Trong công tác chọn giống xác định sự khác nhau giữa các giống về phản ứng với sâu bệnh là rất cần thiết và quan trọng, là cơ sở cho công tác chọn giống nhằm tuyển chọn ra những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh mà vẫn cho năng suất cao.
Sâu bệnh hại là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng của cây trồng nói chung và cây rau xà lách nói riêng. Chỉ tiêu này phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, kỹ thuật chăm sóc, phân bón...và đặc biệt là tính chống chịu của từng giống.
Do thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới nên hạn chế được các loại sâu bệnh hại. Các loài sâu hại đều chưa thấy xuất hiện trong thí nghiệm.
4.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống xà lách tham gia thí nghiệm
Năng suất là chỉ tiêu cuối cùng mà người trồng trọt quan tâm mong muốn. Năng suất rau là một chỉ tiêu tổng hợp của tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng khác. Mục đích cuối cùng của việc chọn tạo giống là chọn ra giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá được hiệu quả
39
kinh tế của các giống xà lách thí nghiệm. Đồng thời, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống.
Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các quá trình sinh trưởng phát triển, các hoạt động sống diễn ra trong cây thu được trên một đơn vị diện tích hay một đơn vị cá thể. Như vậy muốn đưa năng suất lên cao phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Bảng 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống xà lách tham gia thí nghiệm
Chỉ tiêu Giống Khối lượng cây (g) Khối lượng phần ăn được (g) Khối lượng lá/cây (g) Diện tích lá (dm2/cây) Năng suất lý thuyết (kg/100m2) Năng suất thực thu (kg/100m2) Đăm 65,83d 54,45d 44,17d 20,10b 243,58d 150,00c Dún Vàng 126,53a 97,40a 74,23a 21,27a 468,17a 358,93a Xoăn Cao Sản 96,61c 77,83c 55.54c 15,56c 357,46c 223,22b Xoăn Tím 110,12b 91,76b 70,28b 19,51b 403,66b 253,57b P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD0,05 6,9 4,4 3,6 0,92 24,62 36,57 CV% 4,5 3,6 3.8 3,12 4,33 9,63
Qua số liệu bảng 4.6 cho thấy:
* Khối lượng cây
Khối lượng trung bình cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự sai khác nhau ở mức độ tin cậy 95% và biến động từ 65,83 đến 126,53 g/cây. Trong đó giống xà lách Dún Vàng có khối lượng cây lớn nhất (126,53 g/cây), tiếp đến là giống xà lách Xoăn Tím (110,12 g/cây), giống xà lách Xoăn Cao Sản (96,61 g/cây) và thấp nhất là giống xà lách Đăm (67,03 g/cây)
40
* Khối lượng phần ăn được
Các công thức trong thí nghiệm có khối lượng phần ăn được biến động từ 54,45 đến 97,40 g/cây. Ở giống xà lách Dún Vàng có khối lượng phần ăn được cao nhất trong các giống đạt 97,40 g/cây ở mức tin cậy 95%, tiếp theo là giống xà lách Xoăn Tím (91,76 g/cây), giống xà lách Xoăn Cao Sản (77,83 g/cây). Thấp nhất là giống xà lách Đăm có khối lượng phần ăn được đạt 54,45 g/cây.
* Khối lượng lá
Các công thức trong thí nghiệm có khối lượng lá/cây biến động từ 44,17 đến 74,23 g/cây. Qua xử lý thống kê cho ta thấy, giống xà lách Dún Vàng có khối lượng lá cao nhất đạt 74,23 g/cây, giống xà lách Xoăn tím có khối lượng lá đạt 70,28 g/cây, tiếp theo là giống xà lách Xoăn Cao Sản đạt 55,54 g/cây, thấp nhất là giống xà lách Đăm có khối lượng lá đạt 44,17 g/cây.
* Diện tích lá
Diện tích lá của các công thức trong thí nghiệm biến động từ 15,56 đến 21,27 dm2/cây. Giống xà lách Dún Vàng có diện tích lá cao nhất đạt 21,27 dm2/cây chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, giống xà lách Đăm có diện tích lá đạt 20,10 dm2/cây tương đương với giống xà lách Xoăn Tím đạt 19,51 dm2/cây, thấp nhất là giống xà lách Xoăn Cao Sản có diện tích lá đạt 15,56 dm2/cây.
* Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu quan trọng để xác định tiềm năng cho năng suất thực thu của cây trồng. Năng suất lý thuyết phụ thuộc vào mật độ cây/ha, số lá trên cây, khối lượng cây.
