Tình hình nghiên cứu về trồng rau bằng phương pháp thủy canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống rau xà lách trồng trong hệ thống thủy canh hồi lưu tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 28 - 31)

Năm 2011, Trần Thị Thành Trâm [14] đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của một số loài rau trồng bằng phương pháp thủy canh hồi lưu trong điều kiện sinh thái đô thị Đà Nẵng”. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

-Các loại rau trồng bằng kỹ thuật thủy canh hồi lưu sinh trưởng và phát triển tốt, cây khỏe được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh và diện tích lá cao (tại thời điểm thu hoạch, chiều cao của rau cải xanh, cải ngọt, xà lách, rau muống và dưa leo lần lượt là 41,48 cm, 31,48 cm, 29,14 cm, 40,6 cm và 213 cm; diện tích lá của cải xanh, cải ngọt, xà lách và dưa leo lần lượt

20

là 14,56 dm2, 12,49 dm2, 8,16 dm2 và 4,12 m2).

- Trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh hồi lưu cho năng suất cao, năng suất thực thu của rau cải xanh 4,22 kg/m2, cải ngọt 5,30 kg/m2, xà lách 2,72 kg/m2, rau muống 4,67 kg/m2 và dưa leo là 5,35 kg/m2. Sản phẩm rau thu được có chất lượng tốt và đảm bảo độ an toàn cao.

- Chất lượng các loại rau tốt được thể hiện qua hàm lượng chất khô, đường khử và vitamin c cao (hàm lượng chất khô của cải xanh, cải ngọt, xà lách, rau muống và dưa leo lần lượt là 9,2%, 8,4%, 5,7%, 8,9% và 4,71%; Hàm lượng đường khử lần lượt là 1,18%, 0,82%, 0,86%, 0,55% và 2,24%; Hàm lượng vitamin C lần lượt là 1,64 mg/100g, 1,55 mg/100g, 2,78 mg/100g, 2,95 mg/100g và 38,1 mg/100g). Dư lượng Nitrat và hàm lượng kim loại nặng (Cu, Zn) trong rau nằm trong giới hạn cho phép (thấp hơn ngưỡng cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ 2 - 5 lần đối với rau ăn lá và 30 - 40 lần so với dưa leo).

- Để lắp đặt một hệ thống thủy canh hồi lưu cho một hộ gia đình (khoảng 3-4 người) với giá thành 3.497.000 đồng, chi phí vận hành khoảng 216.000 - 254.000 đồng/tháng là không cao so với điều kiện kinh tế của đô thị; trong khi đó chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo sức khỏe... đây là giải pháp khả thi đối với nền nông nghiệp trong đô thị hóa và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Năm 2008, Trần Thị Ba và cộng sự [1] đã thực hiện đề tài: “Hiệu quả của các loại giá thể, giống và dinh dưỡng trên sự sinh trưởng và năng suất của xà lách trồng thủy canh gia đình đông xuân 2007-2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Về giá thể: giá thể xơ dừa+trấu tỉ lệ 1:1 trồng xà lách thích hợp nhất, trọng lượng thân lá 6,74 g/cây và khối lượng rễ 1,83 g/rễ. Ngược lại giá thể trấu thì không thích hợp.

21

sinh trưởng tốt và phẩm chất ngon (độ Brix: 3,06%, hàm lượng chất khô: 6,12%), phù hợp với trồng thủy canh gia đình. Xà lách TN 105 cho kết quả kém nhất với khối lượng thân lá là 5,0 g/cây.

- Về dinh dưỡng thủy canh: Dinh dưỡng C và A là tốt nhất, trọng lượng thân lá cao (9,50; 9,14 g/cây, tương ứng) và khối lượng rễ lớn (2,91; 2,84 g/rễ, tương ứng). Dinh dưỡng MU cho sự sinh trưởng và năng suất là kém nhất.

22

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống rau xà lách trồng trong hệ thống thủy canh hồi lưu tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 28 - 31)