BVTV đúng cách, đúng thời điểm làm năng suất cây trồng được nâng cao, chất lượng ổn định, giá trị ngày công sẽđược nâng cao.
3.3.2.5. Về trang thiết bị và phương tiện sản xuất
Việc trang bị máy móc thiết bị ở các nông hộ chưa đầy đủ, mức độ trang bị còn thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Chi phí đầu tưđể mua sắm máy móc thiết bị chưa được chú trọng do hạn chế về nguồn vốn đầu tư.