Đặc điểm tài nguyên rừng tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 58 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.4. Đặc điểm tài nguyên rừng tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh đạ

đại diện cho vùng miền núi huyện Đồng Xuân

Tại 03 xã đại diện cho vùng miền núi của huyện Đồng Xuân có kiểu trạng thái về tài nguyên rừng tương đối giống nhau, cụ thể là:

* Rừng tự nhiên

Tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh đại diện cho vùng miền núi huyện Đồng Xuân có kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới, có nhiều dãy núi nối tiếp nhau rất đa dạng, phong phú và có giá trị cao về bảo tồn, lâm đặc sản và phòng hộ; rừng có cấu trúc từ 3 đến 5 tầng.

- Hệ thực vật trong Lâm phần được hình thành bởi sự hội tụ của các luồng thực vật chính như:

+ Luồng thực vật India - Mianma: đại diện bởi các loài cây thuộc họ Bàng (Combretaceae) như Choại (Terminalia bellirica), họ Tử vi (Lythraceae) như Bằng lăng ổi (Lagestroemia tomentosa)...

+ Luồng thực vật thuộc khu hệ Malaysia - Indonesia: đại diện là các loài thuộc các họ: Dầu (Dipterocarpaceae) như: Chò chai (Anogeissus acuminata), Chò đen

(Parashorea stellata), Chò chỉ (Parashorea chinensis)...

+ Luồng thực vật thuộc khu hệ Bắc Việt Nam đại diện là các loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Mộc lan (Mangnoliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Na (Anonaceae), họ Re (Lauraceae), họ Giẻ (Fagaceae)... Luồng thực vật này thường phân bố nhiều ở khu vực chịu ảnh hưởng chế độ mưa ẩm nhiệt đới. Rừng thường có nhiều loài cây trên đơn vị diện tích và các loài ưu thế có tổ thành không lớn.

- Tổ thành thực vật

Đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu và định loại cho hệ thực vật. Số loài thực vật nơi đây mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận tên loài qua công tác điều tra cơ bản phục vụ cho công tác xây dựng các kế hoạch sản xuất hàng năm tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh của vùng miền núi của huyện Đồng Xuân, cụ thể như sau: Công thức tổ thành = 0,2 Trâm + 0,2 Giẻ + 0,15 Cồng + 0,12 Bứa + 0,1 Trám + 0,09 Cồng + 0,04 Sến + 0,03 Huỷnh + 0,025 Cồng + 0,02 Chang chang + 0,02 Sâng mây + 0,01 Bời lời + 0,01 Chò + 0,01 Xuân Thôn + 0,01 Xoay 0,01 + các loài khác: Mít nài, Dầu rái...

Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu lâm học của rừng tại 03 xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 và Xuân Lãnh thuộc vùng miền núi Đồng Xuân

Phân loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Mật độ bq (c/ha) Đường kính bình quân (cm) Chiều cao bình quân (m) Trữ lượng bình quân (m3/ha) Mật độ tái sinh dưới tán rừng (cây/ha) Loài cây

Rừng giàu 4.704,10 15,21 500 17,0 15,0 214,8 500 Chò, Trâm, Giẻ,

Song mây, Sến, Cồng, Trám,

Huỷnh…

Rừng trung bình 3.567,46 11,53 600 20,0 17,5 188,5 800

* Rừng trồng:

Chủ yếu là trồng thuần loài cây Keo lá tràm, các loại giống cây Keo lai giâm hom và Bạch đàn với tổng diện tích là 16.629,06 ha, bao gồm từ tuổi cấp I đến V. Trong đó: Rừng trồng đến tuổi khai thác (cấp IV, cấp V) với tổng diện tích 11.938,115 ha, với các loài cây trồng thuần cây Keo là tràm; Keo lai giâm hom; cây Bạch đàn, do suất đầu tư thấp, sau 1 năm trồng và 3 năm chăm sóc thời gian sau đó không đầu tư thêm cho công tác tỉa thưa, tỉa cành, dọn thực bì nên đến thời điểm này chất lượng cây trồng còn rất thấp, mật độ bình quân 2.000 cây/ha, trữ lượng bình quân từ 50-60 m3

/ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại vùng miền núi huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)