* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của xà lách:
+ Thời gian từ gieo đến mọc (ngày): Là thời gian từ khi gieo đến khi 100% hạt mọc.
+ Thời gian từ gieo đến ra 2 lá thật (ngày): Là thời gian từ khi gieo đến khi 100% cây ra 2 lá thật.
+ Thời gian từ gieo đến thu hoạch (ngày): Là thời gian từ khi gieo đến khi 100% cây thu hoạch.
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng: chọn mỗi công thức 5 cây/lần nhắc lại,
định kì 5 ngày 1 lần theo dõi các chỉ tiêu:
+ Chiều cao cây (cm): được đo từ mặt đất đến lá cao nhất trên cây (đo 5 cây/1 ô) cách 5 ngày đo một lần.
+ Số lá trên cây: Đo theo phương pháp quan trắc 5 ngày đo đếm 1 lần, đánh dấu số lá đã đếm ở mỗi lần đo. Số lá được tính từ lá thật đầu tiên, đo những lá hoàn chỉnh.
+ Đường kính tán (cm): Đo theo phương pháp quan trắc 5 ngày đo đếm 1 lần, đo hai đường vuông góc cộng lại chia trung bình.
* Các chỉ tiêu về năng suất
+ Khối lượng cây (g): Cân trực tiếp sau khi thu hoạch.
+ Khối lượng lá/cây (g): Cân phần lá của cây, bỏ phần thân, rễ.
+ Diện tích lá (dm2/cây): đo lá trưởng thành ở giai đoạn thu hoạch, mỗi cây đo 1 lá.
+ Khối lượng phần ăn được/cây (g): Cân phần thân lá của cây, bỏ phần rễ. + Năng suất thực thu (kg/100 m2): cân khối lượng cây toàn bộ ô thí nghiệm rồi tính năng suất.
+ Năng suất lý thuyết (kg/100 m2):
25
(kg) x 100.
* Các chỉ tiêu chất lượng: Mỗi ô thí nghiệm chọn 1 mẫu để phân tích các
chỉ tiêu.
- Hàm lượng NO3-: Đo bằng máy đo điện tử cầm tay. - Hàm lượng Brix (%): Đo bằng máy đo điện tử cầm tay. - Hàm lượng VTM C (mg/100g): theo phương pháp Tilman.
- Hàm lượng chất khô (%): Theo phương pháp sấy khô, cân khối lượng đến khi không đổi.
Các chỉ tiêu được phân tích tại phòng thí nghiệm Sinh lý Sinh hóa- Khoa Nông Học - ĐH Nông lâm Thái Nguyên.
* Theo dõi sâu bệnh hại: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương
pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây rau: QCVN 01 - 169: 2014 /BNNPTNT.
- Sâu hại:
Phương pháp theo dõi bằng mắt thường, điều tra theo đường chéo ô, mỗi điểm một cây.
Theo dõi sâu hại trên chính trên cây xà lách: Sâu khoang, sâu xanh Mật độ sâu (con/m2 ) = Tổng số sâu đếm được
Tổng diện tích đã điều tra Mức độ sâu hại:
- Không bị hại
+ Mức độ sâu hại nhẹ: < 5 con/m2.
++ Mức độ sâu hại trung bình: 5 - 10 con/m2. +++ Mức độ sâu hại nặng: > 10 con/m2.
- Bệnh hại: Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc cuốn chiếu không lặp lại. Mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên từ 3 - 5 cây.
Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = 𝑆ố 𝑐â𝑦 𝑏ị 𝑏ê𝑛ℎ
26 Mức độ hại: - Cấp 1: < 1% cây bị bệnh. - Cấp 3: 1- 5% cây bị bệnh. - Cấp 5: > 5 - 25% cây bị bệnh. - Cấp 7: > 25 - 50% cây bị bệnh. - Cấp 9: > 50% cây bị bệnh. 3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel. - Số liệu xử lý thống kê trên chương trình SAS.
27
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hình thái một số giống xà lách thí nghiệm
Trong cùng một loại cây trồng các giống khác nhau thì có đặc điểm về hình thái, về hình dạng, màu sắc, kích thước lá khác nhau. Nghiên cứu các chỉ tiêu này giúp chúng ta có thể nhận biết được từng giống đồng thời cũng giúp chúng ta có cơ sở để lựa chọn những giống có đặc tính phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng. Nghiên cứu về hình thái của các giống cũng là một chỉ tiêu đáng quan tâm trong công tác chọn giống cây trồng.