Kết quả từ bảng 4.5 qua xử lý thống kê cho thấy năng suất lý thuyết của 4 giống xà lách tham gia thí nghiệm dao động từ 243,58 đến 468,17 kg/100m2.Trong đó giống xà lách Xoăn Tím có năng suất lý thuyết là 403,66
41
kg/100m2, giống xà lách Dún Vàng có năng suất lý thuyết là 468,17 kg/100m2, giống xà lách Xoăn Cao Sản có năng suất lý thuyết là 357,46 kg/100m2 cao hơn chắc chắn giống xà lách Đăm ở mức độ tin cậy 95%. Giống xà lách Đăm có năng suất lý thuyết là 243,58 kg/100m2.
* Năng suất thực thu
Năng suất thực thu của các giống xà lách phản ánh khả năng thích ứng của giống và nó là kết quả tổng hợp của cả quá trình sinh trưởng, phát triển của giống trong điều kiện sinh thái nhất định.
Năng suất thực thu của các giống xà lách tham gia thí nghiệm dao động từ 150,00 đến 358,93 kg/100m2. Trong đó giống xà lách Dún Vàng có năng suất thực thu cao nhất đạt 358,9 kg/100 m2, tiếp đến giống xà lách Xoăn Tím có năng suất thực thu đạt 253,6 kg/100 m2 và giống xà lách Xoăn Cao Sản có năng suất thực thu đạt 223,2 kg/100 m2 cao hơn chắc chắn giống xà lách Đăm ở mức độ tin cậy 95%. Giống xà lách Đăm có năng suất thực thu thấp nhất đạt 150 kg/100 m2.
4.5. Chất lượng rau
Chất lượng rau là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Để biết được rau có an toàn hay không cần phải biết được hàm lượng các chất có trong rau.
Bảng 4.7. Chất lượng các giống xà lách trong thí nghiệm
Chỉ tiêu Giống VTM C (mg/100g) Brix (%) Hàm lượng chất khô (%) Đăm 2,19 1,8 3,13 Dún Vàng 2,97 2,0 3,74 Xoăn Cao Sản 2,52 2,0 3,97 Xoăn Tím 2,71 2,1 3,65
42
Qua bảng 4.7 cho thấy hàm lượng các chất có trong rau của các giống xà lách có sự khác nhau.
* Vitamin C
Các giống xà lách trong thí nghiệm có vitamin C biến động từ 2,19 đến 2,97 mg/100g. Trong đó, giống xà lách Đăm có hàm lượng vitamin C thấp nhất đạt 2,19 mg/100g, sau đó là giống xà lách Xoăn Cao Sản có hàm lượng vitamin C đạt 2,52mg/100g và giống xà lách Xoăn Tím đạt 2,71 mg/100g. Cao nhất là giống xà lách Dún Vàng có hàm lượng vitamin C đạt 2,97 mg/100g.
* Brix
Hàm lượng Brix có trong các giống xà lách thí nghiệm biến động từ 1,8% đến 2,1%. Trong đó, giống xà lách Xoăn Tím có hàm lượng Brix cao nhất đạt 2,1%. Giống xà lách Dún Vàng và xà lách Xoăn Cao Sản có hàm lượng Brix bằng nhau đạt 2,0%, thấp nhất là giống xà lách Đăm đạt 1,8%.
* Vật chất khô
Các giống xà lách trong thí nghiệm có hàm lượng vật chất khô tương đương nhau biến động từ 3,13 đến 3,97%. Trong đó giống xà lách Đăm có hàm lượng vật chất khô đạt 3,13%, tiếp theo là giống xà lách Xoăn Tím đạt 3,65%, giống xà lách Dún Vàng có hàm lượng vật chất khô đạt 3,74% và cao nhất là giống xà lách Xoăn Cao Sản đạt 3,97%.
4.6. Dư lượng Nitrat
Dư lượng nitrat là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm rau ăn lá. Tuy nhiên nếu hàm lượng này quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy việc đánh giá dư lượng nitrat trong rau là rất quan trọng. Để dư lượng nitrat đạt được dưới ngưỡng cho phép thì cần phải ngừng bón phân cho cây qua đất hoặc ngừng cung cấp
43
dung dịch dinh dưỡng trong hệ thống thủy canh. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả bảng 4.8
Bảng 4.8. Biến động dư lượng NO3- của các giống xà lách tham gia
thí nghiệm
Đơn vị: mg/kg
Chỉ tiêu
Giống
Trước khi điều chỉnh dinh dưỡng
Sau điều chỉnh dinh dưỡng……(ngày) 7 10 Đăm 1.300 520 167 Dún Vàng 1.200 450 100 Xoăn Cao Sản 1.500 620 153 Xoăn Tím 1.400 470 137
Ngưỡng giới hạn cho phép <1.500
* Ghi chú: Ngưỡng giới hạn cho phép của N03 theo Quyết định 04/2007/QĐ-BNN,
ngàv 19/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Qua bảng 4.8, ta có thể thấy được sự biến động hàm lượng NO3- của các giống xà lách tham gia thí nghiệm.
