Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là những chỉ tiêu khó định lượng, do đó trong phạm vi của đề tài này tôi xin phép chỉđề cập đến một số chỉ tiêu như sau:
- Mức thu hút lao động, giải quyết việc làm của các kiểu sử dụng đất;
- Mức độ chấp nhận của người dân về đầu tư, ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tương lai của nông hộ;
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề lớn, cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Huyện Phú Xuyên có diện tích đất nông nghiệp, chiếm hơn 65% diện tích đất tự nhiên, điều này cho thấy nguồn thu nhập chính của người dân Phú Xuyên vẫn là nông nghiệp. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao, nên lao động dư thừa trong nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Do vậy, loại hình sử dụng đất thu hút nhiều lao động sẽ gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Ngoài việc giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm và được sự
chấp nhận của người dân đối với loại hình sử dụng đất là những tiêu chí phản ánh hiệu quả xã hội.
Bảng 3.13 thể hiện kết quảđiều tra các chỉ tiêu hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện được tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ.
Bảng 3.13. Hiệu quả xã hội sử dụng đất tại Phú Xuyên Đơn vị tính % LUT Mức độ thu hút lao động Mức độ chấp nhận của người dân Thị trường tiêu thụ Cao TB Thấp Cao TB Thấp Rất tốt TB Thấp 1 53,3 36,7 10,0 36,7 51,7 11,7 16,7 58,3 25,0 2 51,7 43,3 5,0 26,7 58,3 15,0 20,0 66,7 13,3 3 63,3 28,3 8,3 20,0 53,3 26,7 25,0 55,0 20,0 4 46,7 50,0 3,3 41,7 50,0 8,3 48,3 38,3 13,3 5 48,33 33,33 18,33 33,3 46,7 20,0 46,7 36,7 16,7 6 68,33 23,33 8,33 76,67 20,00 3,33 83,33 16,67 - 7 34,55 61,82 3,64 25,00 70,00 5,00 18,33 66,67 15,00 Nguồn: Số liệu điều tra
Ghi chú: 1: Chuyên lúa; 2: 2 lúa - màu; 3: 2 màu - 1 lúa; 4: chuyên màu và CNNN; 5: cây ăn quả; 6: Cây hoa; 7: canh tác tổng hợp.
Thực tế cho thấy, các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao không chỉ đòi hỏi đầu tư chi phí cao mà còn đòi hỏi cả về việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và khả năng nhạy bén với thị trường tiêu thụ của người sản xuất. Vì vậy, trong sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là ở Phú Xuyên, cây trồng chủ đạo là cây lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa và cây CNNN, việc nâng cao trình độ của người dân về sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả là rất cần thiết.
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu chúng tôi nhận thấy huyện Phú Xuyên có nhiều hộ sản xuất nông nghiệp đạt khá, thu nhập cao, như ở Bạch Hạ, Hồng Thái, Quang Lãng…, qua đó phần nào có thểđánh giá được trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, hiểu biết về thị trường của nhân dân trong huyện. Cụ thể: một số LUT vừa phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, vừa tận dụng hết mọi nguồn lực dư thừa ởđịa phương, đảm bảo an toàn lương thực và phát triển bền vững như LUT chuyên lúa, LUT lúa màu. Một số LUT vừa thu hút nhiều lao động, giá trị ngày công cao, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường như LUT lúa màu, Chuyên màu và cây CNNN, chuyên hoa…
- Loại hình sử dụng đất chuyên hoa đạt hiệu quả rất cao. Theo đánh giá của các nông hộđược điều tra thì LUT này mức thu hút lao động cao (chiếm 68,33% tổng số hộđiều tra), mức độ chấp nhận của người dân cho là cao (chiếm 76,67%), khả năng tiêu thụ sản phẩm cho là cao (chiếm 83,33%), giá trị ngày công lao động cao. Ngoài ra, LUT này còn có ưu điểm là lao động được phân bốđều quanh năm, sản phẩm đa dạng và có thị trường tiêu thụ lớn và ổn định (gần với trung tâm Thành phố Hà Nội) nên có khả năng mở rộng trong tương lai.
- Loại hình sử dụng đất: 2 lúa - 1 màu; 1 lúa - 2 màu so với LUT chuyên rau, màu thì LUT 2 lúa - 1 màu và 1 lúa - 2 màu đã thu hút được mức lao động cao (khoảng 50 - 60% số nông hộđược điều tra), tận dụng được lao động nông nhàn từ tháng 10 đến tháng 12, phù hợp với năng lực của đa số nông hộ, đảm bảo an toàn lương thực và phát triển bền vững hơn. Thị trường tiêu thụ lớn và ổn định (tiêu thụ tại chỗ và tiêu thụđến các quận nội thành của TP Hà Nội), sản phẩm sản xuất đa dạng, với các sản phẩm hàng hoá có giá trị xuất khẩu như dưa chuột, đậu tương, ngô...
- Loại hình sử dụng đất cây ăn quảđang dần phát triển mạnh ở Phú Xuyên và dần dần thu hút mạnh lao động nhờ có cơ hội tiếp cận với thị trường tiêu thụ lớn là trung tâm thành phố Hà Nội. Loại hình này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế ở mức khá cao.
- Loại hình sử dụng đất chuyên lúa có giá trị ngày công thấp, hiệu quả kinh tế mang lại ở mức trung bình, các sản phẩm tạo ra nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lương thực tại địa phương, chủ yếu cung cấp cho gia đình và phục vụ chăn nuôi.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy xuất hiện một số yếu tốảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp như:
- Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội: Trong nhóm này quan trong nhất là yếu tố thị trường. Thị trường là yếu tố có tính chất quyết định đến việc lựa chọn các LUT với cây trồng hàng hóa để sản xuất của hộ nông dân, quyết định cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng.
Các thể chế chính sách về kinh tế, đất đai, hỗ trợ vốn, kỹ thuật cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công của sản xuất nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao.
Cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tốảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Quan trọng nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi,
các trung tâm dịch vụ thương mại.
- Nhóm các yếu tố về tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT: việc tổ chức các loại hình dịch vụ cung cấp đầu vào và giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp là một chu trình khép kín và rất quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, đầu tư vật chất và nâng cao trình độ KHKT cũng là một vấn đề có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội. Đó là yếu tố quyết định sự lựa chọn của hộ nông dân cho phù hợp với năng lực sản xuất. - Nhóm các yếu tố vềđiều kiện tự nhiên: Việc bố trí cây trồng phù hợp với mỗi chất đất mỗi vùng đất để phát huy lợi thế so sánh vềđiều kiện tự nhiên của mỗi vùng là rất quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của nông sản. Mặt khác, việc bố trí phù hợp sẽ không gây ảnh hưởng lớn đối với đất đai và môi trường.