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái một số giống xà lách thí nghiệm vụ Thu Đông 2019 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Chỉ tiêu
Giống
Hình dạng lá Màu sắc lá Độ cuốn của lá
Đăm Lá có hình tròn Xanh nhạt Lá cuốn tròn
Dún Vàng Lá có nhiều nếp
nhăn, uốn quăn Xanh vàng Không cuốn
Xoăn Cao Sản Lá có nhiều nếp
nhăn, xoăn Xanh vàng Không cuốn
Xoăn Tím Lá mềm, xoăn Đỏ tím Không cuốn
Bảng 4.1 cho thấy: đặc điểm hình thái của các giống xà lách trong thí nghiệm.
* Hình dạng lá
Các giống xà lách trong thí nghiệm hình dạng lá khác nhau. Trong đó, lá xà lách Đăm có hình tròn, xà lách Dún Vàng lá có nhiều nếp nhăn, uốn
28
quăn, xà lách Xoăn Cao Sản lá có nhiều nếp nhăn, xoăn. Xà lách Xoăn Tím có lá mềm và xoăn.
* Màu sắc lá
Các giống xà lách trong thí nghiệm có màu sắc lá khác nhau. Có hai máu sắc chính là màu xanh và màu đỏ tím. Trong đó, xà lách Đăm có lá màu xanh nhạt. Xà lách Dún vàng và xà lách Xoăn Cao Sản lá có màu xanh vàng. Xà lách Xoăn tím lá có màu đỏ tím
* Độ cuốn của lá
Các giống xà lách trong thí nghiệm có độ cuốn khác nhau. Trong đó, xà lách Đăm có lá cuốn tròn. Còn xà lách Dún Vàng, xà lách Xoăn Cao Sản và xà lách Xoăn Tím lá không cuốn.
4.2. Khả năng sinh trưởng của các giống xà lách trong hệ thống thủy canh tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
4.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống xà lách thí nghiệm
Sinh trưởng, phát triển là biểu hiện sự biến đổi về lượng và về chất của thực vật trong chu kì sống của chúng, nó là 2 quá trình luôn luôn song song và hỗ trợ nhau cùng tồn tại của thực vật. Sự sinh trưởng về kích thước hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển.
Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển của giống giúp người sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như tác động các biện pháp kĩ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Một giống được đánh giá là giống tốt phải có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, thích ứng rộng với điều kiện thời tiết và có tiềm năng cho năng suất cao.
29
Qua theo dõi các giai đoạn sinh trưởng thu được kết quả như sau:
Bảng 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống xà lách thí nghiệm
Đơn vị: ngày
Chỉ tiêu Giống
Thời gian từ gieo đến...(ngày)
Mọc mầm Ra 2 lá thật Thu hoạch
Đăm 3 13 55
Dún Vàng 6 13 48
Xoăn Cao Sản 9 17 49
Xoăn Tím 8 15 50
Qua bảng 4.2 cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống xà lách có sự khác nhau.
* Mọc mầm
Các giống xà lách trong thí nghiệm có thời gian từ gieo đến mọc của các giống biến động từ 3 đến 9 ngày. Trong đó, giống xà lách Đăm có thời gian từ gieo đến mọc mầm ngắn nhất (đạt 3 ngày).Tiếp đến đến giống xà lách Dún Vàng có thời gian từ gieo đến mọc đạt 6 ngày, giống xà lách Xoăn Tím có thời gian từ gieo đến mọc đạt 8 ngày. Giống xà lách Xoăn Cao Sản có thời gian từ gieo đến mọc dài nhất (đạt 9 ngày).
* Ra 2 lá thật
Các giống xà lách trong thí nghiệm có thời gian từ gieo đến ra 2 lá thật biến động từ 13 đến 17 ngày. Trong đó, giống xà lách Đăm và Dún Vàng có thời gian có 2 lá thật ngắn nhất (đạt 13 ngày). Tiếp đó đến giống xà lách Xoăn Tím có thời gian từ gieo đến ra 2 lá thật đạt 15 ngày. Cuối cùng là giống Xoăn Cao Sản có thời gian từ gieo đến ra 2 lá thật dài nhất (17 ngày).
