Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 87 - 90)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.3. Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép

Khai thác nguồn lâm sản đang là tình trạng đáng lo ngại hiện nay đối với tài nguyên rừng huyện Đồng Xuân nói chung và tại vùng miền núi của huyện Đồng Xuân nói riêng. Đây là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến rừng suy thoái một cách

nghiêm trọng làm cho sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên, sự phong phú về các loài sinh vật, độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm sút gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật và cây trồng. Khai thác rừng là hành động do chính con người tạo ra là phần lớn, vì rất nhiều mục đích khác nhau mà con người đã sử dụng dưới nhiều hình thức để tác động và tàn phá tài nguyên rừng. Với các mục đích khác nhau cho nên hoạt động khai thác nguồn lâm sản ở đây được chia thành 2 hoạt động: Khai thác gỗ và khai thác củi.

a. Khai thác gỗ

Giá trị kinh tế từ gỗ ngày một tăng cao, trong khi đời sống kinh tế của một bộ phận người dân sống tại khu vực là rất khó khăn, vì vậy mặc dù biết là vi phạm pháp luật nhưng người dân vẫn làm, nhiều trường hợp khai thác trộm đã bị lực lượng chức năng bắt và xử lý. Theo số liệu của Hạt kiểm huyện Đồng Xuân từ năm 2016 đến 2019 đã phát hiện lập biên bản xử lý là 87 vụ khai thác rừng trái phép, làm thiệt hại 8,947m3

(Theo số liệu của Hạt Kiểm lâm Đồng Xuân năm 2016, 2017, 2018 và năm 2019). Những con số đó chỉ là số liệu các vụ vi phạm bị kiểm tra phát hiện, còn số thực tế về tổng lượng gỗ, tổng số cây gỗ non, tổng số vụ khai thác gỗ trái phép hàng năm còn cao hơn nhiều, lý giải cho vấn đề này, đó là một số người dân sống gần khu vực rừng tại vùng miền núi của huyện Đồng Xuân do áp lực về kinh tế (có 57 % số hộ nghèo, hộ cận nghèo), hoặc tận dụng thời gian nông nhàn khai thác gỗ trộm bán để tăng thu nhập. Bên cạnh đó, qua khảo sát tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh đại diện cho vùng miền núi của huyện Đồng Xuân, thống kê có 17 xưởng chế biến gỗ; các xưởng chế biến này chủ yếu thu mua từ các người dân.

Hình 3.6. Đ/c Đặng Ngọc Anh - Bí Thư Huyện ủy Đồng Xuân cùng các ngành chức năng

Qua khảo sát tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh về nhu cầu sử dụng gỗ trong năm (chỉ thống kê về nhu cầu sử dụng tại chỗ, với mục đích tiêu thụ tại nông hộ). Kết quả được tổng hợp Bảng 3.16, cụ thể:

Bảng 3.16. Nhu cầu sử dụng gỗ cho nông hộ

Đơn vị Phú Mỡ Xuân Quang 1 Xuân Lãnh Tổng cộng

Số hộ (hộ) 837 1.469 2.690 4.996 hộ

% số hộ có nhu

cầu sử dụng 100 97 95 97,33 %

Qua Bảng 3.16 cho thấy: Hiện nay có 97,33 % tổng số hộ của 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh thuộc vùng miền núi của huyện Đồng Xuân vẫn phụ thuộc vào rừng cho nhu cầu sử dụng gỗ, củi và các nguồn tài nguyên của rừng để phục vụ cho gia đình. Thực tế, hoạt động sinh kế của người dân khu vực này chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi. Do đó, để tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu làm chuồng trại, làm hàng rào để ngăn chặn gia súc phá hoa màu và một số đồ vật dụng trong gia đình nên đã khai thác nguồn tài nguyên nhỏ lẻ trong hệ sinh thái rừng là phổ biến ở khu vực này.

Tuy nhiên, những hoạt động khai thác gỗ mang tính nhỏ lẻ, manh mún, không ồ ạt, nhưng nếu được lập đi, lập lại trong một thời gian dài thì nguồn tài nguyên rừng sẽ bị cạn kiệt dần.

Hình 3.7. Kiểm tra diện tích rừng trồng bị khai thác trái phép và Gỗ khai thác trái phép bị thu giữ

b. Khai thác củi

Đối với các loại gỗ ngoài giá trị xây dựng công trình, xây dựng nhà ở, phục vụ kinh doanh xuất khẩu thì những loại thực vật kém giá trị khác lại được con người khai thác với mục đích là làm củi đốt. Hiện nay, còn một số bộ phận không nhỏ người dân sống tại khu vực vẫn sử dụng củi làm nguyên liệu đun nấu và họ đều lấy từ rừng. Nhiều hộ gia đình không chỉ lấy củi để sử dụng tại chỗ mà còn lợi dụng khai thác đem đi bán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)