ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Hiện trạng rừng của 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh đại diện cho vùng miền núi huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh đại diện cho vùng miền núi huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Các hệ thống chính sách, pháp luật, văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại vùng miền núi của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, trong đó tập trung nghiên cứu tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh đại diện cho vùng miền núi huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên lớn và là nơi sinh sống phần lớn của người đồng bào dân tộc thiểu số.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đồng Xuân.

2) Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn vùng miền núi huyện Đồng Xuân.

3) Nguyên nhân chủ yếu đe dọa đến tài nguyên rừng tại vùng miền núi huyện Đồng Xuân.

4) Phân tích SWOT đối với công tác quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu. 5) Đề xuất những định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản lý nhà nước về bảo rừng trên địa bàn vùng miền núi huyện Đồng Xuân.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp được thực hiện tại các phòng, ban chức năng và UBND các xã miền núi huyện Đồng Xuân; UBND huyện Đồng Xuân, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đồng Xuân; Trạm Thủy văn Hà Bằng; Trạm Thủy văn Xuân Quang; Trạm

Thủy văn Đa Lộc; Chi cục Thống kê huyện; Hạt Kiểm lâm huyện và thông tin từ sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

Số liệu thu thập bao gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực; diện tích đất đai; thực trạng và diễn biến tài nguyên rừng qua các năm.

2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

* Phỏng vấn hộ gia đình

Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh đại diện cho vùng miền núi của huyện Đồng Xuân, mỗi xã phỏng vấn 30 hộ.

Phương pháp chọn mẫu điều tra theo hướng ngẫu nhiên có định hướng. Các mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên trong danh sách thống kê các hộ có rừng của các xã trong điểm nghiên cứu. Chỉ tiêu điều tra gồm có: Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp (loại đất rừng, diện tích được giao, cây trồng trên đất...). Các hoạt động sử dụng nguồn tài nguyên rừng (thu lượm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ...), thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ rừng...

* Phỏng vấn người chủ chốt

Phỏng vấn 09 cán bộ phụ trách lâm nghiệp tại 03 xã Xuân Quang 1, Xuân Lãnh, Phú Mỡ và 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực quản lý đất lâm nghiệp của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, 01 lãnh đạo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện; 05 cán bộ kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm huyện và một số đơn vị chủ rừng (gồm: phỏng vấn 05 nhân viên quản lý bảo vệ rừng của BQL rừng phòng hộ Đồng Xuân, 03 nhân viên quản lý bảo vệ rừng và 02 cán bộ kỹ thuật của công ty TNHH Bình Nam; 03 cán bộ kỹ thuật của công ty Trường thành OJI, 01 cán bộ kỹ thuật của công ty TNHH Bảo Châu và 01 nhân viên quản lý bảo vệ rừng của công ty TNHH Trang Lâm). Nội dung gồm: Tình hình quản lý, phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn, hiện trạng tài nguyên rừng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất), những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT

Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý rừng hiện có. Kết quả phân tích ma trận SWOT sẽ là căn cứ quan trọng để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bền vững.

Tiến hành thảo luận nhóm 05 người, là những người am hiểu và trực tiếp liên quan đến công tác quản lý rừng, gồm: Cán bộ kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã,

hộ dân tiêu biểu, Trưởng thôn, những người có kinh nghiệm chăm sóc và bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu

Các số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và phân tích dựa trên các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu.

Các thông tin và số liệu thu thập từ việc phỏng vấn những người nòng cốt được chọn lọc, kiểm tra chéo, xử lý và phân tích nhằm phục vụ cho việc phân tích và giải thích các sự kiện, kết quả nghiên cứu. Việc xử lý và thể hiện các dữ liệu này nặng về hướng định tính.

Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn những người nòng cốt/liên quan, hộ gia đình sẽ được phân loại và xử lý theo hình thức thống kê mô tả dưới sự hổ trợ của phần mềm Excel.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN PHÚ YÊN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Đồng Xuân nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Yên ở vị trí chuyển tiếp giữa hai vùng núi cao Tây Nguyên và ven biển Nam Trung Bộ. Cửa ngõ phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp huyện Sơn Hòa, phía Đông giáp Thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai.

Tổng diện tích tự nhiên là 103.330,93 ha. Có một thị trấn và 10 xã gồm: Thị trấn La Hai và 10 xã gồm Phú Mỡ, Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Đa Lộc, Xuân Phước, Xuân Long, Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc và Xuân Lãnh; với 47 thôn và khu phố (năm 2019 đã xác nhập từ 48 xuống còn 47 thôn và khu phố). Hệ thống giao thông ở huyện Đồng Xuân khá hoàn thiện và thuận lợi, trên địa bàn Huyện có tuyến đường quốc lộ 19C, các tuyến đường tỉnh lộ: 641, 642, 644 và 647. Ngoài ra, còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua và các tuyến đường nội Huyện, đường liên xã, thôn. Hệ thống giao thông đã và đang được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đã áp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong Huyện.

* Vị trí địa lý:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định. + Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai. + Phía Nam giáp huyện Sơn Hòa.

+ Phía Đông giáp thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An. * Tọa độ địa lý:

Hình 3.1. Vị trí địa lý của huyện Đồng Xuân

3.1.1.2. Địa hình

Diện tích tự nhiên của Huyện trải rộng trên một địa hình phức tạp, nhiều đồi núi cao kéo dài từ phía Tây - Nam và phía Tây - Bắc là những đồi núi trung bình thấp tiếp giáp nhau tạo thành một vòng cung bao bọc xung quanh phía Đông Bắc của Huyện. Ở giữa và phía Đông là những đồi núi thấp xen kẽ nhau chia cắt huyện Đồng Xuân thành từng mảng rất khó khăn cho việc đi lại của người dân trong vùng nhất là công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Địa hình đa dạng gồm 3 kiểu chính: Kiểu địa hình núi cao: Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên toàn Huyện phân bố phía Tây, Tây Nam và Đông Bắc thuộc các xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1, Đa Lộc, Xuân Lãnh. Có một số đỉnh núi cao như: Chư Nhơn 1.318 m, Chư Trai 1.238 m, Rung Giai 1.108 m.

Kiểu địa hình đồi núi thấp: Là vùng địa hình chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống thung lũng, đồng bằng độ cao trung bình từ 300 đến 1.000 m, địa hình lượn sóng bị chia cắt nhẹ.

Kiểu địa hình đồng bằng và thung lũng nhỏ hẹp: Tập trung chủ yếu ở thị trấn La Hai, Xuân Quang 1, Xuân Phước,… dạng địa hình này được hình thành qua quá trình bồi lắng, tích tụ từ các sông, suối.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu huyện Đồng Xuân có 02 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, với những đặc trưng chính như sau:

- Chế độ nhiệt: Liên quan đến vĩ độ thấp của vùng nhiệt độ cao đều và hầu như không chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là khoảng 26,30oC, trung bình tháng lạnh nhất không dưới 220oC. Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và lạnh nhất cũng chỉ khoảng 6-70oC. Số giờ nắng trung bình là khoảng 196 giờ/tháng. Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn, trung bình từ 155-165 kcal/cm2/năm. Tổng tích ôn trên 90.000oC, nắng nhiều, bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ít chịu ảnh hưởng của bão là những thuận lợi cơ bản để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đối với nhóm cây hàng năm.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm biến động từ 1.500-2.000 mm tùy theo vùng mà chia thành 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô, mùa mưa ngắn (khoảng 4-5 tháng, từ tháng 9-12) nhưng chiếm 70-80% lượng mưa cả năm. Do mưa rất lớn vào giai đoạn từ tháng 9-11 (khoảng 200-470 mm/tháng), trong khi hạ lưu các con sông nhỏ hẹp, thoát nước chậm nên lượng nước đổ về mạnh gây lũ quét, xói mòn và rửa trôi đất ở vùng có địa hình cao và dốc, mặt khác làm mực nước sông suối dâng nhanh, gây tình trạng ngập úng cục bộ ở các khu vực trũng ven sông.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình nhiều năm biến động từ 80-85%, vùng núi cao từ 85-90% và tăng dần theo độ cao, vùng núi thấp từ 83-85%, vùng núi cao từ 85-90%. Ẩm độ thấp nhất tuyệt đối khoảng 35% vào tháng 4, tháng 5 khi có gió Tây nam khô nóng xuất hiện.