Trước khi điều chỉnh dinh dưỡng, hàm lượng NO3- của giống xà lách Xoăn cao sản là cao nhất (1.500 mg/kg), tiếp theo là giống xà lách Xoăn tím (1.400 mg/kg) và giống xà lách Đăm (1.300mg/kg), thấp nhất là xà lách Dún vàng (1.200mg/kg).
Sau khi điều chỉnh dinh dưỡng 7 ngày, hàm lượng NO3- giảm đáng kể. Thấp nhất là giống xà lách Dún vàng (450 mg/kg), tiếp đến là xà lách Xoăn tím (470 mg/kg), xà lách Đăm (520 mg/kg) và xà lách xoăn cao sản (620 mg/kg).
44
Sau khi điều chỉnh dinh dưỡng 10 ngày, hàm lượng NO3- của các giống xà lách tiếp tục giảm. Giống có hàm lượng NO3- cao nhất là xà lách Đăm (167 mg/kg), tiếp đến là xà lách Xoăn cao sản (153 mg/kg) và xà lách Xoăn tím (137 mg/kg). Thấp nhất là xà lách Dún vàng (100mg/kg).
Như vậy là chỉ sau 7 -10 ngày điều chỉnh dinh dưỡng là các giống xà lách có thể thu hoạch đảm bảo dư lượng NO3- dưới ngưỡng cho phép.
4.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế
Hiệu quả kinh tế là điều cuối cùng mà nhà sản xuất mong đợi. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy, người nông dân làm việc vất vả để mong sao thu được vụ mùa bội thu, bán được nhiều sản phẩm với giá cao. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế lại phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm vấn đề đầu tư thâm canh, sử dụng nhân công lao động, giá cả đầu tư đầu vào và đầu ra của sản phẩm... Một loại cây trồng có năng suất cao chưa hẳn có hiệu quả kinh tế cao.
Vì vậy hiệu quả kinh tế luôn là điều kiện hàng đầu để người nông dân xem xét có nên ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới, các giống cây trồng mới, phân bón mới...vào trong sản xuất hay không.
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của các giống xà lách tham gia thí nghiệm
Đơn vị: đồng/ha Chỉ tiêu Giống Năng suất thực thu (kg/100m2) Giá (đồng/kg) Tổng thu (đồng) Tổng chi (đồng) Lãi (đồng) Đăm 150,0 20.000 3.000.000 2.645.000 355.000 Dún Vàng 358,9 20.000 7.178.000 2.650.000 4.528.000 Xoăn Cao Sản 223,2 20.000 4.464.000 2.650.000 1.814.000 Xoăn Tím 253,6 20.000 5.072.000 2.650.000 2.422.000
45
Qua bảng 4.9 các công thức trong thí nghiệm có lãi suất khác nhau. Trong đó cao nhất là giống xà lách Dún Vàng cho hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 4.528.000 đồng .Tiếp theo là giống xà lách Xoăn dún Tím cho hiệu quả kinh tế đạt 2.422.000 đồng, giống xà lách Xoăn Cao Sản cho hiệu quả kinh tế đạt 1.814.000 đồng và thấp nhất là giống xà lách Đăm đạt 355.000 đồng.
46
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
- Các giống xà lách có khả năng sinh trưởng tốt trong hệ thống thủy canh. Trong vụ Thu Đông 2019, xà lách Dún Vàng có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, xà lách Đăm có thời gian sinh trưởng dài nhất. Các giống có đặc điểm sinh trưởng khác nhau về số lá, chiều cao cây, đường kính tán lá.
- Giống xà lách Dún Vàng có khối lượng cây cao nhất, khối lượng phần ăn được cao nhất, diện tích lá cao nhất, năng suất lý thuyết cao nhất đạt 657,8 kg/100m2, năng suất thực thu cao nhất đạt 522,5 kg/100m2. Hiệu quả kinh tế đạt 4.528.000 đồng trên diện tích 100 m2 hệ thống thủy canh hồi lưu.
- Giống xà lách Đăm có khối lượng cây thấp nhất, khối lượng phần ăn được thấp nhất, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu thấp nhất. Giống xà lách Xoăn Cao Sản có diện tích lá thấp nhất.
- Giống xà lách Dún Vàng có chất lượng cao hơn các giống khác, hàm lượng vitamin C cao hơn các giống khác đạt 2,97 mg/100g, hàm lượng Brix đạt 2%, hàm lượng vật chất khô đạt 3,74%, có dư lượng NO3- thấp nhất đạt 100 mg/kg.