* Thu hoạch
Các giống xà lách trong thí nghiệm có thời gian từ gieo đến thu hoạch biến động từ 48 - 55 ngày. Trong đó, giống xà lách Dún Vàng có thời gian từ gieo đến thu hoạch ngắn nhất (48 ngày). Tiếp đó đến giống xà lách Xoăn Cao Sản có thời gian từ gieo đến thu hoạch đạt 49 ngày, giống xà lách Xoăn Tím
30
có thời gian từ gieo đến thu hoạch đạt 50 ngày. Giống xà lách Đăm có thời gian từ gieo đến thu hoạch dài nhất (55 ngày).
4.2.2. Khả năng ra lá của các giống xà lách thí nghiệm
Lá là cơ quan sinh dưỡng có vai trò quan trọng không thể thiếu đối với cây trồng. Là cơ quan quang hợp chính của cây trồng. Sự hình thành lá có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng sau này. Nếu cây trồng có ít lá thì khả năng quang hợp của cây sẽ thấp, cây sẽ còi cọc kém phát triển, ngược lại nếu số lá trên cây quá nhiều lại tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát sinh phát triển. Lá thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra lá còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật, lá có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý của cây. Số lá trên cây do đặc tính di truyền của từng loài quyết định. Xà lách là cây ăn lá nên sự phát triển của bộ lá quyết định đến năng suất cuối cùng, động thái ra lá biểu hiện khả năng quang hợp, sinh trưởng của cây càng mạnh. Sự thay đổi về số lá của các công thức có ảnh hưởng đến khả năng quang hợp tích lũy chất khô và khả năng quang hợp của cây.
Bảng 4.3. Động thái ra lá của các giống xà lách tham gia thí nghiệm
Đơn vị: lá /cây
Chỉ tiêu Giống
Thời gian sau gieo ...(ngày)
20 25 30 35 40 45 Đăm 3,05b 4,95b 8,05a 11,85a 17,70a 22,80a Dún Vàng 3,95a 5,65a 8,40a 11,05b 14,80b 18,45b Xoăn Cao Sản 3,25b 4,35c 6,85b 9,25c 12,30c 15,15c Xoăn Tím 3,15b 4,70bc 7,25b 9,45c 12,70c 15,75c P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 4,87 3,48 3,50 1,70 2,61 4,83 LSD0,05 0,26 0,27 0,43 0,28 0,60 1,28
31
Hình 4.1. Biểu đồ động thái ra lá của các giống xà lách tham gia thí nghiệm
Qua số liệu trong bảng 4.3 cho thấy động thái ra có sự sai khác nhau giữa các giống xà lách tham gia thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95%.
Sau gieo 20 ngày các giống xà lách có số lá trên cây khác nhau ở mức độ tin cậy 95%, biến động từ 3,05 đến 3,95 lá trên cây. Trong đó, giống xà lách Dún Vàng có số lá trên cây cao nhất (3,95 lá), tiếp đến là các giống xà lách Đăm (3,05 lá), giống xà lách Xoăn Cao Sản (3,25 lá), giống xà lách Xoăn Tím (3,15 lá) tương đương nhau và ít nhất.
Sau gieo 25 ngày các giống xà lách có số lá trên cây biến động từ 4,35 đến 5,65 lá trên cây. Trong đó xà lách Dún Vàng có số lá cao nhất (5,65 lá) so với các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%, tiếp đến là xà lách Đăm (4,95 lá) và xà lách Xoăn Tím (4,70 lá) tương đương nhau. Thấp nhất là giống xà lách Xoăn Cao Sản (4,35 lá).
Sau gieo 30 ngày các giống xà lách có số lá trên cây khác nhau ở mức
0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 XLĐ XLDV XLXCS XLXT S ố lá/ cây (lá) Công thức thí nghiệm 20 NSG 25 NSG 30 NSG 35 NSG 40 NSG 45 NSG
32
độ tin cậy 95%, biến động từ 6,85 đến 8,40 lá trên cây. Trong đó, giống xà lách Dún Vàng (8,40 lá) và giống xà lách Đăm (8,05 lá) có số lá cao nhất và tương đương nhau. Thấp hơn là giống xà lách Xoăn Cao Sản (6,85 lá) và giống xà lách Xoăn Tím (7,25 lá) có số lá tương đương nhau.
Sau gieo 35 ngày số lá trên cây của các giống xà lách thí nghiệm có số lá trên cây khác nhau ở mức độ tin cậy 95%, biến động từ 9,25 đến 11,85 lá trên cây. Giống xà lách Đăm có số lá trên cây cao nhất (11,85 lá), tiếp đến là giống xà lách Dún Vàng có số lá đạt 11,05 lá. Thấp nhất là giống xà lách Xoăn Cao Sản (9,25 lá) và giống xà lách Xoăn Tím (9,45 lá) có số lá tương đương nhau.