Đánh giá tổng quát chế độ ẩm huyện Đồng Xuân qua hệ số K (là tỷ số giữa lượng mưa và lượng bốc hơi cùng thời gian). Giá trị bình quân năm của K là 135%, chế độ ẩm các tháng trong năm chênh lệch khá lớn (tháng 10 và 11: K = 750-800%; trong khi tháng 2 và 3: K = 16-25%).

Do đặc điểm vị trí địa lý và địa hình chi phối, khí hậu thời tiết huyện Đồng Xuân chia làm 2 vùng:

+ Vùng 1: Là vùng phân bố phía Tây, Tây bắc của huyện Đồng Xuân. Đặc điểm địa hình núi cao, nằm tiếp giáp với khu vực Tây Nuyên nên chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên.

Lượng mưa trung bình năm khá lớn: 1.700 đến 2.000 mm, mưa thường đến sớm và kết thúc muộn, thời gian mưa kéo dài hơn vùng đồng bằng khoảng 02 tháng. Ở những vùng có độ cao trên 1.000 m, lượng mưa trong tháng 11 và 12 lên đến 500- 600 mm.

Nhiệt độ trung bình năm dưới 250oC, vùng núi cao dưới 230oC, nhiệt độ cao nhất không đến 350oC. Tổng tích ôn dưới 91000oC, vùng núi cao dưới 84000o

C, ít chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.

Ẩm độ tương đối trung bình năm khoảng 83-85%. Lượng bốc hơi khả năng 1200 mm, lượng bốc hơi thực tế 950 mm/năm.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của vùng thích hợp với phát triển nông nghiệp, rất thích hợp cho phát triển các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, thuận lợi xây dựng các hồ đập cung cấp nước tưới cho vùng hạ lưu. Mặt khác, với điều kiện khí hậu của vùng lại gây khó khăn cho việc xây dựng hệ thống giao thông và phát triển cơ sở hạ tầng.

+ Vùng 2: Là vùng phân bố ở các khu vực trung tâm và các khu vực phía Đông nam của huyện.

Lượng mưa trung bình năm thấp: 1.460 mm, trong đó thung lũng Xuân Phước có lượng mưa khoảng 1.330 mm. Thời gian mưa khoảng 4 đến 5 tháng, vùng tiếp giáp với núi cao thời gian mưa có thể sớm hơn 01 tháng.

Độ ẩm không khí trung bình từ 82 đến 84%.

Lượng bốc hơi khả năng khá cao, khoảng 1.500 mm, lượng bốc hơi thực tế khoảng 900 mm.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25,50oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp không dưới 220oC, nhiệt độ thấp nhất dưới 140oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất không dưới 280oC, nhiệt độ tối cao 410o

C. Tổng tích ôn khoảng 9.3100oC.

Nhiệt độ cao kết hợp với khí hậu khô nóng về mùa khô gây tình trạng hạn đất và hạn không khí là điều khiện khó khăn cho quá trình sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

3.1.1.4. Thủy văn

Trên toàn huyện có 3 trạm thủy văn (trạm thủy văn Hà Bằng - tại TT. La Hai, trạm thủy văn Đa Lộc - tại xã Đa Lộc và trạm thủy văn Xuân Quang - tại xã Xuân Quang 1). Do địa hình chia cắt và đa dạng nhưng mạng lưới trạm thủy văn thưa thớt, chưa cảnh báo, dự báo lũ lụt cũng như nguy cơ ngập lụt vùng hạ lưu.