5.2. Đề nghị
- Có thể lựa chọn giống xà lách Dún Vàng để sản xuất trong hệ thống thủy canh hồi lưu.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.Tài liệu trong nước
1.Trần Thị Ba (2008) “Hiệu quả của các loại giá thể, giống và dinh dưỡng trên sự sinh trưởng và năng suất của xà lách trồng thủy canh gia đình Đông Xuân 2007-2008”.
2.Trần Thị Ba và cs (2008) “Thử nghiệm sáu giống xà lách vụ Xuân Hè năm 2018” tại Trại thực nghiệm Nông Nghiệp trường Đại Học Cần Thơ. 3.Hoàng Thị Bé và cs (2009) Giáo trình Phân loại học thực vật NXB
Giáo dục
4.Tạ Thu Cúc (2005) Giáo trình kỹ thuật trồng rau NXB Hà Nội.
5.Trần Kiên Cường (2015) “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây rau xà lách trồng bầu trong vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên”
6.Nguyễn Văn Duy (1999) Khóa luận tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, Khoa Sinh học, Trường Đại Học Sư Phạm Huế.
7.Trần Ngọc Hùng và cs 2006 Kỹ thuật trồng rau sạch NXB Nông nghiệp 8.Lê Thị Khánh (2002) “Trồng rau trên đất cát bằng phương pháp lót PE ở
miền Trung, Hội thảo tập huấn và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau ở các tỉnh phía Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Nha Trang, 12 – 2002”.
9.Cao Thị Làn (2011). “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà lách, dưa leo, cà chua sạch trên giá thể trong nhà che phủ tại Đà Lạt”
10. Trần Tuấn Linh (2008) “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật thủy canh NFT trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội”.
11. Mai Văn Quyền và cộng sự 1995 Sổ tay trồng rau. NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh 100 trang.
48
12. Nguyễn Kim Thanh, Nguyễn Thận Châu (2005) “Giáo trình sinh lý học thực vật” Nxb Giáo dục Hà Nội.
13. Lưu Thị Ánh Tuyết (2012) “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại dung dich và giá thể đến sự sinh trưởng năng suất rau cải xanh xà lách trong kỹ thuật thủy canh”. Luận văn thạc sĩ ngành Khoa học Cây trồng trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”.
14. Trần Thị Thành Trâm (2011) “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát
triển và chất lượng của một số loài rau trồng bằng phương pháp thủy canh hồi lưu trong điều kiện sinh thái đô thị Đà Nẵng”.
II. Tài liệu Internet
15. https://organicfoods.vn/blogs/news/tong-hop-cac-loai-xa-lach-trong-thuy-canh 16.https://news.zing.vn/tac-dung-khong-phai-ai-cung-biet-cua-rau-xa-lach- post521942.html 17. http://mygarden.com.vn/phong-tru-sau-benh-cho-cay-xa-lach-cuon/ 18. http://camnangcaytrong.com/cay-xa-lach-cd72.html 19.http://www.dankinhte.vn/y-nghia-kinh-te-va-tinh-hinh-san-xuat-rau-o- nuoc-ta. 20.http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/chuyennganh/lists/posts/p ost.aspx?Source=/chuyennganh&Category=Tr%E1%BB%93ng+tr%E1 %BB%8Dt&ItemID=89&Mode=1. 21. FAO Stat/http://www.fao.org/faotat/en/#data/TP. 22. http://www.vaas.org.vn/thai-nguyen-xay-dung-thanh-cong-mo-hinh-san- xuat-rau-an-toan-theo-quy-trinh-vietgap-a5794.html
PHỤ LỤC 1
SƠ BỘ HẠCH TOÁN KINH TẾ
A. Phần chi: Tính cho 100 m2 giàn thủy canh
B. Phần thu STT Hạng mục đầu tư ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Giống Gói 1 20.000 20.000
2 Công lao động Công 6 100.000 600.000
3 Giá thể Cái 832 900 750.000
4 Dinh dưỡng (A và B) Lít 3 100.000 300.000
5 Khấu hao giàn, nhà che Vụ 1 900.000
6 Điện 80.000 7 Tổng chi 2.650.000 Chỉ tiêu Giống Năng suất thực thu (kg/100m2) Giá bán (đồng/kg) Thành tiền (đồng) Đăm 150,0 20.000 3.000.000 Dún Vàng 358,9 20.000 7.178.000 Xoăn Cao Sản 223,2 20.000 4.464.000 Xoăn Tím 253,6 20.000 5.072.000
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Bao bì các giống xà lách thí nghiệm
Các giống xà lách thí nghiệm sau gieo 30 ngày