Sau gieo 40 ngày các giống xà lách trong thí nghiệm có số lá biến động từ 12,30 đến 17,70 lá trên cây và khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Giống xà lách Đăm có số lá trên cây cao nhất (17,70 lá), tiếp đến là giống xà lách Dún Vàng có số lá trên cây đạt 14,80 lá, giống xà lách Xoăn Tím (12,70 lá) và giống xà lách Xoăn Cao Sản (12,30 lá) có số lá tương đương nhau.
Sau gieo 45 ngày các công thức trong thí nghiệm có số lá trên cây khác nhau, biến động từ 15,15 đến 22,80 lá trên cây. Trong đó giống xà lách Đăm có số lá nhiều nhất (22,80 lá) ở mức độ tin cậy 95%. Tiếp đến là giống Dún Vàng đạt 18,45 lá, giống Xoăn Cao Sản và Xoăn Tím có số lá tương đương nhau.
4.2.3. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, đồng thời nó phản ánh khả năng tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong cây. Cây sinh trưởng tốt sẽ có chiều cao thích hợp, cân đối của từng thời kỳ. Cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng khác, chiều cao cây biểu hiện sức sống, sự ra tăng tế bào. Chiều cao cây tăng nhanh chứng tỏ số lượng tế bào tăng nhanh, là cơ sở tăng năng suất sau này. Phát
33
triển chiều cao cây nhằm tạo ưu thế cho quá trình quang hợp, tích lũy chất khô, có liên quan đến khả năng ra lá và chống đổ. Chiều cao cây là một đặc tính di truyền, tuy nhiên nó cũng tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động trong quá trình sinh trưởng. Cây sinh trưởng trong điều kiện đủ nước và dinh dưỡng, chiều cao cây tăng lên dẫn đến các yếu tố khác tăng theo và sẽ đạt năng suất cao hơn, phẩm chất tốt.
Năng suất xà lách chỉ cao khi cả chỉ tiêu số lá và chiều cao cây đều cao một cách hài hoà hợp lý. Nếu lá nhỏ bé thì xà lách sẽ lắm xơ hàm lượng dinh dưỡng trong rau xà lách thấp, chất lượng rau giảm. Chiều cao cây xà lách có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến năng suất. Chiều cao cây càng ngắn số lá trên cây càng nhiều. Nhưng ngược lại chiều cao cây càng dài thì mắt đốt càng thưa, số lá trên cây càng ít, năng suất sẽ thấp. Nếu chiều cao cây xà lách quá cao cây sẽ bị ra ngồng.
Qua theo dõi cho thấy chiều cao cây xà lách tăng trưởng như sau:
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống xà lách tham gia thí nghiệm
Đơn vị: cm/cây
Chỉ tiêu Giống
Thời gian sau gieo...(ngày)
20 25 30 35 40 45 Đăm 0,65b 1,05b 1,38c 1,90c 2,98d 5,10b Dún Vàng 0,83a 1,35a 2,63a 4,48a 10,13a 19,03a Xoăn Cao Sản 0,68b 1,03b 1,70b 2,95b 8,00c 18,38a Xoăn Tím 0,78ab 1,18b 2,50a 4,10a 8,95b 18,38a P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 12,54 9,17 7,80 10,90 6,98 5,06 LSD0.05 0,15 0,17 0,26 0,59 0,84 1,16
34
Hình 4.2. Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm
Qua số liệu trong bảng 4.4 cho thấy
Sau gieo 20 ngày chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%, biến động từ 0,65 đến 0,83 cm. Trong đó giống xà lách Dún Vàng có chiều cao cây cao nhất (0,83 cm). Tiếp đến là giống xà lách Xoăn Tím (0,78 cm). Thấp nhất là giống xà lách Xoăn Cao Sản (0,68 cm) và giống xà lách Đăm (0,65 cm) có chiều cao cây tương đương nhau.
Sau gieo 25 ngày chiều cao cây của các giống xà lách thí nghiệm có sự khác nhau biến động từ 1,3 đến 1,35 cm và sai khác ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó giống xà lách Dún Vàng có chiều cao cây cao nhất (1,35 cm). Tiếp đến là giống xà lách Xoăn Tím (1,18 cm), giống xà lách Đăm (1,05 cm),