Hình 3.2. Hệ thống thủy văn trên địa bàn huyện Đồng Xuân

Có hệ thống sông chính là hệ thống sông Kỳ Lộ, có 2 nhánh phụ lưu lớn là nhánh sông Trà Bương và nhánh Sông Cô. Ngoài ra, còn một suối nhỏ khác như: Suối Đập, suối Tre, suối Cà Tơn và suối La Hiên.

Hệ thống sông Kỳ Lộ bắt nguồn từ tỉnh Gia Lai, ở độ cao trên 1.000 m, chảy qua các xã Phú Mỡ, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam, qua huyện Tuy An rồi đổ ra biển. Diện tích lưu vực là 1.950 km2, chiều dài sông là 105 km. Hướng chảy chính của sông là hướng Tây bắc - Đông Nam.

Đặc điểm chính của sông là bắt nguồn từ dãy núi cao nên sông có độ dốc lớn, khả năng tập trung nước nhanh về mùa mưa, dễ gây ngập úng.

Trạm thủy văn Đa Lộc Trạm thủy văn Xuân Quang Trạm thủy văn Hà Bằng

Bảng 3.1. Một số đặc trưng chính của sông ngòi huyện Đồng Xuân

Hệ thống sông Chỉ tiêu đặc trưng

Sông chính Sông nhánh Độ cao nguồn (m) Diện tích lưu vực F(km2) Chiều dài sông L(km) Độ rộng BQ lưu vực b(km) Hệ số uốn khúc Độ dốc sông (Km) Mật độ sông D (km/Km2) Sông Kỳ Lộ 1.000 1.950 105 18,6 1,5 5,8 0,6 Trà Bương 470 270 35 7,7 2,2 15,0 0,5 Sông Cô 530 348 36 9,7 1,2 11,0 0,8

Nguồn: Trạm Thủy văn Hà Bằng, Xuân Quang và Đa Lộc

Nhìn chung, hệ thống sông suối của huyện Đồng Xuân tương đối dày, nhưng phân bố không đều. Vùng núi cao mật độ lưới sông dày vùng đồng bằng. Do đặc điểm địa hình chia cắt nên sông ngòi thường ngắn và dốc, lưu lượng nước giữa mùa khô và mùa mưa chênh lệch rất lớn. Mùa mưa tốc độ dòng chảy bề mặt lớn và thường gây lũ lụt vào những tháng trong mùa mưa. Mùa khô lưu lượng nước các sông thấp, nhiều suối bị khô cạn, gây hạn hán trong những tháng mùa khô.

- Nước mặt và dòng chảy lũ:

Mùa lũ trong vùng thường kéo dài 3 tháng, bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11. Theo tài liệu quan trắc, lũ sớm thường xuất hiện vào tháng 8 đến tháng 9, thời kỳ này là thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa cạn sang mùa lũ của lưu vực, mặt đệm lúc này đang bị khô nên có tính háo nước lớn, khi có mưa lưu vực bị mất nhiều nước do thấm nên lũ ở thời kỳ này thường nhỏ, có dạng đỉnh nhọn.

Hình 3.3. Hệ thống sông ngoài của huyện Đồng Xuân

Lũ chính mùa thường xuất hiện vào các tháng 10, tháng 11, vào thời kỳ này do sự xuất hiện liên tục của các hình thái gây mưa lớn như bão, áp thấp nhiệt đới và dải hội tụ gây ra những trận mưa lớn liên tiếp. Thời gian này, mặt đệm trên lưu vực được bão hòa nên khi nước mưa rơi xuống nhanh chóng tập trung vào sông, suối và dòng chảy có trị số lớn nhất cả về lưu lượng đỉnh lũ, cường suất và tổng lượng lũ.

Lũ muộn thường xuất hiện vào trung tuần tháng 11 đến cuối tháng 12, thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)