Công tác quản lý, bảo vệ rừng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 28 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Công tác quản lý, bảo vệ rừng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất)

Thời gian qua tại vùng miền núi trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ rừng và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Các địa phương tại vùng miền núi Đồng Xuân đã xây dựng Quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bên nhận khoán bảo vệ rừng, thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, phát hiện ngăn chặn các vụ phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp nên đã hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, hạn chế tình trạng khai thác rừng trái phép và cháy rừng. Tuy nhiên do diện tích rừng quản lý quá lớn, địa bàn rộng, phần lớn ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn; phương tiện đi lại, làm việc còn thiếu thốn, hạn chế, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách quá ít người,… nên tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái phép và cháy rừng vẫn còn diễn biến phức tạp, diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm còn lớn nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bảo vệ rừng tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh thuộc vùng miền núi nói riêng và trên địa bàn huyện Đồng Xuân nói chung (Theo số liệu Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR giai đoạn 2011-2019 trên địa bàn huyện của UBND huyện Đồng Xuân năm 2019).

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu trên, đòi hỏi tất yếu phải có những giải pháp hiệu quả để quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên. Khi rừng được quản lý, bảo vệ tốt thì chất lượng rừng tăng lên tương ứng với diện tích rừng và quan trọng là phát huy tối đa vai trò, tác dụng của rừng, bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước, hạn chế lũ lụt, đảm bảo cân bằng sinh thái môi trường; đồng thời nâng cao giá trị của rừng về mặt kinh tế - xã hội, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, sản xuất của

người dân tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh nói riêng và tại vùng miền núi của huyện Đồng Xuân nói chung.

Từ những lý do nêu trên mà Đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề tồn tại cụ thể như sau:

- Tình trạng phá rừng để làm rẫy tại vùng miền núi của huyện Đồng Xuân. - Tình trạng phá rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) để lấy đất trồng sắn và trồng rừng nguyên liệu giấy: Từ nhu cầu cao về nguyên liệu dăm gỗ để sản xuất bột giấy, ván gỗ nguyên liệu để sản xuất gỗ ván ép, ván ghép thanh của các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lâm sản xuất khẩu, cơ sở sản xuất hàng mộc gia dụng; những năm qua, phong trào trồng rừng trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói chung và huyện Đồng Xuân nói riêng phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu trên. Nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định, lâu dài và đã đầu tư kinh phí trồng rừng sản xuất cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ xuất khẩu, một số gỗ đạt quy cách thì cung cấp cho các cơ sở sản xuất gỗ ván ép, … Bên cạnh mặt tích cực là đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người trồng rừng, giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn, miền núi thì cũng nảy sinh vấn đề khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Bởi vì để có đất trồng rừng, nhiều người đã bất chấp pháp luật lén lút phá rừng tự nhiên, lấn chiếm đất lâm nghiệp (trong đó có diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn) để lấy đất trồng rừng, dẫn đến tình trạng tranh chấp đất lâm nghiệp, lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại vùng miền núi Đồng Xuân.

- Tình trạng khai thác gỗ trái phép còn xảy ra phức tạp, nhất là những khu rừng còn nhiều loại gỗ quý, hiếm…

- Khó khăn, bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại vùng miền núi Đồng Xuân.

- Thiếu các cơ chế, chính sách của Nhà nước để đơn vị chủ rừng (chủ rừng là UBND các xã) chủ động tháo gỡ khó khăn, tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ rừng.

Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng tại vùng miền núi của huyện Đồng Xuân từ trước đến nay luôn là một vấn đề khó khăn, phức tạp. Yêu cầu nhiệm vụ đặt ra là phải quản lý, bảo vệ và phát triển rừng một cách hiệu quả và bền vững vừa có tính cấp bách, vừa lâu dài. Tính cấp bách thể hiện trong những quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng, giữ gìn và bảo tồn được nguồn tài nguyên rừng

quý giá. Đồng thời, về lâu dài là làm cho rừng được bảo tồn và phát triển bền vững, phát huy những giá trị to lớn của rừng đối với môi trường, kinh tế, xã hội, đời sống sản xuất của nhân dân.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)