Tình hình nghiên cứu xà lách ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống rau xà lách trồng trong hệ thống thủy canh hồi lưu tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26 - 28)

Cây rau là một trong những thế mạnh của Việt Nam giúp xóa đói giảm nghèo. Để tăng sản lượng rau nhiều nhà nghiên cứu đã và đang chọn tạo ra nhiều chủng loại cho năng suất cao phẩm chất tốt có khả năng chống chịu sauu bệnh và điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.

Ở Việt Nam xà lách được trồng từ rất lâu. Nhiều vùng trồng thường xuyên như Đà Lạt với nhiều giống được nhập từ nước ngoài. Trước 1960 chủ yếu các giống xà lách trồng có xuất xứ từ nước Pháp. Những giống xà lách được sử dụng trong sản suất từ năm 1990 phổ biến là Butter Lettuce CLS 808 Lettuce Mirrina, Lettuce Mini Star, Full Heart NR65... có nguồn gốc từ Nhật và Mỹ. Từ 1998 có nhiều giống xà lách mới được nhập nội và được gieo trồng theo phương thức sản xuất rau chất lượng cao với nhiều màu sắc khác nhau như: Lolbo Rossa Romaine, Oakleaf Green...

- Một số giống đã được trồng ở các vùng khác nhau ở nước ta đã trở thành các giống địa phương như: xà lách Hải Phòng, xà lách Bắc Ninh...

Xà lách là một trong những loại rau quan trọng nhất ở các nước ôn đới. Ở những nước ôn đới xà lách được trồng trong nhà có mái che bằng kính hoặc bằng nhựa, tùy theo thời tiết, xà lách cũng được trồng ở ngoài đồng. Còn ở Việt Nam các mô hình trồng xà lách đã được đẩy mạnh và phát triển và có các nghiên cứu về sử dụng các loại phân bón cho xà lách, việc trồng xà lách bằng hình thức thủy canh đang được nghiên cứu nhiều. Có một số đề tài đã nói về việc nghiên cứu xà lách ở nước ta như:

18

Năm 2015 Trần Kiên Cường [5] đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây rau xà lách trồng bầu trong vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên” với mục đích lựa chọn được giá thể phù hợp để trồng rau xà lách trồng bầu vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có thể lựa chọn được loại giá thể tốt nhất cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau xà lách là giá thể bao gồm đất + trấu hun + phân chuồng hoai mục trộn theo tỷ lệ 4:3:3. Với loại giá thề trên đã cho số lá cao nhất đạt 9,85 lá/cây, cho đường kính tán đạt 14,89 cm/cây, cho năng suất cao nhất đạt 11,100 kg/90 bầu sau 31 ngày trồng. Sâu bệnh hại trong nhà lưới không đáng kể trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.

Năm 1999 Nguyễn Văn Duy [6] đã thực hiện đề tài so sánh “Một số giống rau xà lách có triển vọng ở Thừa Thiên Huế” nhận thấy thời gian sinh trưởng phát triển và năng suất của 7 giống xà lách được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: xà lách bẹ Pháp > xà lách quăn > xà lách Trang nông 591 > xà lách thẳng > xà lách dúm > xà lách Panarama > xà lách Huế (ĐC). Hiện có loại xà lách xoong phát triển ở dọc các khe suối (A Lưới, Nam Đông) .

Năm 2008 Trần Thị Ba và cộng sự [2] đã thực hiện đề tài “Trắc nghiệm sáu giống xà lách vụ Xuân Hè 2008” tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ với mục đích chọn ra giống xà lách tốt nhất trồng trong vụ Xuân Hè tại Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giống TN102 cho năng suất tổng (21,67 tấn/ha), năng suất thương phẩm (19,29 tấn/ha) rất cao, chiều cao cây (33,63 cm), số lá (13,5 lá/cây), kích thước lá (24,0 cm chiều dài và 13,3 cm chiều rộng), đường kính gốc thân (7,28 mm) và đường kính tán lá (31,5 cm) đều rất cao, đồng thời có tỉ lệ sâu bệnh thấp. Các giống Dún Vàng và SG 592 có năng suất tổng (20,25 - 21,25 tấn/ha), năng suất thương phẩm (17,83 - 18,62 tấn/ha) cao tương đương với TN 102, chiềucao cây cao lần lượt 32,03 cm và 31,97 cm, số lá khá nhiều (10,70 và 10,57

19

lá/cây), chiều dài lá khá cao (21,63 cm và 21,00 cm), chiều rộng lá to (11,60 và 11,77 cm), đường kính gốc thân và đường kính tán lá đều cao, và tỷ lệ sâu bệnh cũng khá thấp. Các giống TN 105, TN 123 và TN 160 đều có sự sinh trưởng và năng suất thấp. Trồng cải xà lách trong vụ Xuân Hè tại Cần Thơ có thể dùng các giống TN 102, Dún Vàng và SG 592 cho năng suất cao, sâu bệnh ít và thích hợp với điều kiện ở Cần Thơ.

Năm 2011, Cao Thị Làn và cộng sự [9] đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà lách, dưa leo, cà chua sạch trên giá thể trong nhà che phủ tại Đà Lạt”. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá thể thích hợp nhất cho việc sản xuất xà lách là hỗn hợp giá thể Than bùn và Dasa X2 theo tỷ lệ 2:1. Lượng phân bón thích hợp nhất để bón cho cây xà lách sinh trưởng tốt, năng suất cao, phẩm chất tốt là 100kg N - 100kg P2O5 - 75kg K2O cho 1 ha. Sử dụng phân hữu cơ NPK Realstrong cho năng suất và chất lượng rau xà lách cao nhất. Bón phân cho cây xà lách theo phương pháp bón thúc 2 lần vào giai đoạn 5 ngày sau trồng và 12 ngày sau trồng là thích hợp nhất. Thu hoạch xà lách sau khi bón phân ít nhất 8 ngày để đảm bảo hàm lượng nitrate trong rau thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống rau xà lách trồng trong hệ thống thủy canh hồi lưu tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)